• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để giảm tổn thất lúa gạo sau thu hoạch?

Nguồn tin: SGGP, 10/09/2008
Ngày cập nhật: 12/9/2008

Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích canh tác khoảng 4 triệu hécta cho sản lượng lúa trên 20 triệu tấn, tức đạt năng suất 5 tấn/ha, đứng đầu khu vực Đông Nam Á về năng suất và thứ 2 về xuất khẩu sau Thái Lan, nhưng tổn thất sau thu hoạch lại rất lớn. Vụ đông-xuân ước tính từ 3%-5% nhưng vụ hè-thu lên tới 10%-15% và vụ 3 còn cao hơn nữa.

Vì sao tổn thất sau thu hoạch ở vụ lúa đông-xuân thấp mà ở vụ lúa hè-thu và vụ 3 lại cao? Lý do là khi thu hoạch vụ lúa đông-xuân thời tiết khô nắng, độ ẩm thấp, thường không phải phơi sấy, còn khi thu hoạch lúa hè-thu và lúa vụ 3, thời tiết hay có mưa, độ ẩm không khí cao, chẳng những lúa bị rơi rụng lúc cắt gặt mà còn bị hao hụt khi phải sấy rất lớn, có khi gấp 2 gấp 3 lần trong khi cắt gặt. Nếu tính cả tổn thất lúa gạo trong quá trình vận chuyển, chế biến và bảo quản thì sẽ còn lớn hơn bởi hạ tầng cơ sở ở ĐBSCL còn kém và lạc hậu, kho bãi rất sơ sài.

Kho chứa lúa được xây dựng rất ít, chỉ có các vựa thu mua lúa lớn, hoặc các nhà máy xay xát mới có kho, nhưng các kho này cũng chỉ là nhà tường, lợp tôn thường không có hệ thống quạt thông thoáng cùng hệ thống máy điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ không khí trong kho. Bởi thế, lúa gạo để lâu trong kho là bị ẩm mốc, mối mọt và bị xuống cấp rất nhanh.

Cả vùng châu thổ rộng lớn và nổi tiếng về sản xuất lúa gạo của nước ta cho đến tận hôm nay vẫn chưa có một si lô (kho chứa và bảo quản) lúa gạo hiện đại nào được xây dựng, thậm chí cả trong quy hoạch phát triển ĐBSCL trong thời gian tới cũng không thấy nhắc đến. Việc chậm trễ quy hoạch và xây dựng hệ thống si lô lúa gạo ở ĐBSCL chẳng những gây ra tổn thất lớn cho chất lượng lúa gạo sau thu hoạch mà còn khiến chúng ta bị động và thua thiệt trên thị trường gạo thế giới vì không thể chờ giá cao để bán, nhiều khi phải bán đổ bán tháo là thế.

Các nhà máy xay xát lúa gạo cũng cần được quy hoạch xây dựng theo từng vùng sản xuất để bớt công vận chuyển và phải đủ năng lực xay xát hết sản lượng lúa của vùng. Điều đặc biệt là phải được trang bị các thiết bị gia công lúa gạo hiện đại phù hợp với các loại giống lúa chủ lực trong vùng, và phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh hệ thống máy móc để cho ra sản phẩm gạo tốt nhất, nếu không, mọi thành quả của cả một vụ lúa sẽ bị tổn thất nặng nề chỉ vì sơ sẩy ở khâu gia công chế biến này.

Có thể nói tổn thất sau thu hoạch lúa gạo không phải chỉ 5%-10% ở các khâu cắt gặt và ra hạt mà còn ở cả suốt một quá trình vận chuyển, kho chứa, phơi sấy và xay xát nữa, tổn thất ở các khâu này có khi cao gấp nhiều lần tổn thất ở khâu thu hoạch và ra hạt.

Để giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL cần làm ngay mấy việc sau:

Một là, trang bị công cụ và máy móc cho khâu thu hoạch lúa, các công cụ gặt hái phải được cải tiến và được chế tạo bằng thép tốt để dễ dàng trong việc cắt gặt lúa. Thực tế cho thấy nếu công cụ này không tốt thì độ rơi rụng hạt lúa sẽ rất lớn. Nơi nào có điều kiện trang bị máy thu hoạch lúa thì cần lưu ý chỉ mua những máy đã được khảo nghiệm và công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền, bởi nếu không càng dùng máy càng tổn thất nhiều hơn.

Hai là, cần phải đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng hệ thống kho bãi và phương tiện vận chuyển lúa gạo hiện đại ở ĐBSCL. Ba là, cần quy hoạch xây dựng và hiện đại hóa hệ thống các nhà máy sấy lúa, xay xát, chế biến lúa gạo. Bốn là, cần tuyển chọn và đưa vào sản xuất các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao lại có độ rơi rụng hạt thấp. Năm là, cần tuyên truyền cho nông dân tầm quan trọng của việc giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo và tập huấn cho họ cách thức, phương pháp để giảm tổn thất lúa gạo trong sản xuất.

Tôi cho rằng nếu làm được những việc trên thì hàng năm nước ta chẳng những dôi ra vài triệu tấn gạo mà việc buôn bán lúa gạo cũng chủ động hơn, thuận lợi hơn.

Kỹ sư TRẦN QUỐC KHẢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang