• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Có lãi từ trồng mía

Nguồn tin: ND, 23/8/2008
Ngày cập nhật: 24/8/2008

Trong vụ mía 2008-2009, khi nhiều nông dân ở Tây Ninh phá bỏ mía gốc để trồng cây khác vì bị lỗ, thì một số nơi trong tỉnh vẫn tiếp tục duy trì cây mía do có lợi nhuận. Sự trái ngược này được chính những người trồng mía giải đáp...

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi đến thăm cánh đồng mía của anh Nguyễn Duy Thịnh ở xã Phước Ninh (Dương Minh Châu, Tây Ninh). Anh đang trồng 21 ha trên vùng đất thấp, với hai giống chủ lực K84-200 và K88-65. Ðây cũng chính là các giống mía phổ biến, được trồng trên 80% tổng diện tích mía toàn tỉnh. Nhìn cánh đồng mía tươi tốt, dù còn ba tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch, nhưng nhiều người đánh giá năng suất đợt này phải hơn 100 tấn/ha. Anh Thịnh cho hay, không hề có bí quyết gì cả, mà chủ yếu là làm sao đạt năng suất cao mới có lãi. Muốn vậy, phải thâm canh, đầu tư chăm sóc cho đúng mức, cây mía mới phát triển như mong muốn. Vụ rồi, dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, thu hoạch, vận chuyển... nhưng mía vẫn đạt bình quân hơn 90 tấn/ha, tính ra lãi ròng được hơn 14 triệu đồng/ha. Anh Thịnh cho biết, vụ này chỉ riêng khoản phân bón đã tốn đến hơn 15 triệu đồng/ha. Nếu giá cả thu mua cao như miền Tây Nam Bộ, số lãi của anh chắc chắn hơn nhiều.

Một nông dân khác trên cùng địa phương là anh Phạm Tấn Thành, trồng 23 ha mía. Theo anh Thành, nhiều năm nay anh gắn bó với nghề trồng mía vì thấy sống được. Vụ mùa 2007-2008, mía của anh đạt bình quân hơn 80 tấn/ha, có những đám cao nhất đến 140 tấn/ha, lãi ròng đạt hơn 10 triệu đồng/ha, không cao lắm do nhiều yếu tố khách quan tác động. Nhưng trong khi nhiều người khác ồ ạt cày bỏ mía thì anh vẫn bình tĩnh giữ cây mía lại, tiếp tục đầu tư thâm canh. Anh cho rằng chỉ có đạt năng suất cao thì mới giảm được chi phí cho giá thành, và nhờ đó hiệu quả sinh lãi sẽ cao hơn. Năm rồi anh đầu tư đến 27 triệu đồng cho một ha mía trồng mới, và 16 triệu đồng cho một ha mía gốc, cao hơn nhiều so với mức đầu tư của các nhà máy đường cho nông dân. Vụ mía hiện nay, cũng với mức đầu tư cao, anh đánh giá sẽ cho năng suất từ 100 đến 120 tấn/ha, đương nhiên là không thể lỗ.

Ở vùng mía thuộc xã Trà Vong, huyện Tân Biên, ông Bùi Văn Trọn, ngụ tại ấp 4 cho biết, gia đình ông trồng mía từ phong trào đưa cây mía xuống ruộng năm 2001. Năng suất mía của ông hằng năm đều đạt từ 80 đến hơn 115 tấn/ha với giống K84-200, mức lãi năm trước đạt hơn 10 triệu đồng/ha. Trong xã ông có người đạt đến 140 tấn/ha với giống R570, nhưng phải bỏ vì bị nhiễm quá nhiều sâu, rầy. Năm nay, để giữ được năng suất cao, ông đầu tư cho khâu phân bón khoảng 15 triệu đồng/ha do giá phân tăng so lúc trước, chưa tính các khoản khác. Bên cạnh đó ông Bùi Thanh Cần trồng 12 ha mía cũng với giống K84-200, năng suất hằng năm đều gần 100 tấn/ha. Ngoài phân hóa học, trước khi vào vụ mới ông còn bón lót cho ruộng mía khoảng 2.000 bao tro rơm mua từ miền Tây Nam Bộ chở về. Ông khẳng định vẫn tiếp tục làm mía vì tin tưởng loại cây này sẽ qua thời kỳ khó khăn.

Theo nhiều nông dân vùng chuyên canh mía đường, khoản tiền các nhà máy đầu tư cho nông dân trồng mía không đủ để thâm canh. Với định mức đầu tư 10 triệu đồng/ha cho mía trồng mới và sáu triệu đồng/ha cho chăm sóc lưu gốc, nông dân chỉ được đáp ứng có hơn một phần ba vốn. Người thiếu điều kiện kinh tế, nếu chấp nhận mức vốn này thì chỉ đạt năng suất trung bình 50 tấn/ha. Cho nên, thường người trồng mía phải bỏ thêm khá nhiều tiền đầu tư để có năng suất cao. Qua khảo sát trong tình hình thời giá hiện tại, mức đầu tư cho trồng mới không thể dưới 25 triệu đồng/ha, và chăm sóc mía gốc phải hơn 15 triệu đồng/ha mới đạt yêu cầu. Những nông dân được hỏi đều cho biết, họ rất tiếc nếu cây mía bị mai một trên đất Tây Ninh, vì thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho mía phát triển cả về năng suất lẫn chất lượng. Hơn nữa, tỉnh đã hình thành được các vùng chuyên canh mía và một hệ thống nhà máy chế biến công nghiệp trong suốt mười mấy năm qua, nên cần tìm cách khắc phục những khó khăn hiện tại, để cây mía trở lại vị trí là cây thế mạnh như trước đây.

Về giống mía, theo ghi nhận của chúng tôi, có một số nông dân đề nghị cần nhập thêm các giống mới để tăng năng suất, nhưng những người trồng mía năng suất cao ở các vùng mía trong tỉnh cho rằng, ở tỉnh hiện đã có những giống tốt, tiềm năng rất cao, hoàn toàn có thể đạt hơn 100 tấn/ha như hai loại giống nêu trên. Ðiều kiện cần là đủ vốn tương xứng để thâm canh, từ đó mới tăng được năng suất và có lãi. Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh công tác thủy lợi cho vùng mía. Nếu hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ tốt hơn, năng suất mía sẽ được cải thiện đáng kể. Mặt khác, để nông dân gắn bó với cây mía, rất cần duy trì và bổ sung những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hoạch, vận chuyển, nhất là tính toán lại khoản đo chữ đường (CCS) sao cho nông dân không bị thiệt thòi, xóa đi những nghi kỵ đã tồn tại lâu nay. Ðiều cốt yếu là cây mía phải có lãi ít nhất ngang với cây mì, tức trung bình khoảng 20 triệu đồng/ha thì người trồng mía mới sống được.

Thời gian qua, nông dân trong tỉnh đã tiếp thụ những tiến bộ kỹ thuật về canh tác cây mía, nhưng năng suất toàn tỉnh vẫn chỉ bình quân ở mức rất thấp, khoảng 50 tấn/ha. Ðây là lý do khiến nông dân không có lãi, phải bỏ mía chuyển sang cây khác. Theo anh Hồ Thái Sơn, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Dương Minh Châu, qua thực nghiệm trên các cánh đồng của huyện cho thấy, nếu tăng mức đầu tư cho phân bón thêm khoảng 20%, năng suất mía sẽ tăng tương ứng 20%, kéo theo mức lãi tăng cao hơn. Thí dụ: lấy mức đầu tư riêng cho khâu phân bón là 15 triệu đồng/ha (năng suất đạt 100 tấn/ha), nông dân chỉ thêm ba triệu đồng/ha, thì sẽ thu được thêm 20 tấn mía. Nếu tính theo giá sàn 500.000 đồng/tấn mía cây, trừ đi chi phí thu hoạch còn 400.000 đồng/tấn, nhân ra nông dân thu được tám triệu đồng, trừ ba triệu đầu tư thêm, còn lãi được năm triệu đồng. Trong sản xuất nông nghiệp đại trà, đây là con số rất có ý nghĩa về tăng năng suất để bà con tham khảo.

Văn Công Cảnh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang