• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tây Nguyên: Ca cao sẽ thay thế cho diện tích cà phê kém hiệu quả

Nguồn tin: VOV, 23/08/2008
Ngày cập nhật: 24/8/2008

Trồng ca cao sẽ cho thu hoạch không kém gì cà phê, trong khi giá ca cao lâu nay khá ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa thật mặn mà với việc trồng loại cây này

Cũng như các loại cây công nghiệp khác như cà phê, cao su, điều, tiêu… cây ca cao được người Pháp đưa vào nước ta từ những năm đầu của thế kỷ trước. Đến nay, sau những chu kỳ thăng trầm của cây cà phê thì hình ảnh và giá trị của cây ca cao đang được người nông dân Việt Nam nhớ đến.

Theo số liệu thông kê mới đây, sau 3 năm triển khai phát triển cây ca cao ở Việt Nam thì đến nay tổng diện tích ca cao cả nước đạt trên 10.238 ha, được trồng chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên. Do chủ yếu diện tích trên mới được canh tác nên sản lượng chưa nhiều, năm 2007, cả nước chỉ mới xuất khẩu được 240 tấn ca cao. Tuy nhiên chất lượng ca cao Việt Nam đã được nhiều chuyên gia ca cao trên thế giới đánh giá có hương vị thơm ngon đặc biệt. Như vậy, tiềm năng phát triển cây ca cao của Việt Nam còn nhiều…

Cây ca cao hiện được trồng trên 50 nước với sản lượng hàng năm đạt khoảng 3,7 triệu tấn, trong khi nhu cầu ca cao của thế giới luôn ở mức cao hơn cung, năm nay dự đoán thiếu hụt khoảng 5.000 tấn. Trong đó, những nước sản xuất ca cao chính của thế giới như Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Indonesia và Malaysia… chiếm trên 70% sản lượng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên sản lượng ở các quốc gia sản xuất ca cao luôn biến động theo chiều hướng giảm. Do đó nhiều lúc nhu cầu ca cao thế giới tăng mạnh đã đẩy giá ca cao có lúc đạt mức giá cao nhất trong vòng 28 năm qua là 3.300 USD/tấn. Ca cao chủ yếu được tiêu thụ tại các nước Tây Âu và Bắc Âu (chiếm khoảng 70% sản lượng ca cao thế giới). Hiện nay nhu cầu dùng ca cao đang tăng lên.

Ở trong nước, trước tình hình giá các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, hạt điều… luôn lên xuống thất thường thì giá ca cao luôn ổn định ở mức cao. Nhiều lúc, do tác động của giá giao dịch trên thế giới đã đẩy giá thu mua ca cao lên men trong nước lên trên 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, một hecta ca cao có khả năng đạt năng suất từ 2 – 3 tấn hạt khô, thì thu nhập của người trồng ca cao không thua kém gì cà phê trên cùng một đơn vị diện tích; trong khi vốn đầu tư cho cây ca cao ít hơn cây cà phê rất nhiều.

Tuy nhiên theo thống kê mới đây, hiện cả nước có trên 10.238 hecta trồng ca cao thì khu vực Tây Nguyên – nơi được coi là “miền đất hứa” của cây ca cao mới chỉ có vỏn vẹn trên dưới gần 2.000 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk (1.200 ha) và Đắk Nông (500 ha). Các tỉnh còn lại trong khu vực chỉ mới đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm, như tỉnh Gia Lai đang thực hiện dự án trồng thử nghiệm 75 ha ca cao tại 4 huyện: Mang Yang, Đức Cơ, Đăk Đoa và Chư Prông…

Lý do tại sao diện tích ca cao phát triển chậm ở Tây Nguyên thì ai cũng biết, do quỹ đất đã dành để phát triển cây cà phê trong vòng vài chục năm qua đã vượt khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới đây của Hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam thì trong tổng số hơn 500.000ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng gần 55% diện tích cà phê được trồng sau năm 1993, trong độ tuổi từ 10 đến 15 năm, ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong khi đó số diện tích cà phê còn lại khoảng 139.600ha được trồng trong giai đoạn 1988-1993 đến nay đã ở độ tuổi từ 15 đến 20 năm, đa số diện tích cà phê này do khai thác quá mức đã bắt đầu chuyển sang già cỗi. Có tới 86.400 ha cà phê được trồng trong giai đoạn trước năm 1988 đã ở độ tuổi trên 20 năm thì không còn khả năng khai thác.

Một điều đáng chú ý là những diện tích cà phê già cỗi, sau khi phá bỏ thì rất khó trồng lại diện tích cà phê mới, mà nếu có trồng được thì những diện tích cà phê này cũng chỉ phát triển còi cọc, kém hiệu quả. Đây chính là cơ hội để cây ca cao có thể từng bước thay thế những diện tích cà phê không còn hiệu quả, trong khi vẫn mang lại hiệu quả kinh tế không thua kém gì cà phê.

Một lý do khác khiến cho diện tích cây ca cao phát triển chậm ở Tây Nguyên là do bà con nông dân còn thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây ca cao. Đối với cây cà phê, do đa số những chủ vườn cà phê hiện nay trước đây vốn là công nhân của các đồn điền cà phê, các nông trường cà phê, sau khi Nhà nước có chủ trương xã hội hoá trong việc phát triển cây cà phê thì những công nhân này với những kinh nghiệm tích luỹ được đã có thể tự trồng và chăm sóc vườn cà phê của mình. Họ đồng thời còn hướng dẫn cho nhiều nông dân khác các quy trình trồng và chăm sóc vườn cà phê sao cho đạt năng suất cao nhất. Trong khi đó, cây ca cao là một loại cây trồng mới với nhiều kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, sơ chế lên men phức tạp, khiến người nông dân chưa đủ tự tin để đầu tư chuyển đổi sang trồng. Vậy, để cho cây ca cao có cơ hội phát triển diện tích ngay trên “mảnh đất cà phê” thì khâu cần thiết hiện nay là tập trung đẩy mạnh công tác tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc và sơ chế ca cao sau thu hoạch…

Và có thể còn một nguyên nhân khác khiến nhiều nông dân chưa mặn mà với cây ca cao là tình hình an ninh ở các khu trang trại. Theo nhiều nông dân, cây cà phê quả nhỏ, phân bố rải rác mà vẫn còn bị mất trộm thì quả cây ca cao còn dễ bị mất trộm hơn: kẻ trộm chỉ cần vặt quả bỏ vào bao mang đi là coi như xong. Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm trong quá trình khuyến khích người dân mở rộng diện tích ca cao ở Tây Nguyên./.

Công Luận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang