• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa trúng mùa, nhưng ế ẩm...

Nguồn tin: LĐ, 08/09/2008
Ngày cập nhật: 8/9/2008

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào vụ thu hoạch rộ trà lúa hè thu, vụ mùa năm nay theo đánh giá của các địa phương trúng mùa, năng suất trung bình 4,5 tấn/ha.

Tuy nhiên, tại một số nơi, dù lúa đầy ngoài đồng nhưng trong lòng nông dân chẳng được vui vì giá xuống thấp, thậm chí có nơi chẳng thấy người đến mua. Tình cảnh này đẩy nhiều nông dân không có tiền trả nợ phân bón, thuốc trừ sâu, đầu tư cho vụ liền kề...

Lúa đầy nhà, thiếu người mua

Khi vụ đông xuân 2007 - 2008 kết thúc, giá lúa ở Long An được mua khá cao, từ 5.500đ - 6.000đ/kg, nông dân có lời khoảng 10 - 15 triệu đồng/ha. Vụ hè thu 2008, bà con ồ ạt phá tràm, bỏ đay chuyển sang trồng lúa, diện tích lúa hè thu tăng hơn gấp rưởi so với năm trước. Thế nhưng, khi vụ hè thu bắt đầu thu họach, giá lúa giảm còn 4.800 - 5.200đ/kg, nơi nào thu hoạch vụ hè thu sớm, nông dân nơi ấy đã may mắn vì với giá lúa này họ vẫn còn lời 5 - 10 triệu đồng/ha. Vụ hè thu khi thu hoạch rộ, giá lúa giảm còn 3.800 - 4.200đ/kg, nông dân hầu như không còn lãi, thậm chí lỗ.

Theo báo cáo của Sở NNPTNT hai tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, hiện đang tồn đọng trên 1 triệu tấn lúa hè thu trong dân. Còn ở "vựa lúa" An Giang, theo Sở Công Thương, tháng 8 các đơn vị kinh doanh lương thực trong tỉnh mới thu mua được khoảng 30% lượng lúa trong dân.

Điều đáng ngại là ĐBSCL đang lại tiếp tục bước vào vụ thu hoạch lúa vụ 3 (thu đông). Trong bối cảnh mà thị trường tiêu thụ lúa đã quá khó khăn với lượng lúa hè thu thì sự xuất hiện của lúa vụ 3 càng khiến cho tình hình thêm phức tạp.

Trưởng phòng Công Thương huyện Vĩnh Hưng - ông Nguyễn Quốc Khánh - cho biết, gần 30 ngàn ha lúa hè thu trong huyện đạt năng suất trung bình gần 5 tấn/ha. Thương lái mua lúa rất thưa thớt, Cty Lương thực tỉnh triển khai rất thưa chương trình thu mua lúa gạo theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Bà con nào "cầm cự" được thì giữ lúa chờ giá, những hộ quá khó khăn buộc phải bán thì bị ép giá thấp, từ hòa vốn đến lỗ.

Ông Sơn Minh Hoàng, ấp Cần Đước, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thu hoạch 8 công lúa đã mấy ngày nay nhưng chưa có người mua. Ngày 6.9 ông đành bán cho thương lái với giá 3.800 đồng/kg vì chủ nợ vật tư hối thúc phải trả khoản nợ 10 triệu đồng. Ông ngậm ngùi: "Với giá này, tôi chỉ lời chừng 2 triệu đồng cho 3 tháng trời vất vả".

Mua hết lúa tồn đọng, không dễ

Theo Sở NN&PTNT Bạc Liêu, do gần đây, nông dân xuống giống đồng loạt để né rầy. Chính vì vậy người dân cũng thu hoạch đồng loạt, trong bối cảnh giá gạo XK của VN không tăng làm cho thương lái không mặn mà mua lúa dự trữ. UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo cho các ngành chức năng phải mua lúa tồn đọng trong dân, tuy nhiên hiện Cty Vật tư lương thực tỉnh chỉ có 5 kho dự trữ tất cả đã đầy nên cũng không có khả năng mua với số lượng nhiều.

Tại Sóc Trăng, theo Sở NN&PTNT tỉnh, với giá gạo XK như hiện nay, các DN không thể nào mua hết lúa tồn đọng trong nông dân. Nguyên nhân được Sở NN&PTNT Sóc Trăng đưa ra do hiện tại tỉnh này không đủ nhà kho để mua lúa cho nông dân. UBND tỉnh Sóc Trăng khuyến khích người dân trữ lúa tại nhà, đồng thời đề nghị các ngân hàng (NH) chậm thu hồi nợ đối với món vay sản xuất nông nghiệp.

Bí thư Huyện uỷ huyện Thạnh Hóa (Long An), ông Đỗ Văn Dũng rất bức xúc trước khó khăn nông dân trong huyện đang gánh chịu. Huyện uỷ và UBND huyện đã làm việc với NH cho bà con dãn nợ để giữ lúa chờ giá. Thế nhưng, theo ông Dũng, người dân và lãnh đạo huyện đều rất lo vì lãi suất NH cao, còn giá lúa sẽ diễn biến ra sao thì không ai có thể nói trước.

Tính đến hết tháng 8, toàn tỉnh Long An đã thu hoạch được hơn 80% trên tổng số gần 202 ngàn ha gieo sạ. Ước tính sản lượng lúa hè thu ở Long An đạt hơn 800 ngàn tấn. Trừ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ cũng còn gần nửa triệu tấn lúa hàng hóa. Trong khi chương trình thu mua trong tháng 8 của Cty Lương thực Long An chỉ khoảng 40 ngàn tấn gạo. Lực lượng "hàng xáo" (thương lái lúa) cũng rất dè dặt trong thu mua lúa, gạo tạm trữ do không tin chắc giá gạo sẽ được cải thiện trong thời gian gần.

Nếu không có những chuyển biến tích cực về tốc độ và giá thu mua lúa, gạo, người nông dân ĐBSCL sẽ còn tiếp tục vất vả.

Vẫn có đầu ra, nếu...

Vừa trở về sau chuyến công tác ở Philippines, GS.TS Võ Tòng Xuân, cố vấn BGH Trường ĐH An Giang cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này vừa mới công bố, từ nay đến cuối năm, Philippines sản xuất đủ gạo, không cần phải NK thêm. Tình hình này cũng diễn ra tương tự ở Indonesia, Malaysia... do họ đã tập trung sản xuất đủ lượng lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nghĩa là nhu cầu gạo lương thực đang có dấu hiệu hẹp lại, điều này cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ lúa sẽ khó khăn hơn. Vì vậy không chỉ có Việt Nam mà ngay cả Thái Lan cũng đang gặp khó với việc tiêu thụ lúa.

Tuy nhiên, theo GS Xuân, khó, nhưng vẫn có đầu ra lớn, thậm chí là rất lớn, nếu ngay bây giờ chúng ta dồn sức cho cuộc mua bán lớn... "Theo chỗ tôi biết, hiện nhiều quốc gia ở Châu Phi và Bắc Triều Tiên đang rất thiếu gạo lương thực. Chương trình lương thực thế giới (WFP) mới công bố là họ cần có khoảng 1 tỉ USD để mua gạo cứu đói cho Bắc Triều Tiên".

GS Xuân nhấn mạnh: "Nếu chúng ta linh động, sáng tạo "ráp mối" với họ sẽ rất có thể tìm được hợp đồng tiêu thụ gạo với số lượng lớn". Vấn đề cốt lõi nhất lúc này theo tôi là phải đặt lợi ích quốc gia lên trên đầu cuộc đàm phán đầy ý nghĩa này thì mọi việc sẽ trôi chảy".

Sáng ngày 5.9.2008, GS Xuân đã tiếp xúc TS Andrew Speedy, Đại diện Tổ chức Nông lương (FAO) tại Hà Nội để trình bày cái nghịch lý nhiều nơi đang thiếu gạo cần cứu đói trong khi ĐBSCL đang dư thừa gần 1 triệu tấn gạo. Qua buổi trao đổi, TS Speedy cam kết sẽ báo về Tổ chức WFP để sớm có quyết định mua gạo của Việt Nam cứu đói cho các quốc gia Châu Phi và Bắc Triều tiên. (Lục Tùng)

Nhật Hồ - Phấn Đấu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang