• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đắc Nông: Dân vất vưởng vì cây cao su?

Nguồn tin: SGGP, 11/09/2008
Ngày cập nhật: 12/9/2008

SGGP 12 Giờ ra số ngày 13-7 đăng bài, Tây Nguyên: “dân phờ phạc vì cơn lốc cao su” phản ánh việc trồng cao su khiến hàng trăm hộ dân ở các thôn Nam Tiến và cụm Ba Tầng xã Ea Pô, huyện Cư Jút (Đắc Nông) mất đất sản xuất vì bị thu hồi để trồng cao su. Trước khi thu hồi đất, tỉnh Đắc Nông đã xây dựng các khu tái định cư nhưng cuộc sống của người dân lại khó khăn hơn khi không có điện, không nước, không đất sản xuất…

Sống “ké” trên đất mình

Trong căn lều lọt thỏm giữa thung lũng cao su mới trồng, anh Bùi Văn Nhân buồn rầu tâm sự: Chính nơi này, anh từng có căn nhà ngói năm gian dài và to nhất thôn Nam Tiến. Từng sở hữu 4,3ha đất canh tác, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Năm ngoái, anh bị thu hồi 4ha để giao cho Công ty TNHH Vĩnh An trồng cao su. Hơn 3 sào điều trên chục năm tuổi còn lại cũng phải chặt nốt, để giao đất cho Công ty cao su Đồng Phú. Tổng số tiền đền bù cả đất lẫn cây là hơn 30 triệu đồng. Đất thì được đền bù như vậy, còn căn nhà 5 gian của anh bị buộc tháo dỡ, chuyển lên khu tái định cư cách đó hàng chục cây số với khoản hỗ trợ 2,5 triệu đồng.

Gọi là khu tái định cư nhưng không có điện, ngay cả đường vào vốn đã lầy lội cũng bị người ta khoan lỗ cao su hết. Ban đầu, các hộ được dùng nước miễn phí, về sau phải nộp 50.000đ/tháng, bây giờ thì lại không có nước.

Chúng tôi hỏi nhà Trưởng thôn Nam Tiến, mới hay trưởng thôn bị cách chức rồi. Cùng cảnh như Trưởng thôn Vi Văn Thắng có Thôn phó Vi Văn Cang, Trưởng ban Mặt trận Vi Văn Niêng, Chi hội phó Cựu chiến binh Vi Văn Mơ... Riêng Bí thư chi bộ Vi Văn Kiên còn bị đình chỉ sinh hoạt Đảng. Lý do giống hệt nhau: Không đi tái định cư.

Thôn phó Vi Văn Cang ngậm ngùi nói: “Nước mắt, mồ hôi của chúng tôi như đã đong đầy trên mảnh đất này, giờ nhìn nó biến thành vườn cao su mà dân không được cấp đất tái sản xuất. Tay trắng, chúng tôi lên khu tái định cư chỉ có nhìn nhau mà sống. Rồi chuyện học hành, tương lai của con trẻ sẽ ra sao, khi bố mẹ không một tấc đất gieo hạt?”. Chính vì thế mà nhân dân thôn Nam Tiến mới có 97 hộ giao đất ra đi, còn lại vẫn tuyên bố bám trụ. Tuy vậy, trong số đi đến khu tái định cư thì chỉ có khoảng 30 hộ sống vất vưởng, số còn lại phải phiêu bạt sang những cánh rừng già Đắc Nông hoặc trở về chốn cũ.

Về thôn Nam Tiến, chúng tôi được cụ Vi Văn Niên - người nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cách đây 3 năm - kể về gốc tích của thôn này. Năm 1992, Anh hùng Lực lượng vũ trang Lương Văn Biêng từ huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào khai khẩn đất hoang dọc bờ nam sông Sêrêpốk. Theo chân ông Biêng, nhiều đồng bào Mường - Thái cũng đến đây sinh cơ lập nghiệp. Họ đã khai hoang phục hóa từng mảnh đất cằn, nhặt từng viên đá cuội làm đường giao thông, tạo nên vùng sản xuất nông nghiệp rộng trên 500ha bên dòng Sêrêpốk.

Người dân càng phấn khởi, ra sức xây dựng cuộc sống. Những năm đầu còn nghèo, nhưng bà con vẫn đóng góp đầy đủ các loại thuế phí, tham gia ủng hộ các hoạt động khi có chủ trương…Vài năm gần đây, giá nông sản tăng cao, đời sống người dân đã khấm khá hơn trước. Người đi “mở cõi” - Anh hùng Lương Văn Biêng - thì đã yên nghỉ tại nghĩa địa của thôn. Cuộc sống của họ đang yên ổn thì cao su ào ào lên giá, đất nông nghiệp lên cơn sốt, người ta lùng sục khắp nơi tìm đất làm dự án.

Có hợp lòng dân?

Từ ngày thôn Nam Tiến thành lập, chính quyền địa phương không có động thái nào cho thấy người dân không được sinh sống tại đây. Thôn được lập theo quyết định của huyện, chi bộ và các đoàn thể cũng được bổ nhiệm...Người dân ở đây đặt câu hỏi: nếu thực hiện chương trình trồng mới 100.000ha cao su tại Tây Nguyên theo chỉ đạo của Chính phủ, thì tại sao doanh nghiệp được trồng mà dân thì không? Và tại sao UBND xã Ea Pô có những quyết định buộc người dân khắc phục hậu quả hành vi lấn chiếm đất rừng bằng cách tự chặt cây, dỡ nhà (việc làm này chưa bao giờ xảy ra)? Hai doanh nghiệp được giao gần 5.000ha đất, nhưng mới chỉ sử dụng được 3.000ha. Vì sao 2.000ha còn lại không để cho dân khai thác, sinh sống.

Nhìn hững người nông dân lầm lũi dựng lều ở tạm, trồng tạm cây ngắn ngày trên những vườn cao su bát ngát, rộng tới... đường chân trời của các doanh nghiệp, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Điều đáng buồn hơn, cách đó chưa lâu, nhà - đất của họ vốn ở ngay trên những vườn cao su này. Vậy mà họ lại ra đi với hai bàn tay trắng?.

Văn Ngọc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang