• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Săn... cào cào

Nguồn tin: NLĐ, 30/09/2004
Ngày cập nhật: 2/10/2004

Trời ngả về chiều nhưng trên những cánh đồng trồng lúa và trồng cỏ trải dài mênh mông, bát ngát ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi vẫn còn những nhóm người đang tất bật cầm vợt khua khua dọc theo mép ruộng.

Từng người, từng người tỏa ra tung vợt lên rồi sau ít phút tụm vợt lại trút những con cào cào vừa “sa bẫy” vào trong chiếc đụt, một loại giỏ kín miệng làm bằng tre, trúc. Đưa tay lau vội những giọt mồ hôi ướt đầm trên gương mặt, người đàn ông trạc tứ tuần quay về hướng con đường trải nhựa xa xa, nơi người phụ nữ đang ngồi chờ cạnh một chiếc xe gắn máy, cất tiếng gọi lớn: “Trúng mánh rồi, tụi mình nghỉ sớm một bữa đi...”.

Từ cào cào cho chim ăn đến cào cào đặc sản

Quay lại thấy tôi, anh Đặng Văn Kình (tên người đàn ông) cười, nói hiếm bữa nào “tóm” được cào cào nhiều như bữa nay. Anh nhẩm tính, ngót nghét trong đụt cũng chứa gần 2.000 con, vượt xa chỉ tiêu mà vợ chồng anh đề ra mỗi ngày.

Vợ chồng anh Kình nhà ở ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, nơi có một xóm khoảng chừng 50 hộ chuyên làm nghề “săn” cào cào “độc nhất vô nhị” ở TP. Mỗi ngày, cứ khoảng 2 giờ chiều, cùng với “đội quân” săn cào cào của cả xóm, vợ chồng anh lại “hành quân” mang theo cây vợt lớn được làm bằng vải dù và một cái đụt cột trên chiếc xe Honda 67 cũ kỹ lang thang khắp các cánh đồng, ruộng lúa từ miệt Củ Chi lên đến Tây Ninh, từ Tân Túc, Bình Chánh rồi về Đức Hòa, Bến Lức, Long An, có bữa lại vòng qua Bình Dương, Đồng Nai. Bất kỳ nơi nào có nhiều cào cào thì họ đều có mặt. Bình quân cả đi và về, mỗi ngày “đội quân” săn cào cào này phải chạy xe 70 - 80 đến hàng trăm cây số. Nhưng để có “đất” làm ăn, trước khi đi, lực lượng này bao giờ cũng “hội ý” để phân chia địa bàn rõ ràng.

Do cào cào là loài hại lúa nên đội quân săn cào cào đến nơi nào cũng được các chủ ruộng chào đón, thậm chí còn mời nước uống. Anh Kình bảo, săn cào cào phải theo mùa, phải biết chọn khu vực mà đi thì mới hiệu quả. Đầu mùa mưa, người ta xuống mạ thì miệt Củ Chi, Tây Ninh là nơi cào cào tập trung nhiều nhất. Vào mùa nắng phải chạy lên Bến Lức, Long An vì nơi đây có nhiều đồng cỏ cao, xanh tốt quanh năm, cào cào đổ về tránh nắng... Cào cào xuất hiện nhiều nhất từ 3 đến khoảng 6 giờ chiều. Cứ thế, người làm nghề này tay vợt vung lên, hạ xuống bao giờ đủ chỉ tiêu thì về. Chị Nguyễn Thị Phượng, vợ anh Kình, nói nghề săn cào cào coi vậy mà không đơn giản vì mỗi khi vung vợt lên phải đúng điệu hẳn hoi. Nếu không, cào cào chẳng những không vào vợt mà lại bay tỏa đi hết. Hồi mới vào nghề, chị phải bỏ hơn 3 tháng để học cách “múa” vợt thế nào cho uyển chuyển.

Gia đình anh Kình đã ba đời sống bằng nghề bắt cào cào. Từ thời ông nội truyền cho mẹ anh rồi bây giờ đến anh. Lúc trước, sau khi “thu hoạch” cào cào, mẹ anh lại đón xe lam chở ra đường Hàm Nghi, ngã sáu Sài Gòn, hay khu vực Chợ Lớn để bán. Nhưng từ khi mẹ mất, anh và các hộ trong xóm chỉ bán lại cho thương lái. Tờ mờ sáng, cả nhà ngồi phân cào cào bỏ vào bịch ni lông nhỏ, cứ một bịch nhỏ bán cho chim ăn được mối lái mua tại xóm giá 800 đồng. Riêng cào cào lớn dạng châu chấu, vồ vồ thì không nhiều, được chọn ra bán cho các nhà hàng làm đặc sản cào cào chiên khá hút khách. Món này ăn béo và bùi như trứng. Bình quân có ngày bán được cả ngàn bịch, thu nhập của vợ chồng anh dao động từ 50.000 đến 100.000 đồng/ngày.

Nghề không sợ thất nghiệp

Những cư dân ở xóm cào cào khẳng định với tôi rằng, nghề này coi lạ vậy chứ xuất hiện gần 70 năm nay rồi, nghề săn cào cào đã nuôi sống bao thế hệ khôn lớn, trưởng thành. Anh Kình bảo, trong khi làm lúa, trồng rau còn có lúc nông nhàn phải đi kiếm việc, giá cả nông sản bấp bênh thì nghề này không bao giờ sợ thất nghiệp vì số người nuôi chim cảnh ngày càng nhiều, giờ còn phát sinh thêm món cào cào đặc sản. Nhờ công việc này mà các con của anh đều được học hành đến nơi đến chốn. Nhiều hộ từ săn cào cào rồi kiêm luôn thu gom cào cào tại chỗ bán lại cho các vựa như hộ ông Hà Văn Hữu, Tám Thành mà giờ đã cất được nhà lầu 3, 4 tầng, đầy đủ tiện nghi, được người trong xóm gọi vui là triệu phú... cào cào. Chỉ có một lần duy nhất, xóm cào cào phải lao đao, đó là đợt cúm gia cầm vào cuối năm 2003. Lần đó, cứ ngỡ xóm cào cào phải “giải tán”. “Giờ thì sóng gió qua rồi!” - anh Kình nói.

Nói vậy, nhưng những cư dân xóm cào cào không khỏi lo âu vì đất đai ngày càng đô thị hóa, đồng lúa khan hiếm dần, nếu phải đi xa hàng trăm cây số để săn cào cào thì trừ chi phí không còn lại bao nhiêu mà sức khỏe cũng không cho phép. Mong muốn của đội quân săn cào cào là có được sự quan tâm trợ vốn của chính quyền địa phương để họ có thể đầu tư thêm cho một nghề tay trái, phụ thêm khi nhàn rỗi vào buổi sáng. Ông Hà Văn Chẻn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thới Thượng, nói do đặc thù công việc này khá lạ và tách biệt nên hội không thể hỗ trợ được về nghề nghiệp nhưng xã cũng đã tính đến việc thành lập chi hội nghề nghiệp và trợ vốn cho họ làm ăn thêm.

Nghề của... lứa đôi

Anh Trịnh Văn Khanh - theo nghề săn cào cào này hơn chục năm, nói vui rằng nghề săn cào cào là nghề của lứa đôi.

“Có khi tụi tôi lội bộ theo đường ruộng, phải băng qua 5, 6 con rạch, bưng, đìa nên nhiệm vụ của các bà là... giữ xe, giữ đồ và tiếp tế “nhiên liệu” khi cần thiết... Vả lại, đường xa vạn dặm như vậy cũng cần có người đi theo để mà đỡ mỏi gối chồn chân chứ...” - anh Khanh giải thích.

Dân bắt cào cào có những câu ca dao riêng dành cho nghề mình. Vợ chồng anh Khanh lúc trước quen và yêu nhau cũng từ những đêm trăng đi bắt cào cào trở về. Đêm đêm, sau khi đụt đã đầy cào cào, chàng thanh niên tên Khanh lại đạp xe đi theo cô thôn nữ nổi tiếng bắt cào cào cùng xóm. Cô gái biết vậy, trêu: “Tình anh như con cào cào. Vợt giăng khó giữ, khi vào khi ra”. Không hề lúng túng, người thanh niên đáp ngay: “Cào cào ơi hỡi cào cào. Sao em bay mãi không vào lưới anh?”. Vậy là quen nhau rồi thành vợ thành chồng. Những gia đình khác cũng có câu chuyện tình mở đầu tương tự. Nhờ đó mà xóm cào cào ngày càng phát triển, từ vài hộ làm nghề trở thành cả xóm như hiện nay. “Tuần tới, tui lại đi đám cưới của một cặp quen và yêu nhau ba năm nay cũng là con em trong xóm. Vậy là lại có thêm một gia đình “cào cào” mới”, anh cười, kể.

NGUYỄN BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang