• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thới Bình (Cà Mau) trước nạn phá mía nuôi tôm

Nguồn tin: ND, 26/7/2008
Ngày cập nhật: 27/7/2008

Thới Bình là vùng nguyên liệu mía trọng điểm của Cà Mau; cung cấp cho Nhà máy đường Thới Bình có công suất thiết kế hơn 1.000 tấn mía/ngày. Những tháng đầu năm 2008, người trồng mía ồ ạt phá mía để nuôi tôm, trồng lúa vượt khỏi sự quản lý của chính quyền địa phương. Từ diện tích mía hơn 3.000 ha, nay Thới Bình chỉ còn khoảng 1.000 ha.

Cây mía đã gắn liền với người nông dân Thới Bình gần một trăm năm qua, và đây là nguồn thu nhập chủ yếu của người nông dân, chỉ sau cây lúa. Mới đó thôi, vào năm 2006 giá mía đột ngột tăng cao hơn 400 đồng/kg, làm cho người trồng mía Thới Bình như mở cờ trong bụng vì lãi suất cao hơn 10 triệu đồng/ha. Mùa mía năm ấy, về lại Thới Bình chúng ta dễ dàng bắt gặp những rẫy mía xanh ngút ngàn nối dài tít tắp. Còn hôm nay, người nông dân ngán ngẩm, quay lưng lại với cây mía. Chủ tịch UBND xã Trí Lực (huyện Thới Bình) Huỳnh Văn Hùng cho biết, chỉ hơn một năm nay, diện tích mía của xã Trí Lực giảm từ 1.470 ha xuống còn 560 ha. Sự sụt giảm của vùng chuyên canh mía nguyên liệu Thới Bình là điều không thể tránh khỏi. Bởi khi chuyển sang nuôi tôm, trồng lúa người nông dân có lãi cao gấp hai, ba lần so với cây mía.

Ông Nguyễn Văn Chiến, nông dân trồng mía ở xã Trí Lực tính toán: "Trồng 1 ha mía hiệu quả kinh tế không cao, như vụ mía vừa rồi chúng tôi bán từ 15 đến 20 kg mía mới đổi được 1 kg lúa. Nhưng trồng mía tính rủi ro khá cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: giá cả đầu ra bấp bênh trong từng thời điểm khác nhau. Nhà máy đường Thới Bình lại chưa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Năm nay, cái khó nữa đến với người trồng mía là giá vật tư, phân bón tăng khá cao, làm cho chi phí sản xuất tăng từ 30 đến 40% so với vụ trước". Ông Nguyễn Thành Tài, ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, người có hơn 50 năm gắn bó với cây mía, nhưng đến nay cũng hết chịu nổi sự bấp bênh của cây mía, bức xúc nói: Trồng mía bây giờ cực nhưng hiệu quả thấp. Có năm tôi đốn mía vô bán không được, bỏ khô rồi làm củi. Năm rồi tôi trồng có 3 ha, thu hoạch gần 100 tấn, mất hơn nửa tháng mới bán được nên mía vừa mất sản lượng vừa mất chữ đường, thế là sau khi trừ chi phí xem như hòa vốn. Mới đây ông quyết định chuyển 1,4 ha trong số 6 ha diện tích trồng mía của gia đình sang mô hình sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm.

Ông Trương Minh Hoàng, Bí thư Huyện ủy Thới Bình cho biết, huyện phấn đấu trong năm 2008 này giữ ổn định diện tích trồng mía phải đạt 2.500 ha, nhưng do "cơn lốc" phá mía để trồng lúa, nuôi tôm của người dân trong thời gian qua, hiện nay diện tích mía còn lại của huyện chỉ còn hơn 1.000 ha. Chúng tôi đã có nhiều giải pháp để tuyên truyền, vận động người dân duy trì và phát triển vùng chuyên canh mía nguyên liệu truyền thống của Thới Bình. Nhưng cái khó lại nảy sinh là Nhà máy đường Thới Bình đang trong bờ vực phá sản. Tỉnh Cà Mau đã có chủ trương bán đấu giá Nhà máy đường Thới Bình cho Công ty Mua bán nợ thuộc Bộ Tài chính. Vậy là cái phao cứu sinh cho vùng nguyên liệu mía của người nông dân đã mất. Theo đồng chí Trương Minh Hoàng, đơn vị mới tiếp nhận Nhà máy đường Thới Bình chưa trao đổi ký hợp đồng giá sàn bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, chưa có đầu ra cho cây mía, nên chính quyền gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động nhân dân khôi phục rẫy mía. Nơi đây là vùng nguyên liệu mía chủ yếu cung cấp cho Nhà máy đường Thới Bình, hơn thế nữa vùng này nằm trong quy hoạch vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nếu thực trạng phá mía nuôi tôm cứ tiếp diễn, thì nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu mía truyền thống và phá vỡ hệ sinh thái ngọt là không thể tránh khỏi.

Từ việc nông dân phá mía, một cây công nghiệp truyền thống gắn liền với cuộc sống của người nông dân nơi đây bao năm qua, có thể khẳng định sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau chưa bền vững. Trong quy hoạch sản xuất thiếu tính định hướng chiến lược lâu dài. Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Võ Hoàng Hiệp cho rằng, việc nông dân ồ ạt phá mía nuôi tôm, thể hiện sự bất ổn trong cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp huyện. Sắp tới huyện sẽ có những giải pháp căn cơ hơn trong bố trí, quy hoạch sản xuất phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng nguyện vọng của người dân; đồng thời phát huy hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nhưng không phá vỡ quy hoạch chung của huyện. Trước nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp từng tiểu vùng sản xuất. Duy trì và phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía truyền thống, huyện sẽ đầu tư sản xuất vùng nguyên liệu mía tập trung và đưa phương pháp thâm canh vào sản xuất, để nâng cao năng suất, sản lượng mía nguyên liệu. Chỉ có tăng năng suất mới đem lại lợi nhuận và ổn định cho người trồng mía, tránh đi cái vòng luẩn quẩn chưa có lối thoát cho cây mía Thới Bình như thời gian qua.

ÐỨC TOÀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang