• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ươm cây giống: Nghề mới ở An Lương (Quảng Nam)

Nguồn tin: Quảng Nam, 05/09/2008
Ngày cập nhật: 6/9/2008

Từ bao đời này, ngoài nghề sông nước, người dân thôn An Lương (xã Duy Hải, Duy Xuyên) vẫn làm thêm nghề nông. Nằm sát biển, đất đai ở đây thì nhiều nhưng toàn là cát, bạc màu. Đã vậy, hệ thống thủy lợi lại gần như không có, nên bà con chủ yếu làm ăn, canh tác trên những bãi đất trũng quanh vườn hay gần các ao đầm. Ngoài hai loại cây chủ lực là mè và đậu phụng, những năm tiết trời thuận lợi, bà con còn trồng lúa gieo. Năng suất các loại cây trồng này đều rất thấp, thành ra mãi vẫn chưa có ai giàu lên nhờ đất.

Nhưng hơn hai năm trở lại đây, mè, đậu phụng và lúa gieo không còn là những loại cây trồng "độc quyền" ở vùng đất bạc màu này nữa. Ông Đỗ Văn Bình, một lão ngư "đã nghỉ hưu nghề biển" từ 7 năm nay, kể: Trong một lần lên Duy Trinh thăm người quen, ông thấy người ta đua nhau trồng rừng nhưng không mua đủ cây giống. Được gợi ý, ông về quê chọn một vạt đất ẩm sau nhà ươm bạch đàn. Đến mùa trồng rừng, ông chở một xe bò lên Duy Trinh bán thử, mọi chuyện xuôi chèo mát mái, thế là chuyển hẳn sang nghề ươm cây giống. Tất nhiên, không chỉ có bạch đàn mà còn có cả dương liễu và loại cây "thời thượng" là keo lá tràm. Ông bảo: "Một năm biển động 3-4 tháng, dân sông nước tụi tôi chỉ ăn không ngồi rồi. Bây giờ có thêm nghề ươm, bỏ mối cây giống nên nhiều người có việc để lại, lại có thêm đồng ra đồng vào, quý lắm".

Ngoài ông Bình, ở An Lương bây giờ có gần 20 hộ khác chuyển sang nghề ươm cây giống. Có hộ ươm 300-500m2 đất; có người ươm một lúc đến 2-3 sào. Cây giống ươm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, vì không chỉ có các xã vùng tây Duy Xuyên mà ở nhiều địa phương có đất rừng khác, phong trào trồng rừng đang phát triển rất mạnh. Thêm nữa, bây giờ mùa trồng rừng kéo dài hơn trước, diễn ra suốt từ cuối mùa hè cho đến giữa mùa xuân, nên người làm nghề ươm cây giống cũng có việc làm gần như quanh năm. Chị Nguyễn Thị Phượng, người có 1,5 sào tràm giống, cho biết thu nhập từ nghề này tương đối khá. Không kể công chăm sóc, chi phí cho một sào cây giống, gồm phân bón, hạt giống, thuốc trừ sâu, nước tưới... hết khoảng 8 triệu đồng. Với năng suất bình quân 40 nghìn cây giống/sào và với giá bán ổn định 300 đồng/cây như hiện nay, sau 3 tháng gieo ươm, mỗi sào cây giống thu được 12 triệu đồng. Vào mùa trồng rừng cao điểm, giá cây giống tăng lên 320-350 đồng/cây thì thu nhập cao hơn chút ít. "Mỗi sào kiếm được 4-4,5 triệu đồng, tính ra nhiều gấp 4 lần so với trồng mè hoặc lúa gieo" - chị Phượng nói.

Ươm cây giống đã và đang trở thành một nghề thực sự ở vùng quê biển An Lương. Thu nhập hằng ngày của nhiều hộ dân ở đây đã trở nên khá hơn. Tuy nhiên, bên cạnh niềm phấn khởi, nhiều người cũng tỏ ra tiếc rẻ. Giá như có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, họ không phải dùng giếng bơm như bây giờ thì chắc thu nhập có thể sẽ còn cao hơn. Và, đến một lúc nào đó, nếu các vùng rừng đều đã được phủ kín màu xanh thì cái nghề mà họ vừa làm quen liệu sẽ đi về đâu. Khi đó, họ sẽ được hướng dẫn, giúp đỡ để tìm được một nghề khác phù hợp, cho thu nhập ổn định hay lại phải quay về với việc trồng mè, trồng đậu và lúa gieo đầy bấp bênh?...

BẢO ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang