• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo hiểm nông nghiệp chưa hấp dẫn, vì sao?

Nguồn tin: NLD, 4/10/2004
Ngày cập nhật: 5/10/2004

Gần 80% dân số sống bằng nông nghiệp, Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Thế nhưng hiện nay, loại hình kinh doanh này hầu như đang bị “bỏ ngỏ”. Vì sao?

Lợi nhuận thấp, rủi ro cao

Groupama là DN 100% vốn nước ngoài (Pháp) duy nhất đang kinh doanh loại hình BHNN tại Việt Nam. Mặc dù vẫn thế nhưng mới đây, nhà đầu tư này đã quyết định ngừng tất cả các hoạt động khai thác mới và nộp đơn lên Bộ Tài chính đề nghị cho phép mở rộng các dịch vụ hoạt động, cả về phạm vi và nghiệp vụ, chứ không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nông nghiệp và ở khu vực ĐBSCL. Theo ông Lê Song Lai, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Bộ Tài chính, ngoài việc thay đổi chiến lược kinh doanh, lý do để Groupama đưa ra quyết định trên là do loại hình BHNN vốn có nhiều rủi ro, nhất là ở Việt Nam, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nên hiệu quả kinh doanh quá thấp, doanh thu của Groupama trong 6 tháng đầu năm 2004 chỉ vỏn vẹn có... 5 triệu đồng. Tương tự, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, sau hơn 5 năm tham gia lĩnh vực BHNN, mà chủ lực là cây lúa, cũng đã phải chịu lỗ hơn 2,5 tỉ đồng.

Mua bảo hiểm để đối phó... ngân hàng

Theo Hội Nông dân Việt Nam, nhu cầu BHNN ở nước ta là rất lớn. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 87% nông dân có nhu cầu bảo hiểm cho tài sản của mình, nhất là cây lúa. Tuy nhiên, điểm yếu của nông dân hiện nay là sự hiểu biết về BHNN còn rất hạn chế, thậm chí cả những DN làm nông nghiệp. Đơn cử, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bình Phước là đơn vị tiên phong triển khai thực hiện bảo hiểm vườn cây cao su cho hộ nông dân và các nông trường khi bị sự cố cháy hoặc gãy đổ do lốc. Lúc đầu dịch vụ này được nhiều đơn vị đón nhận và đã có gần 15 ha vườn cao su của các nông trường được bồi thường với số tiền lên đến 190 triệu đồng. Nhưng khi mủ cao su rớt giá, các đơn vị Nhà nước lần lượt rút lui. Đến thời điểm này, Bảo Việt Bình Phước chỉ còn khai thác 4 hợp đồng của các hộ tiểu điền trên diện tích 2.361 ha với tổng số tiền bảo hiểm là 50.732.000.000 đồng.

Cũng có trường hợp, do quy định của ngân hàng khi vay vốn, chủ vườn cao su và các DN kinh doanh hạt điều phải có hợp đồng tham gia mua bảo hiểm cho sản phẩm của mình. Để đối phó, các ông chủ này cũng đặt vấn đề mua bảo hiểm, nhưng thời hạn chỉ có... 3 tháng, hoặc khi đã được vay vốn, họ quay lại yêu cầu hủy hợp đồng. “Những khách hàng này mua bảo hiểm mục đích chính là để đối phó với ngân hàng, còn ý thức để bảo hiểm cho tài sản của mình hầu như không có. Chính vì thế mặc dù chúng tôi cũng đã mở rộng bảo hiểm ra các loại cây trồng như tiêu, điều... nhưng vẫn không thành công” - ông Trần Văn Sung, Giám đốc Bảo hiểm Bảo Việt Bình Phước, nói.

Nông dân chưa có thói quen mua bảo hiểm

Nông nghiệp Việt Nam còn đang phát triển ở trình độ thấp, canh tác, chăn nuôi phần lớn theo mô hình hộ gia đình với đặc điểm nhỏ, manh mún và phân tán, nên năng suất thấp, khiến nhiều hộ nông dân ngại tham gia mua bảo hiểm mặc dù phí rất thấp. Ngược lại, do phải thường xuyên đối diện với dịch bệnh thiên tai, nên rủi ro lớn, khiến nhiều DN kinh doanh bảo hiểm ngại tham gia vào lĩnh vực ít lợi nhuận này. Do đó nhiều ý kiến cho rằng, BHNN không thể phát triển được bằng con đường kinh doanh độc lập, mà cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Cụ thể là cho tính phí mua bảo hiểm vào giá thành sản xuất để khuyến khích các DN lĩnh vực nông nghiệp tham gia mua bảo hiểm cho tài sản của mình. Đồng thời thành lập quỹ bảo hiểm quốc gia có sự đóng góp từ nhiều nguồn, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo để hỗ trợ nông dân, những người thường gánh chịu rủi ro trong sản xuất do thiên tai, dịch bệnh.

Lê Cường

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang