• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chàng kỹ sư chân đất

Nguồn tin: VOV, 09/08/2008
Ngày cập nhật: 10/8/2008

Những chiếc “hộp dưa” độc đáo

Dưa hấu hình vuông đã có ở nước Nhật. Nhưng việc một cựu sinh viên Nông nghiệp Đại học Cần Thơ trồng thành công những trái dưa vuông vắn và tung nông phẩm độc đáo này đến những khu chợ Việt, thì quả là chuyện khá mới mẻ ở nước ta.

Lần theo thông tin về chàng kỹ sư tài hoa này, đến trường Đại học Cần Thơ, người nào cũng mách, giờ muốn gặp chỉ có ra ruộng mà tìm. Cuối cùng cũng chép được vào sổ tay: Đinh Trần Nguyễn, cựu sinh viên khoa Nông nghiệp và Công nghệ Sinh học Ứng dụng, ở xã Ngãi Tứ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ Cần Thơ qua sông Hậu bằng con phà lớn, rồi kéo thêm 15 cây số dài theo những khu vườn, những mái nhà sùm sụp, là tới quê của Nguyễn. Ngay trước mảnh đất rộng của gia đình là những ô đất con đang gieo giống, có ô đã lên mầm xanh non vài nhánh nhỏ. Cũng nhỏ bé như nhánh cây là một chàng trai kính cận rõ trí thức, nhưng bộ dạng nom như một nông dân thực thụ. Quần áo lấm lem, cậu vừa ở ngoài vườn vào, cơn mưa còn ướt sượt trên tóc. Đinh Trần Nguyễn thỏ thẻ đón khách, kiểu cách giản dị như mình vẫn còn là một cậu bé, như chưa từng làm được một việc lớn. Mà thực ra thì cậu trẻ thật. Mới có 24 thôi mà.

Trồng vì mình là người Việt

Nguyễn đang gieo hạt dưa

Mọi chuyện bắt đầu từ một thông tin trên mạng: ở nước Nhật, người ta đã trồng thành công dưa hấu vuông, mỗi năm sản xuất được 400 trái, và bán ra thị trường với giá hơn 80 USD/trái. Những hình ảnh ấn tượng về những “hộp dưa” đã tác động đến niềm say mê sáng tạo của Nguyễn. Năm 2002, Nguyễn bắt tay vào nghiên cứu với sự động viên của gia đình, nhà trường và bè bạn. Một năm sau, Nguyễn mạnh dạn đăng ký thực hiện đề tài với nhà trường và được hỗ trợ 5 triệu đồng. Mày mò nghiên cứu từ trong phòng thí nghiệm cho đến ngoài thực địa, thất bại là điều không thể tránh khỏi. “Nguyễn nghĩ là được thì sẽ làm được” - cô bạn gái thuở ấu thơ đã động viên như vậy. Và Nguyễn tin vào những hạt mầm thấm giọt mồ hôi, sẽ kết trái.

Rút kinh nghiệm, thất bại, rồi lại rút kinh nghiệm, cuối cùng Nguyễn cũng chọn ra được những giống dưa thích hợp. Đó là giống dưa F1 yellow và Thành Long, trọng lượng trung bình 1,9-2 kg, chu vi hoành 45,5cm, chu vi đứng 49,4cm. Giống dưa ngày một phong phú về chủng loại, từ hình ô van cho đến nhiều màu sắc, sọc, vỏ đen, vàng…, vừa thỏa mãn mắt nhìn, vừa đảm bảo để lâu không bị nứt. Chọn giống là công đoạn đầu tiên, cái khó tiếp theo là kỹ thuật tạo hình. Nguyễn phải thực hiện nhiều thí nghiệm để tìm ra loại vật liệu phù hợp làm khuôn dưa: kính, mica, gạch, gỗ, composit… Cuối cùng, thí nghiệm thành công nhất là trồng trái dưa trong khuôn kính, có ánh sáng, dễ quan sát, màu sắc lại tự nhiên. Chọn được giống, làm được khuôn, bí quyết sử dụng phân bón cũng quan trọng không kém. Trong quá trình trồng phải giảm lượng phân hóa học, tăng phân hữu cơ để trái dưa chắc và ít hạt. Nguyễn kết luận, để thành công đòi hỏi phải nắm chắc kỹ thuật, làm khuôn khéo léo, phân bón đúng loại, đúng lượng, đúng cách, và đặc biệt cần biết cách “lắng nghe” khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng nơi canh tác…

Sau hai năm, ruộng dưa đã cho những trái đầu tiên với tỉ lệ thành công là 30%, cơ sở để Nguyễn trồng đại trà. Từ những trái dưa đầu tiên chỉ nặng một cân cho đến những trái lớn hơn nhiều, Nguyễn có cơ hội tung ra các chợ đầu mối Cần Thơ, An Giang hàng trăm cặp dưa với giá từ 1-1,5 triệu/cặp, trong đó có cặp dưa không hạt lớn nhất Việt Nam, 11-12 kg, được bán với giá 400 USD. Trái dưa đã không chỉ còn là nông phẩm mà đã trở thành tác phẩm nghệ thuật và được nhận giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật. Hỏi Nguyễn, khi nhìn thấy trái dưa nước Nhật, Nguyễn nghĩ sao khi quyết định trồng bằng được như họ. Nguyễn bảo “lúc đó nghĩ đến hình tượng vuông-tròn trời đất, đến câu chuyện con rồng cháu tiên, dưa hình vuông rất phù hợp với lễ, Tết truyền thống. Mình trồng vì niềm tự hào dân Việt”.

Đó là Nguyễn còn quên chưa nhắc tới câu chuyện chàng Mai An Tiêm trồng dưa hấu nơi đảo hoang-một câu chuyện cũng rất Việt.

Kính cận-chân đất, trí thức-ruộng vườn

Nguyễn và trái dưa vuông đầu tiên

Những người hiểu Nguyễn không hề bất ngờ trước thông tin trồng thành công dưa hấu vuông. Từ nhỏ Nguyễn đã mê cây cối. Ba là kỹ sư nông nghiệp, mẹ là giảng viên khoa nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Cái gien di truyền gieo trong cậu một tình yêu với đất đai, hạt giống, cây trồng. Và giống như nhiều đứa trẻ khác, những mầm cây đầu tiên đã bật lên từ những ca đất nhỏ. Người ta vẫn bảo, “cha nào con nấy”, thật đúng với nhiều trường hợp, trong đó có gia đình Nguyễn. Nguyễn tốt nghiệp chính cái khoa mà cha mẹ đã gắn bó. Ba mẹ cũng là những người thày đầu tiên sát cánh, chia sẻ kinh nghiệm, động viên Nguyễn. Khoa Nông nghiệp và công nghệ sinh học ứng dụng, nơi Nguyễn học tập, từ lâu cũng là một môi trường lý tưởng cho những nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long hẳn không quên những nghiên cứu về giống lan, quản lý cỏ dại đối với ruộng lúa, kháng rầy, hỗ trợ bà con nông dân sản xuất cây trồng vật nuôi… Nguyễn may mắn được học ở khoa. Và Nguyễn đã trưởng thành trong một môi trường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bài học giảng đường, phòng thí nghiệm và những buổi xắn quần lội ruộng tập làm người nông dân.

Hỏi Nguyễn, thành công có được nhờ bao nhiêu phần trăm từ sách vở, bao nhiêu phần trăm từ thực tế, Nguyễn cho rằng không thể chia tỉ lệ rành rẽ, bởi có nhiều khi thí nghiệm, kiến thức sách vở cũng bị sai số khi áp dụng trên đất đai. Những trải nghiệm trong ruộng vườn chứa những bài học không dễ có trên giảng đường và phòng thí nghiệm. Khi mà cái vòng luẩn quẩn: trí thức thiếu thực tiễn thành lý thuyết suông-người nông dân thiếu tri thức thành manh mún, nhỏ lẻ, vẫn đang tồn tại, thì hình mẫu “kính cận lội ruộng, trí thức ruộng vườn” thật cần cho đời sống nông nghiệp hiện nay. Nguyễn khác với nhiều nông dân vì có kiến thức trồng trọt, am hiểu cả về kinh doanh, thị trường, bản quyền thương hiệu… Khi 4 nhà (nhà nông-ngân hàng-kinh doanh-trí thức) hội tụ trong một thì cơ hội làm chủ đất đai, biến đất đai thành tài sản cao hơn gấp bội những người chỉ cần cù, nhẫn nại nhưng thiếu tri thức, vốn liếng và khả năng nhìn xa trông rộng. Ý chí của Nguyễn giống với ý nghĩ của những ông chủ ruộng vườn thành đạt: làm giàu mà không cần nhiều đất, kiếm lợi nhuận cao trên một diện tích nhỏ. Và Nguyễn sẵn sàng giúp đỡ người dân quanh làng, quanh xóm chuyển đổi cây trồng, tận dụng từng mét vuông đất đai. Vùng này bà con trồng lúa là chủ yếu, sản lượng nhiều nhưng thu lợi lại không cao. Nguyễn ấp ủ dự định nhân rộng trồng dưa hấu vuông, xa hơn là những trái dưa hình kim tự tháp hoặc những trái cà chua hình trái tim… Không thổ lộ nhưng cách nghĩ của Nguyễn về những ruộng dưa hấu độc đáo sẽ mở ra một hướng đi mới cho nông nghiệp miền Tây vốn giàu truyền thống.

Tiễn khách ra cổng khi cơn mưa đã tạnh, chàng Mai An Tiêm miền Tây lại nhanh nhảu quay vào với những ô đất. Trời hửng thế này mới tốt cho dưa hấu. Các cụ vẫn bảo “nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” là gì./.

Nhật Minh-Lệ Hoa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang