• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Dù được khuyến cáo, nhưng nông dân Đức Linh vẫn cứ chặt điều trồng cao su

Nguồn tin: Bình Thuận, 10/09/2008
Ngày cập nhật: 11/9/2008

Thời gian qua, nông dân huyện Đức Linh đã lần lượt chặt phá các vườn điều để thay thế bằng những vườn cây cao su bạt ngàn. Dự báo trong thời gian tới, tình hình này sẽ còn diễn ra nhiều hơn khi điều liên tục mất mùa…

Nhiều vườn điều đã biến thành củi...

Qua tìm hiểu, sở dĩ dân Đức Linh liên tục chặt điều để trồng cao su chủ yếu vì điều liên tục mất mùa trong thời gian qua, trong khi đó giá cao su lại không ngừng tăng cao. Nhiều hộ có vườn cao su đã trồng từ trước nay trúng lớn nhờ giá cao su tăng mạnh. Theo nhiều nông dân, trước đây có những vườn điều cho năng suất từ 1,5-2 tấn/ha, nhưng 3 năm trở lại đây năng suất điều đã giảm hơn 50%, bên cạnh đó giá thu mua điều nguyên liệu cũng giảm mạnh khiến nhiều nông dân chán nản. Chị Nguyễn Thị Thu (Trà Tân) chỉ tay vào vườn điều hơn 10 tuổi sắp được thay bằng cây cao su ngán ngẩm cho biết, trước đây vườn điều nhà chị lúc cao điểm cũng thu hoạch được vài chục triệu đồng, nhưng nay điều vừa mất mùa vừa giảm giá, nên thu hoạch chỉ còn từ 7-10 triệu đồng/ha. Trong khi đó những hộ lân cận nhà chị đều đã chuyển sang trồng cao su từ vài năm nay, những năm đầu có thể trồng cao su xen canh với các cây hoa màu như bắp, mỳ, đậu… để lấy ngắn nuôi dài. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Luyến- Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Trong phương án quy hoạch, từ đây đến năm 2010 toàn huyện phải đạt 8.500 ha cây cao su, tuy nhiên do tốc độ phát triển cây cao su quá nhanh nên chỉ mới đến thời điểm này, Đức Linh đã đạt 8.300 ha. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo bà con không nên chặt điều để trồng cao su trong những vùng không thuộc diện quy hoạch, nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch, hoặc chỉ chặt những vườn điều già cỗi, không thâm canh được.

Lãnh đạo xã Tân Hà - một trong những xã có diện tích cây điều bị chặt khá nhiều cho biết: Từ đầu năm đến nay cả xã đã chặt khoảng 120 ha điều để trồng cao su, vườn điều bị chặt chủ yếu tập trung ở vùng phía đông xã, vì vùng này đất đai tương đối xấu, đất cát không phù hợp với cây điều cộng với ảnh hưởng của thời tiết, các đợt sương muối kéo dài khiến điều bị mất mùa liên tục trong những năm qua, bà con nông dân không thu đủ tiền công chăm sóc, bón phân, gây nên “làn sóng” chặt phá điều để trồng cây cao su. Dù vậy, nhưng trong các cuộc họp đoàn thể tại địa phương, lãnh đạo xã luôn khuyến cáo và động viên bà con không nên chuyển đổi một cách ồ ạt như vậy. Vì không phải ai cũng có điều kiện để trồng cây cao su thật hiệu quả, đồng thời không loại trừ trường hợp cao su sẽ giảm giá khi nguồn nguyên liệu dư thừa quá nhiều. Cách đây vài tháng giá mủ bèo từ 22.000đ/ký, mủ nước 12.000đ/ký, giá bán cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên hiện nay giá cao su đã bắt đầu giảm giá khoảng 1/3 so với giá bán từ đầu tháng 8 trở về trước. Dọc con đường đất đỏ dẫn vào thôn 3 xã Tân Hà, hầu hết các hộ nông dân đều đã chặt điều để trồng cao su, những đống gỗ điều vừa hạ xuống vẫn còn chất ngổn ngang ven đường. Hộ anh Lê Viết Xuân (thôn 3, Tân Hà) đã trồng gần 2 ha cao su trên đất điều trước đây. Dù đã được 3 năm tuổi, nhưng vườn cao su nhà anh vẫn không phát triển bằng những vườn cao su của hàng xóm do vợ chồng anh thiếu vốn đầu tư. Biết vậy nhưng sắp tới anh vẫn chặt 1,5 ha điều còn lại để tiếp tục trồng cây su, đơn giản chỉ vì: “Xung quanh ai cũng chặt điều trồng cao su gần hết. Người ta sao mình vậy, nếu sau này cao su rớt giá, ít ra 7 năm sau mình cũng còn có… gốc cao su bán làm gỗ” .

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một điều không thể thiếu trong nông nghiệp, nếu cây trồng từ trước không đạt hiệu quả. Tuy nhiên việc chuyển đổi một cách ồ ạt như việc chặt điều để trồng cao su hàng loạt là điều rất đáng lo ngại. Bởi không phải vùng đất nào cũng có thỗ nhưỡng phù hợp để trồng cao su đạt hiệu quả nhất. Ngoài ra còn phải phụ thuộc vào cách chăm sóc và khả năng tài chính của từng hộ trồng cao su, vì cây cao su đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, và phải trồng từ 5-7 năm mới có thể thu hoạch được. Trong thời gian đó chắc chắn thị trường sẽ có những diễn biến khác nhau về giá cả, nhất là khi diện tích trồng cao su và nguyên liệu quá dồi dào.

Hồng Trinh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang