• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng thành công rong nho biển

Nguồn tin: TN, 15/08/2008
Ngày cập nhật: 17/8/2008

Rong nho biển, một loại thực phẩm bổ dưỡng đắt tiền được trồng nhiều tại Nhật Bản và Philippines, đã được một kỹ sư địa chất mang về trồng thành công ở Khánh Hòa.

Tìm cách trồng mới

Năm 2004, trong thời gian kinh doanh đá granite, kỹ sư địa chất Lê Bền thường tiếp xúc với nhiều đối tác người Nhật. Trong bữa ăn với khách Nhật, ông thường nghe họ nhắc đến một loại rong nho biển bổ dưỡng được người Nhật ưa thích nhưng không có trong thực đơn ở Việt Nam. Từ đó, ông Lê Bền nảy ra ý tưởng đem loài rong biển này về trồng tại các đìa nuôi tôm của mình ở thôn Đông Hà, xã Ninh Hải, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa).

Đìa trồng rong nho biển - Ảnh: Hữu Trí

Sau khi được một người Nhật mang cho 200 gr rong nho giống, ông đem trồng thử nghiệm trong các bể kính để nhân giống theo các tài liệu hướng dẫn của Nhật. Thời gian đầu, do chưa nắm được kỹ thuật trồng hiệu quả nên ông thất bại. Không nản chí, ông ngày đêm mày mò tìm cách trồng mới. Tại Nhật, rong nho biển được trồng theo 2 cách truyền thống: trồng tiếp đáy (trồng thẳng xuống đáy biển hoặc đìa) và trồng treo (rong được bọc trong túi lưới thả treo lơ lửng trong nước biển). Cả 2 cách trên đều có những hạn chế.

Rong nho biển có giá trị dinh dưỡng cao

Nếu trồng tiếp đáy thì rong nho biển dễ nhiễm bẩn do bị giẫm đạp lên khi thu hoạch, còn trồng treo thì rong sẽ không hút được chất dinh dưỡng từ bùn đất dẫn đến kém phát triển. Từ đó, ông Bền đã sáng tạo ra phương pháp mới: trồng rong nho biển trong những khay nhựa có chứa bùn đất dinh dưỡng. Những khay này được đặt trên sàn kê bằng gỗ, tre hoặc gạch, đá nằm chìm dưới đáy đìa; phía trên mặt nước cho giăng lưới che di động để có thể chủ động điều tiết được ánh sáng và nhiệt độ.

Với cách trồng này, rong nho biển hấp thụ được chất dinh dưỡng từ bùn đất trong khay mà không bị nhiễm bẩn bởi những tạp chất dưới đáy đìa. Mặc khác, lưới che di động phía trên hạn chế được nắng nóng. Nhờ vậy nên chi phí đầu tư thấp, sản phẩm làm ra giá rẻ hơn rất nhiều so với ở Nhật và Philippines.

Rong nho biển có tên khoa học là Caulerpa lentillifera, sinh trưởng ở những vùng biển ấm thuộc Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippines, những vùng vịnh kín sóng, nước biển có độ mặn cao. Rong chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất vi lượng thiết yếu cho cơ thể. Rong nho biển có thể ăn sống với nước chấm, hoặc chế biến cùng các thực phẩm khác.

Xuất khẩu sang Nhật

Sau khi trồng thành công, ông Lê Bền liên hệ với các đối tác người Nhật để tìm đầu ra cho sản phẩm rong nho biển của mình. Phía công ty Nhật đã cử chuyên gia sang trực tiếp giám sát quy trình nuôi trồng và chế biến.

Ông Yamaguchi, kỹ sư giám sát cho biết, rong nho biển trồng ở Việt Nam sinh trưởng tốt hơn ở Nhật, cọng rong dài, trái to và mùi vị đậm hơn; giá thành lại thấp nên có sức cạnh tranh tại thị trường Nhật.

Hiện tại, Công ty Centus (Nhật Bản) đang nhập rong nho biển do công ty của ông Bền trồng với giá 8-10 USD/kg (giá tại Okinawa, địa phương duy nhất của Nhật trồng được rong nho biển, là trên 100 USD/kg).

Theo kỹ sư Lê Bền, rong nho biển rất thích hợp khi đem trồng tại các vùng ven biển ở nước ta, từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 15-20 ngày, năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha/năm. Sản phẩm rong nho biển có thể để tươi khoảng 5-6 ngày, còn rong muối thì thời gian sử dụng từ 2-3 tháng.

Ở những vùng thiếu nước ngọt để trồng rau xanh như Hoàng Sa, Trường Sa... thì việc trồng rong nho biển làm thực phẩm rất phù hợp. Hiện nay, ngoài xuất khẩu sang thị trường Nhật, công ty của ông Bền còn cung cấp sản phẩm rong nho biển cho một số nhà hàng ở TP.HCM, Nha Trang, Hà Nội. "Chúng tôi đang tìm hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như phổ biến sản phẩm rong nho biển ở thị trường trong nước.

Do có thể bảo quản lâu nên sản phẩm rong nho biển dễ dàng vận chuyển đến những vùng xa xôi hẻo lánh, những vùng hải đảo thiếu nước ngọt không trồng được rau xanh. Tôi nghĩ sau một thời gian không lâu nữa, rong nho biển sẽ trở thành một loại thức ăn quen thuộc trên bàn ăn của người Việt", ông Lê Bền lạc quan.

Ông Bền cũng lưu ý rằng, rong nho biển có sức hấp thụ rất nhanh và mạnh các chất có trong nước biển. Vì vậy cần nuôi trồng ở vùng biển sạch, cách xa những nơi sản xuất công nghiệp và khu dân cư để tránh bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất.

Hữu Trí

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang