• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vùng đất cát 3 xã Hòa Hiệp (huyện Đông Hòa): Khó khăn chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nguồn tin: Phú Yên, 25/08/2008
Ngày cập nhật: 26/8/2008

Hòa Hiệp (gồm 3 xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam - huyện Đông Hòa) có một dải cát ven biển khá lớn. Việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp, hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất cát đang là bài toán khó đối với nông dân, ngay cả ngành chức năng cũng lúng túng khi xác định cây trồng chiến lược trên vùng đất này.

Nông dân xã Hòa Hiệp Trung (Đông Hòa) sản xuất rau, màu trên vùng đất cát - Ảnh: Q.ĐẠT

SẢN XUẤT BẤP BÊNH

Khoảng 15 năm trước, nhiều người gọi Hòa Hiệp là xứ “dưa leo, sắn nước”. Cái tên này gắn với những loại nông sản đặc trưng của vùng đất cát. Sau khi Hòa Hiệp hình thành rừng dương phòng hộ vào đầu thập niên 1980, dải cát ven biển chạy dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam trở thành vựa sản xuất rau màu lớn của tỉnh, rộng hàng trăm hecta. Sản phẩm rau màu của Hòa Hiệp như dưa leo, ớt sừng trâu, khổ qua, rau đậu các loại… có mặt từ TP Tuy Hòa đến những huyện miền núi như Sông Hinh, Sơn Hòa, vươn đến Tây Nguyên và Khánh Hòa. So với những chân đất khác, chi phí làm ra một sản phẩm nông nghiệp ở Hòa Hiệp cao hơn nhiều. Độ ẩm ở đất cát thấp, chi phí bơm tưới bao giờ cũng cao gấp 2-3 lần so với đất thịt hay đất bãi bồi ven sông, nhưng không vì thế mà nông sản Hòa Hiệp kém tính cạnh trạnh trên thị trường. Lúc bấy giờ ở Hòa Hiệp, ngoài làm ruộng, nhiều gia đình sản xuất từ 5 sào đến vài mẫu. Bà con làm quanh năm, mùa nào thức ấy. Bình quân một sào đất cát trồng hoa màu cho thu nhập gấp 2 đến 3 lần làm lúa. Con cái ăn học, lễ tết, sắm sửa trong nhà cũng nhờ vào cây rau quả bí.

Tuy nhiên, những năm gần đây, sản xuất nông sản trên đất cát Hòa Hiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều bà con khó làm ra cây rau, quả dưa để mang ra chợ, vì không bù đắp được chi phí bơm tưới. Thêm vào đó, chi phí vật tư nông nghiệp quá cao, trong khi đầu ra của nông sản bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả không là bao. Ông Trần Văn Lang, một trong những người còn trồng nhiều hoa màu ở xã Hòa Hiệp Bắc, nhẩm tính: “Mùa này, làm một sào dưa leo, một tháng phải mất ít nhất 150 đến 200kwh điện để tưới. Nếu tưới dưới 5 lần/ngày (một lần vào buổi sáng, ba lần vào buổi trưa, một lần vào buổi chiều) thì cây không sống được. Chi phí phân thuốc cao gấp hai, trồng một sào dưa nếu tính cả tiền điện, phân thuốc thì mất khoảng một triệu đồng. Trong khi đó, giá dưa leo vẫn ở mức 1.500-2.000 đồng/kg. Nếu không có sâu bệnh thì tiền bán dưa cũng chỉ đủ chi phí. Nếu trời không thương thì xem như mất công lẫn vốn”.

Trong khi đó, cây điều, loại cây trồng được xem là thế mạnh trên vùng đất cát, thì nhiều năm qua vẫn không thể phát triển được trên vùng cát Hòa Hiệp. Bằng chứng là những vườn điều đã hình thành từ thời bao cấp ở các xã Hòa Hiệp vẫn đứng đó mà không hề tạo ra hiệu quả kinh tế. Các địa phương cũng chưa biết nên lựa chọn phương án nào để xử lý chúng. Điều được trồng xen lẫn trong các vườn cây tạp, giống không phù hợp lại không được đầu tư chăm sóc đúng quy trình nên một mùa được, năm ba mùa mất.

Lâu nay, người dân Hòa Hiệp sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm từ thực tế. Ít người được tiếp cận với các lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp trên đất cát. Những giống cây trồng mới hay kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cũng chủ yếu do người dân tự mày mò tìm hiểu. Những hộ dân còn gắn bó với cây rau màu trên đất cát vẫn đang loay hoay chưa biết đối phó thế nào với bệnh lũng trái trên cây ớt hay nấm vàng lá trên cây dưa leo sau một vài trận gió “lục làng”...

CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG, CÁCH NÀO?

Về việc lựa chọn cây trồng nào cho vùng đất cát trong tình hình hiện nay, ông Dương Tấn Trung, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đông Hòa, nói: “Đây là vấn đề cực kỳ khó. Huyện Đông Hòa đã tính đến việc đưa một số cây ăn quả về trồng thử nghiệm trong dân nhưng người dân, không mấy quan tâm, bởi lẽ nó chưa tạo ra được giá trị hàng hóa, mà chỉ dừng lại ở mục tiêu cải tạo vườn tạp”.

Quỹ đất cát dành cho sản xuất ở 3 xã Hòa Hiệp không còn nhiều do sự gia tăng dân số và một phần diện tích lớn phục vụ các khu công nghiệp, các công trình kinh tế, dân sinh. Việc lựa chọn một loại cây trồng phù hợp trong điều kiện hiện nay thực sự là bài toán khó. Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Trung Nguyễn Văn Tiên cho biết: “Vùng đất cát còn lại của Hòa Hiệp Trung hiện nay chỉ trồng được những cây phòng hộ như phi lao, bạch đàn trong vườn hộ gia đình chứ không đủ điều kiện để sản xuất cây trồng tập trung. Vấn đề giải quyết việc làm cho những hộ sản xuất nông nghiệp cũng rất khó khăn. Trong thời gian nông nhàn, nông dân tham gia sản xuất thủ công tại các cơ sở chế biến trong Khu công nghiệp Hòa Hiệp, số khác gia công tại nhà với tiền công chỉ từ 300.000 đến 700.000 đồng/tháng. Nhiều người đã vào các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh để làm việc”.

Tiến trình công nghiệp hóa những năm gần đây đã giúp cho Hòa Hiệp thay da đổi thịt. Bộ mặt nông thôn của Hòa Hiệp đang đổi mới từng ngày. Tuy nhiên bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp trên vùng đất cát trong điều kiện mới cũng đang đòi hỏi một chiến lược dài hơi. Lựa chọn những cây trồng phù hợp, những phương thức sản xuất mới để người dân còn gắn bó với vùng đất cát Hòa Hiệp đỡ nhọc nhằn là vấn đề đang đặt ra lúc này.

LÊ BIẾT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang