• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông "trùm" trồng mía ở Thanh Sơn

Nguồn tin: Đồng Nai, 20/08/2008
Ngày cập nhật: 22/8/2008

"Giang sơn" của ông rộng đến hơn 20 hécta, bạt ngàn những mía, điều, xoài..., nhưng ngôi nhà của hai vợ chồng lại nhỏ bé nằm trên ao cá rộng gần 2 hécta ngập trong màu vàng của hoa điên điển. Với ông, chỉ cần chăm chỉ làm lụng, đất sẽ chẳng phụ người. Ông là Tô Văn Phép (thường gọi là bác Ba Phép), một trong những nông dân điển hình của xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, đi lên từ hai bàn tay trắng, đến nay đã có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

* Lên rừng với con dao rựa dắt lưng

Quê gốc của ông Phép ở Tây Ninh, lập gia đình được ít năm thì đưa gia đình về Long Khánh - Đồng Nai làm ăn nhưng vẫn thiếu trước hụt sau, nên vào khoảng năm 1981 - 1982 lại dắt díu cả nhà lên Thanh Sơn lập nghiệp. Xã Thanh Sơn khi ấy cũng chưa thành lập, chỉ là một vùng rừng núi cây cỏ bạt ngàn, rất ít người dân sinh sống, do Công ty lâm nghiệp La Ngà quản lý. Hành trang của gia đình ông Phép chỉ là mấy bộ quần áo, chút lương thực đi đường và một con dao rựa dắt lưng. Ngày mới vào, ông đi nhận trồng rừng thuê (5 mẫu cây sao) cho Công ty lâm nghiệp La Ngà làm kế sinh nhai. Một túp lều nhỏ đủ che nắng, che mưa đã được dựng lên ngay trên khoảnh đất mà ông Phép nhận trồng rừng.

Ông Tô Văn Phép bên rẫy mía trồng thử nghiệm giống mới.

Lúc đầu, ông Phép tưởng trồng rừng cũng đơn giản: cây giống có sẵn, chỉ việc gieo trồng rồi bảo quản, cây rừng lại mọc tự nhiên không cần tưới tiêu, chăm bón gì nhiều. Nhưng không ngờ, chỉ sau vài ngày mưa, cây giống vừa bén rễ thì cả một rừng cỏ tranh cũng nẩy nở đâm chồi. Cả nhà ông phải dùng rựa phát cỏ ngày đêm để giữ cho cây giống phát triển tốt. Cỏ tranh vừa tàn, cây giống vọt khỏi đầu người là ông tranh thủ trồng xen đậu, bắp... để tăng thêm thu nhập, vừa hạn chế cỏ dại.

5 hécta rừng đầu tiên đạt tiêu chuẩn, ông Phép giao lại cho công ty và tiếp tục nhận trồng thêm 16 hécta, rồi tăng lên 30 hécta rừng. Vợ chồng ông cùng các con miệt mài trồng, cặm cụi chăm sóc, có khi cả tháng trời không thấy mặt đường. Cứ tưởng chăm chỉ lao động thì cuộc sống ngày càng khá hơn, nào ngờ ông Phép đã gặp phải thất bại đầu tiên rất nặng nề khi nhận trồng 40 hécta chuối bom xen với rừng cho công ty vào khoảng năm 1987. Lúc đó, ông hào hứng tự tay đi mua từng củ chuối giống về để cả nhà ngày đêm lăn xả vào trồng cho kịp tiến độ. Đất tốt nên cây chuối mọc cũng tốt, gia đình ông phấp phỏng chờ đợi đến ngày thu hoạch. Ngờ đâu đến khi cả rừng chuối đã trĩu buồng thì công ty thông báo không tìm được nơi tiêu thụ! Nghe tin này, cả nhà ông rụng rời vì toàn bộ công lao và vốn liếng dành dụm bao năm đều đổ vào rừng chuối. Ông kể, nhìn mấy chục hécta chuối chín cây bỏ hoang mặc cho chuột và sóc phá phách mà tiếc đứt ruột đến trào nước mắt. Lần đó cả gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ và nợ nần. Thêm nữa, cây chuối trồng thì dễ nhưng bỏ thì khó. Vài năm sau đó "gánh nặng" trồng chuối vẫn còn đeo bám, gia đình ông Phép vẫn phải thay phiên nhau đi chặt bỏ cây chuối do củ chuối còn nằm dưới đất chỉ cần sau một mùa mưa lại lớn vọt lên.

* Đất chẳng phụ người...

Nhiều năm sau có được một ít tiền chắt bóp, ông mua được vài hécta rẫy, không còn nhận trồng rừng thuê nữa và bắt đầu hợp đồng trồng mía cho Công ty mía đường La Ngà. Cả gia đình gồm hai vợ chồng và năm người con lại đầu tắt mặt tối bên cây mía, chăm nom từng chút một. Lần này, ông Phép dốc toàn tâm cho cây mía, đến mức biết rành rẽ tất cả những căn bệnh của cây mía, giai đoạn nào cây mía cho lượng đường nhiều nhất... Cứ có chút tiền lãi từ trồng mía, ông lại dồn vào mua thêm rẫy để trồng mía và xen thêm đậu, bắp... Lần lần, đất rẫy của ông mở rộng lên 10 hécta, 20, 30 rồi 40 hécta, phần lớn diện tích vẫn "trung thành" gắn bó với cây mía. Sau khi chia một phần đất cho con cái, ông vẫn còn hơn 20 hécta. Hiện tại, ông Phép có khoảng 16 hécta trồng mía hàng năm cho lãi khoảng 12 triệu đồng/hécta, khoảng 7 hécta trồng xoài cho lãi 30 triệu đồng/hécta và 2 hécta trồng điều cho lãi khoảng 20 triệu đồng/hécta. Ngoài ra, 2 hécta mặt nước ao nuôi cá và khoảng 2 hécta rừng trồng cây gỗ tạp: giá tị, sao, dầu... cũng cho thêm thu nhập khoảng trên chục triệu đồng/hécta mỗi năm. Tính tổng cộng, mỗi năm ông Ba Phép thu nhập khoảng 400 triệu đồng.

Nay đã khá giả nhưng niềm say mê "cây mía" vẫn còn tràn ngập trong ông. Trong một lần trở về quê ở Tây Ninh, nghe có giống mía mới năng suất và lượng đường cao, ông bèn bàn với công ty cho lấy giống về trồng thử nghiệm. Vậy là bắt đầu những ngày vất vả ngoài rẫy mía, lo lắng giống mía mới không hợp điều kiện thổ nhưỡng ở đây, rồi bón phân thế nào cho phù hợp... Đến nay, hơn 3 hécta trồng thử nghiệm giống mới đã gần "chạm ngõ" thành công, phát triển rất khỏe và tốt. Ông Phép hể hả: "Giống mới mà thành công là tôi cho anh em nhân rộng liền. Dự đoán, giống mía này sẽ cho lãi gấp rưỡi giống cũ, lúc đó nông dân trồng mía sẽ đỡ cực hơn". Hiện tại, ông Ba Phép đang là phó chủ nhiệm câu lạc bộ năng suất cao cây mía, làm "đầu tàu" trong hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trồng mía ở Thanh Sơn và là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền. Ông đã có hai lần hiến tổng cộng 3.000m2 đất cho địa phương xây trường học.

Vi Lâm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang