• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mỗi năm mất 10.000 tỷ từ phân bón

Nguồn tin: NNVN, 21/07/2008
Ngày cập nhật: 21/7/2008

Cục Trồng trọt vừa tổ chức hội nghị nâng cao hiệu quả và các giải pháp sử dụng phân bón cho lúa ở ĐBSCL và ĐNB. Tuy nhiên, từ chuyện trồng lúa, lại…lòi ra hàng loạt vấn đề bức xúc về phân bón giả, kém chất lượng và nhất là hành lang pháp lý quản lý thị trường phân bón còn quá thiếu!

Không phải bón nhiều phân là tốt

Theo TS Phạm Sỹ Tân- Viện Lúa ĐBSCL, có đầu tư phân bón (PB) đúng mức lúa mới cho năng suất cao, còn trái lại sẽ làm thất thoát, gây lãng phí, không hiệu quả. Theo thống kê, nhu cầu phân ure cả nước hàng năm khoảng 2 triệu tấn, trong khi đó hiệu quả sử dụng loại phân này chỉ 40-45% thì mỗi năm chúng ta đã mất khoảng…10.000 tỷ đồng (tính giá ure 10.000đ/kg). Nếu chúng ta giảm đi 10% thất thoát thì mỗi năm chúng ta cũng tiết kiệm được tới…1.000 tỷ. Ông Tân đưa ra nhiều biện pháp như sử dụng ure chậm tan hay ure viên bón chôn sâu trong đất để giảm thiểu bốc hơi amoniac hoặc bón chia nhỏ làm nhiều lần, mỗi lần bón lượng nhỏ cho cây sử dụng thật triệt để, nên sử dụng phân đơn sẽ hiệu quả và giảm chi phí hơn so với dùng phân hỗn hợp.

PGS, TS Võ Thị Gương – Trưởng khoa Nông nghiệp- sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho rằng, thông thường, nông dân sử dụng PB dựa theo kinh nghiệm và khả năng đầu tư. Bà Gương vừa cùng nhóm nghiên cứu hơn 30 thí nghiệm trên các loại đất canh tác 2-3 vụ lúa. Đối với đất phù sa ven sông thì việc bón quá nhiều đạm sẽ không giúp tăng năng suất mà còn làm cho năng suất thấp hoặc giảm nếu bón từ 140-160kg/ha và mức thích hợp cho loại đất này chỉ 80kg/ha. Tương tự với các loại đất khác không thường xuyên được bồi đắp phù sa, nghèo dinh dưỡng thì lượng đạm phải tăng hơn khoảng 120kg/ha. Ngoài ra để tránh sự kiệt quệ của đất mỗi vụ canh tác lúa cần bón một lượng nhỏ kali…

Pháp lý yếu sinh ra… bát nháo!

Nhiều lãnh đạo các Sở, Cty sản xuất PB bức xúc cho rằng tình trạng PB giả, kém chất lượng đang làm khổ người dân. Ông Phạm S- PGĐ Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, trước tình trạng PB đang “tả pí lù” (trên địa bàn có trên 650 đại lý cung ứng phân bón), tỉnh vừa mở một đợt tổng kiểm tra lớn nhất từ trước đến nay. Hiện đã có 3.739 mẫu PB của trên 50 DN được gửi đến Trung tâm Đo lường chất lượng 3, Viện Nghiên cứu hạt nhân, Cty Nghiên cứu ứng dụng KHCN (Sở KHCN) và đang chờ kết quả. Ông Phạm S cho rằng, tình trạng PB bát nháo đến mức đã phát hiện ra 1 Cty cung ứng sản phẩm cho cà phê trong đó hàm lượng Natriclorua tới…51,1%, báo hại người dân bón xong là cà phê…chết queo!

Theo ông Phạm S, tình trạng PB thật giả lẫn lộn như hiện nay chắn chắn khiến nhiều nhà SXPB lớn, uy tín lao đao. Sở dĩ là do việc xử lý, chế tài trong văn bản pháp luật về lĩnh vực này chưa có tính răn đe. Ví dụ như hành vi làm giả PB chỉ bị phạt một vài chục triệu trong khi đó trị giá hàng hóa làm giả hàng tỷ đồng. Đáng nói, NĐ 95/CP quy định khi phát hiện nhập khẩu PB kém chất lượng thì buộc phải tái xuất, tuy nhiên trong thực tế đã phát hiện khá nhiều trường hợp nhưng chưa phải tái xuất bao giờ.

Ông Lê Quốc Phong – Phó Chủ tịch HHPBVN kiêm TGĐ Cty PB Bình Điền thẳng thắn, tình hình sản xuất PB giả đã khiến nhiều Cty sản xuất lớn gần như…đóng cửa. Bản thân Cty ông trước đây SX NPK gần 3.000 tấn thì nay chỉ SX được vài trăm tấn. Theo ông Phong, do việc cấp phép thành lập dễ dàng và thủ tục pháp lý chưa chặt nên nhiều Cty sản xuất PB mọc lên như nấm bán sản phẩm với giá cực rẻ. Chẳng hạn chi phí sản xuất ra NPK hiện nay (20-20-15) khoảng 14.000đ/kg thì những Cty mới thành lập chỉ bán với giá 8.000-9.000đ/kg.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng:

Cần thiết lập hệ thống ghi chép SX lúa

Cục Trồng trọt cần thiết kế ngay sổ ghi chép giao TTKN phát miễn phí cho nông dân để theo dõi sản xuất lúa trong việc dùng phân bón như thế nào, trước mắt làm thí điểm tại 13 tỉnh, mỗi tỉnh 100ha. Việc theo dõi này nhằm so sánh nhiều năm liên tục để có kết quả tốt nhất, tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất trong việc bón phân. Ngoài ra, để tiết kiệm PB, thuốc trừ sâu tăng năng suất sau vụ ĐX cần áp dụng cày ải, sạ thưa, áp dụng “3 giảm 3 tăng”. Về lĩnh vực PB Cục Trồng trọt phải quản lý chặt chất lượng, nhanh chóng triển khai hệ thống phân tích chất lượng PB nhanh, chính xác để xử lý thật nghiêm những vi phạm.

ĐỨC TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang