• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Cói mất giá, dân lao đao

Nguồn tin: SGGP, 01/08/2008
Ngày cập nhật: 4/8/2008

Gần 3.500 héc ta cói bị bỏ mặc, 50.000 người dân sống bằng nghề cói (chiếm 1/3 dân số toàn huyện Nga Sơn) lao đao vì cây cói, người dân nhiều xã phải sống dựa vào cứu trợ. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2008, chính quyền đã phải huy động hơn 520 tấn gạo cứu trợ cho bà con. Chưa khi nào, người trồng cói nơi đây lại rơi vào hoàn cảnh bi đát như hiện nay…

Đói vì cây cói

Người trồng cói Nga Sơn đang cố gắng thu hoạch vớt vát

Nga Sơn có 8/27 xã vùng chuyên canh cây cói, với khoảng 5 vạn dân sống dựa vào loại cây trồng truyền thống này. Từ nhiều năm nay, nguồn thu thuế cói chiếm hơn 30% tổng thu nhập toàn huyện, với doanh số 150-160 tỷ đồng mỗi năm. Thế nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, cây cói trở nên lao đao. Nguyên nhân: không có thị trường tiêu thụ do bế tắc trong khâu xuất khẩu. Thực tế này đã khiến hàng vạn hộ dân trồng và chế biến cói lâm vào cảnh “sống dở chết dở”.

Giá cói hiện nay đã rớt xuống mức thảm hại chưa từng có, chỉ còn 800đ/kg, trong khi đó giá các mặt hàng vật tư phân bón, thuốc trừ sâu thì không ngừng tăng. Mọi năm, giá cói luôn ở mức 3.500đ/kg, một sào cũng thu được khoảng 5 tạ, gấp đôi so với trồng lúa. Thế nhưng bây giờ thì thu hoạch được 1,5 tạ cói cũng chỉ đổi được 10kg gạo. Vì thế gần như toàn bộ diện tích cói ở Nga Sơn bị bỏ hoang, người dân ngán ngẩm không còn thiết tha thu hoạch.

Làm việc với UBND xã Nga Tân, một trong những xã chuyên canh 100% cây cói, ông Yên Tiến Luận, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Nga Tân có hơn 320 héc ta cói và 7.564 nhân khẩu sống nhờ cói. Mọi năm, thời điểm này cây cói gần như đã được thu hoạch hết, nhưng hiện nay người dân chỉ mới thu hoạch khoảng 15% diện tích cói. Vì cây cói không nuôi nổi họ nên đã có hơn 50% lực lượng lao động ở xã phải bỏ quê đi làm ăn xa. Vừa rồi trong đợt cứu trợ gần đây nhất (tháng 5-2008), Nga Tân tiếp nhận 40 tấn gạo để cứu đói cho hơn 2.660 khẩu, luôn trong tình trạng thiếu ăn”.

Nhìn những cánh đồng cói bạt ngàn mà chỉ lác đác toàn người già và trẻ nhỏ ngoài đồng thu hoạch, nông dân Nguyễn Văn Hiện (55 tuổi), ở xóm 6, xã Nga Tân ngừng tay cho biết: “Gia đình tôi trồng được 4 sào cói, nhưng vì cói bán không được giá nên hai thằng con mới lớn đã bỏ ra thành phố làm cửu vạn kiếm thêm tiền phụ gia đình, nhà chỉ còn hai ông bà già thu hoạch cói”.

Loay hoay tìm hướng đi

Trao đổi về thực trạng trên với lãnh đạo địa phương, chúng tôi được ông Mai Ngọc Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân khiến người trồng cói ở Nga Sơn lao đao như hiện nay. Trước tiên là do nhiều năm qua chúng ta phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, vì vậy sản phẩm làm ra luôn bị phía đối tác ghim hàng, ép giá nên lên xuống thất thường. Bên cạnh đó, sự bế tắc trong khâu xuất khẩu do thủ tục hải quan cũng khiến cây cói gặp khó khăn trong việc đưa ra thị trường bên ngoài.

Trước thực trạng trên, UBND huyện Nga Sơn đã vận động bà con kiên trì với cây cói, cố gắng thu hoạch để cố vớt vát ít nhiều. Nhưng cây cói rớt giá thê thảm, nhiều hộ gia đình không buồn thu hoạch với lý do “chẳng có lời còn tốn thêm công”. Trước tình hình đó, huyện Nga Sơn đã chủ động chuyển đổi 300 héc ta đất trồng cói sang nuôi trồng hải sản và cải tạo một số diện tích sang trồng lúa, nhưng chưa biết được hiệu quả thế nào. Điều cơ bản nhất là tìm đầu ra cho cây cói thì Nga Sơn vẫn còn loay hoay, chưa thực sự có động thái tích cực.

Nhiều nông dân đã từng gắn bó với nghề cói lâu năm lo ngại rằng, với đà này thì không bao lâu nữa nghề trồng cói truyền thống ở địa phương này sẽ mai một dần. Vậy đâu là hướng đi cho cây cói? Sẽ rất khó có câu trả lời nếu không có sự vào cuộc của các ngành chức năng, khi cứ để bà con làm ăn theo kiểu manh mún, phụ thuộc vào sự lên xuống bấp bênh của thị trường!.

Đình Hợp

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang