• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá củ mì trượt dài, người trồng mì điêu đứng

Nguồn tin: Tây Ninh, 17/08/2008
Ngày cập nhật: 20/8/2008

Sau một thời gian giá cả thuận lợi đối với người trồng trọt, bắt đầu tháng 4.2008, giá củ mì đã liên tục trượt dài từ trên 1.400 đồng/kg (hàm lượng tinh bột 30 chữ) đến nay chỉ còn hơn 900 đồng/kg. Sự giảm sút đó diễn ra trong bối cảnh giá cả liên tục leo thang, trong đó giá một số mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu (xăng dầu), vật tư nông nghiệp, công lao động, tác động trực tiếp đến chi phí đầu tư trồng mì làm cho người trồng mì hết sức điêu đứng.

Giá củ mì rớt dài...

Trong những năm gần đây, ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh, diện tích cây mì không ngừng mở rộng và trên thực tế người trồng mì đã ăn nên làm ra. Do vậy đầu vụ hè thu vừa qua, theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh đã đầu tư trồng mới hơn 12.000 ha mì cho chế biến công nghiệp. Mặc dù cây mì-một loại cây ngắn ngày (chỉ 7-8 tháng có thể thu hoạch) vốn không được tỉnh ta khuyến khích phát triển, nhưng với mức đầu tư thấp, mau thu hoạch, quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận khá cao… nên loại cây “thân thiện với người nghèo” ngày càng được người làm nông nghiệp chú ý.

Thời gian trước, khi giá củ mì còn ở ngưỡng trên 1.400 đồng/kg (30% chữ bột), người trồng mì thu được lãi ròng từ 15-20 triệu đồng/ha. Khi đó chi phí đầu vào chưa “lên cơn sốt” như hiện nay. Còn hiện nay thì… Chúng tôi tiếp xúc với nhiều lái mì đang vận chuyển nông sản tiêu thụ tại Nhà máy mì Thái Lan (ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, Thị xã) và nhận thấy gương mặt nào cũng “tiu nghỉu”. Một anh lái mì tên Đông cho biết: Trước đây khi giá mì ở mức 1.200-1.400 đồng/kg, cánh lái mì chúng tôi “quần” đi mua mì non phải bỏ ra gần 20 triệu đồng mới mua được 1 ha. Đến nay mới thu hoạch thì tình hình giá cả thế này, phải chịu lỗ tới xương! Anh Đông còn cho biết công nhổ mì nay cũng lên giá 60.000 đồng/tấn. Tiền xe vận chuyển trong bán kính khoảng 40 km phải trả 140.000 đồng/tấn. Chưa kể khoản tiền “tăng bo”, bởi lẽ hiện nay đang là mùa mưa, xe tải lớn không thể vào được tận bãi, vì vậy phải thuê xe bò, xe máy cày mới có thể “bò” qua nhiều đoạn đường lầy lội, trơn trượt để chở mì ra. Những khó khăn này làm chi phí đội lên. Anh Đông kể, bữa trước có một nông dân chở cả chục tấn mì vào Nhà máy, đo chữ bột chỉ có 17% hàm lượng tinh bột, tính ra giá chừng 500 đồng/kg, vậy là nhà máy không mua (thông báo của Nhà máy chỉ thu mua chữ bột từ 18% trở lên). Anh nông dân nọ năn nỉ muốn gãy lưỡi, “xin” bán để thu lại ít chi phí, nhưng cuối cùng vẫn không bán được đành “ôm mì” chở về xắt lát, phơi phong trong cảnh mưa gió như thế này… Thiệt là khổ!

Thu hoạch không đủ trồng mới

Anh Nguyễn Văn Dũng, người nhiều năm trồng mì với diện tích lớn 30-40 ha ở Thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, đang thu hoạch và cũng đang “rên” vì giá cả. Anh cho biết do mưa nhiều nên hàm lượng tinh bột đo được chỉ khoảng trên dưới 25%, tính ra giá thu mua có 740 đồng/kg. Năm trước mì có giá nên nhiều lái mì đến tận đám mua giá 15-20 triệu đồng/ha. Nay gặp tình cảnh như thế này, anh Dũng phải tận dụng công, xe tự có nhổ mì chở đi bán. Theo người nông dân nhiều năm kinh nghiệm trồng mì này cho biết, để có năng suất cao (khoảng trên 30 tấn/ha), thì số tiền đầu tư đội lên so với trước đến 5 triệu đồng/ha, vì giá vật tư nông nghiệp lên cao ngất ngưỡng. Vì vậy trừ hết các khoản chi phí, vụ mùa này chỉ lãi vài triệu đồng/ha. Và như vậy nếu tiếp tục trồng mì mới anh Dũng phải thâm lạm vào đồng vốn tích luỹ, vì thu hoạch không đủ tái sản xuất. Một trường hợp khác là công chức Nhà nước, qua nhiều năm tích cóp, anh dành dụm mua 5 ha đất ở xã Thành Long, Châu Thành. Thấy năm trước mì được giá, anh mạnh dạn đầu tư trồng mì trên toàn bộ diện tích đất. Cách nay mấy tháng, có lái đến hỏi mua mì non với giá 10 triệu đồng/ha. Anh không bán với hy vọng mì sẽ lên giá, ai dè nay mời gọi bán mão giá 5-7 triệu đồng/ha cũng không ai mua…

Tìm hiểu tình cảnh mì rớt giá ở các nhà máy, chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời “do giá xuất khẩu” tụt giảm. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều người, cứ đến mùa mưa thì giá mì giảm. Vụ mùa này rất nhiều người trồng mì ở vùng đất bán ngập hồ Dầu Tiếng. Một cán bộ xã Suối Đá, Dương Minh Châu cho biết, hiện nay diện tích mì vùng bán ngập có khoảng 3.000 ha. Đồng thời ở các địa phương khác nhiều người tranh thủ sau khi thu hoạch lúa đã trồng mì trên đất ruộng. Cả hai trường hợp trồng mì ở vùng thấp khi mưa lớn nước dâng lên, không thu hoạch kịp mì sẽ bị úng thối củ. Do tình trạng “thu hoạch chạy lũ” nên người trồng mì bị động hoàn toàn, gặp cảnh “khủng hoảng thừa” đó nên “mì rớt giá” (!?). Tại Nhà máy Thái Lan, mỗi ngày chỉ chạy được 400 tấn củ mì, trong khi lượng mì về rất nhiều nên xe mì phải đậu lại chờ hôm sau mới bán được. Thế là mì nguyên liệu để qua đêm bị trừ phần trăm rất cao từ 3-5%.

Hiện tại giá vật tư nông nghiệp “đầu vào” cây mì không ngừng tăng, trong khi giá thu mua củ mì liên tục giảm, tình cảnh này, người trồng mì điêu đứng mà không biết kêu ai!

Lê Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang