• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Sơn (Khánh Hoà): Thêm những cây trồng xóa đói, giảm nghèo

Nguồn tin: Khánh Hoà, 15/08/2008
Ngày cập nhật: 18/8/2008

Thổ nhưỡng Khánh Sơn phù hợp với nhiều loại cây trồng. Mới đây, trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương (giai đoạn 2008 - 2012), huyện đã xây dựng đề án trồng cây mít nghệ và cây mây nếp. Đây là những loại cây được hy vọng sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương, từng bước giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

Hiện nay trên thế giới, cây mây nếp chỉ sinh trưởng và phát triển tốt tại 6 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. (ảnh: Chăm sóc cây mây nếp).

° MÍT NGHỆ ĐANG ĐẮT HÀNG

Cây mít nghệ (giống mít MDN06) được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam để cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Đây là cây mít đạt tiêu chuẩn của Việt Nam được các nhà khoa học nhân bản nhưng không sử dụng công nghệ biến đổi gen nên giữ nguyên tính trạng. Khi thu hoạch, các múi mít được sấy khô để xuất khẩu. Do giữ nguyên tính trạng nên múi mít nghệ còn lớp vỏ lụa bên ngoài, trong quá trình sấy khô, múi mít không bị mất đi màu vàng vốn có của nó.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng mít sấy khô của người tiêu dùng trong và ngoài nước khá lớn. Tuy có nhiều công ty chế biến mít nhưng vẫn không đủ cung cấp trên thị trường. Được biết, múi mít nghệ sấy khô chỉ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu xuất khẩu. Trong khi đó, mỗi năm, nhu cầu thị trường lại tăng trưởng thêm 50%. Chính vì vậy, huyện Khánh Sơn đã làm việc với Công ty Vina Mít để hợp tác trồng mít trên địa bàn. Trong đề án trồng mít nghệ, nguồn kinh phí của chương trình trợ giá, trợ cước hỗ trợ cho người Kinh 20% tiền cước vận chuyển (từ nơi mua về đến địa phương), đồng bào dân tộc thiểu số được cấp cây giống để trồng (mỗi hộ được cấp khoảng 140 cây giống).

Ở Khánh Sơn, những giống mít đã được trồng đều cho trái nhiều. Do cây mít nghệ chịu hạn tốt, trồng được ở nhiều vùng, nhiều loại đất khác nhau nên hy vọng sẽ trồng thành công tại huyện miền núi này. Vì vậy, cây mít nghệ được người dân địa phương chọn trồng trên rẫy, những vùng đất đồi với công chăm sóc thấp. Nếu được thâm canh và chăm sóc tốt, cây mít nghệ sẽ cho trái sau 3 - 5 năm, sản lượng đạt 140 tấn/ha. Với giá hiện nay, mít nghệ cho thu nhập 250 - 300 triệu đồng/ha. Kỹ sư lâm sinh Lê Bá Sương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: Sau năm 2012 (tính từ khi cây mít nghệ bắt đầu cho trái), Khánh Sơn sẽ xây dựng nhà máy sơ chế mít nghệ tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và bảo quản tốt nguồn nguyên liệu trước khi chế biến xuất khẩu.

° CÂY MÂY NẾP - CUNG KHÔNG ĐỦ CẦU

Năm 2008, Khánh Sơn sẽ trồng 25 ngàn cây mít nghệ tại các xã, thị trấn trong huyện (giá mít giống bình quân 17 ngàn đồng/cây). Dự kiến đến năm 2012, diện tích cây mít nghệ tại Khánh Sơn sẽ đạt khoảng 500 - 700 ha. Hiện nay, huyện đã đưa về trồng khoảng 10 ngàn cây tại các xã Sơn Bình, Sơn Lâm và Ba Cụm Bắc.

Cây mây nếp đã được huyện đưa về trồng tại các khu vực đồi núi khoảng 200 ngàn cây. Dự kiến từ năm 2009 trở đi, mỗi năm huyện trồng 600 ngàn cây (giá mây giống bình quân 1.600 đồng/cây).

Cũng trong định hướng phát triển những cây trồng xóa đói giảm nghèo, Khánh Sơn xây dựng và đưa vào trồng cây mây nếp (còn gọi là mây ruột gà). Đây là giống mây lai K83. Cây mây nếp từ gốc đến ngọn suông đều, ruột trắng nên được các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ… ưa chuộng. Nguồn nguyên liệu này không đủ đáp ứng cho các thị trường; bởi lẽ trên thế giới chỉ có 6 nước trong khu vực Đông Nam Á thích hợp với việc trồng mây nếp (trong đó có Việt Nam).

Trước đây tại Khánh Hòa, đề tài khoa học cấp tỉnh đã trồng thử nghiệm thành công cây mây nếp. Số cây đã trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều người, qua thời gian 6 năm đầu, cây mây nếp sẽ không cần chăm sóc; cây đẻ nhánh nhiều, thời gian thụ hưởng sản phẩm hơn 20 năm. Từ khi trồng đến 30 tháng, cây mây nếp sẽ cho thu hoạch đợt 1, 10 tháng tiếp theo cho thu hoạch đợt 2 và thu hồi vốn (chi phí đầu tư cho trồng mây nếp từ 12 - 15 triệu đồng/ha). Mỗi héc-ta mây nếp cho thu hoạch 120 - 150 triệu đồng/năm. Kỹ sư lâm sinh Lê Bá Sương cho biết: Để trồng được cây mây nếp phải có những loại cây làm giá đỡ dây mây. Khánh Sơn đang có cây keo hạt là một lợi thế để trồng xen lẫn cây mây nếp, với mật độ khoảng 1.600 cây keo/48 - 50 ngàn cây mây (tương đương diện tích 1 ha)… Vì vậy địa phương đang chú trọng trồng cây mây nếp trong những khu rừng, nơi đồi dốc dưới 12o và những nơi diện tích manh mún, khó canh tác nông nghiệp. Cây mây nếp có thể vừa trồng làm hàng rào vừa cho thu hoạch mà không ảnh hưởng đến không gian sinh trưởng của các loại cây trồng khác.

Hiện nay, huyện đang liên kết với Công ty Cổ phần Mây song Dũng Tấn (Thái Bình) để xây dựng vườn ươm cây mây giống trên địa bàn. Bên cạnh đó, địa phương trích kinh phí từ chương trình trợ giá, trợ cước hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng 1 - 1,5 sào đất/hộ. Nếu người dân trồng thành công sẽ cho thu nhập khoảng 10 - 15 triệu đồng/năm.

Cây mít nghệ và cây mây nếp đang bắt đầu được trồng trên đất Khánh Sơn. Với những triển vọng về thị trường, tin rằng mục tiêu giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại địa phương sẽ đạt hiệu quả cao; góp phần đưa thêm vào danh sách nông nghiệp Khánh Sơn những loại đặc sản mới.

HOÀNG TRIỀU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang