• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Diệt rầy nâu ở các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ

Nguồn tin: VietNamNet, 21/07/2008
Ngày cập nhật: 21/7/2008

Trung tuần tháng 7/2008 tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh phía Nam tại tỉnh Ðồng Tháp, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Bùi Bá Bổng chính thức phát động tháng phòng trừ rầy nâu tại các tỉnh ÐBSCL và Ðông Nam Bộ.

Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng khẳng định, Bộ vẫn xem vụ thu đông là 1 trong 4 vụ mùa chính theo cơ cấu mùa vụ tại khu vực phía Nam, Chính phủ sẽ cung cấp thuốc miễn phí cho các vùng phun xịt rầy tập trung tại các địa phương và đã đề nghị Chính phủ nâng mức hỗ trợ tiêu hủy lúa nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá từ 2 triệu đồng/ha lên 5 triệu đồng/ha.

Đề nghị nâng mức hỗ trợ lúa bị tiêu hủy

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, vụ lúa hè thu năm 2008, tổng diện tích lúa đã xuống giống ở ĐBSCL lên đến 1.568.849ha/1.553.850ha kế hoạch, đạt 102,12%. Diện tích thu hoạch đạt 450.000ha, năng suất bình quân đạt 53,7tạ/ha. Sản lượng lúa đã thu hoạch đạt gần 2,5 triệu tấn lúa.

Hiện nay, ĐBSCL đang thu hoạch vụ lúa hè thu, dự kiến trong tháng 7 diện tích lúa thu hoạch sẽ đạt 800.000ha; trong tháng 8 sẽ thu hoạch nốt 700.000ha còn lại.

Đến thời điểm hiện tại, các địa phương phía Nam đã có 223.225ha lúa hè thu, thu đông nhiễm rầy nâu, trong đó có trên 36.300ha nhiễm nặng. Diện tích rầy nhiễm tập trung tại các tỉnh Ðồng Tháp. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng… đặc biệt đã 2.866ha bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá chủ yếu tại Ðồng Tháp và Trà Vinh.

Theo lãnh đạo các tỉnh, nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch rầy nâu như hiện nay do bà con nông dân xuống giống không đúng lịch thời vụ đã khuyến cáo, phần lớn diện tích nhiễm bệnh tập trung ở những nơi gieo sạ sớm so với lịch xuống giống nên không chủ động được nước tưới. Hiện nay, tỷ lệ rầy nâu mang vi rút tại Tây Nam Bộ là 21%, Ðông Nam bộ là 73%, nguồn bệnh phổ biến trên lúa chét ở những ruộng bị nhiễm bệnh từ vụ trước. Hầu hết các diện tích nhiễm rầy nâu đã được phun thuốc phòng trừ, tuy nhiên một số nơi đã xuất hiện cháy rầy do phun thuốc không tuân theo nguyên tắc 4 đúng.

Tại những địa phương có diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và sâu bệnh nhiều, tình hình dịch bệnh phát triển khá nhanh, đơn cử tại Trà Vinh. Vào trung tuần tháng 7/2008, toàn tỉnh có khoảng 30.000ha lúa bị nhiễm bệnh, tăng 12.368ha so với cách đó một tuần. Trong đó diện tích lúa nhiễm rầy nâu chiếm số lượng lớn nhất là 27.763ha, mật độ rầy nâu từ 500-3000 con/m2, sâu cuốn lá nhiễm gần 900ha, cháy lá 400ha. bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá chưa đáng ngại.

Dự báo sẽ có đợt sâu rầy di trú số lượng lớn

Phun thuốc diệt rầy nâu ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.

Về vụ lúa thu đông, theo số liệu từ các Sở NN&PTNT, diện tích lúa thu đông đã xuống giống đạt gần 150.000ha. Dự kiến kế hoạch đạt 470.000ha. Các tỉnh có diện tích xuống giống nhiều là Đồng Tháp, 53.000/60.000ha; Cần Thơ 36.000ha/50.000ha; Hậu Giang 24.120ha/40.000ha; Vĩnh Long 16.800ha/45.000ha. Như vậy, theo kế hoạch còn khoảng 300.000 lúa Thu Đông sẽ tiếp tục xuống giống từ nay đến hết tháng 8/2008. Hầu hết các tỉnh xuống giống lúa Thu Đông đều chưa thu hoạch hết lúa Hè Thu.

Tại Đồng Tháp, điểm nóng của dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, cho đến ngày 17/7, chúng tôi đã thu hoạch 145.188 trên tổng số 196.191ha lúa hè thu đã xuống giống. Năng suất bình quân đạt 5,2tấn /ha. Về lúa thu đông cũng xuống giống được hơn 55.000ha. Dự kiến,15/8, sẽ xuống giống dứt điểm hơn 60.000ha theo kế hoạch.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ NN & PTNT, tỉnh Đồng Tháp có kế hoạch ra quân quyết liệt từ nay đến giữa tháng 8/2008 để tiêu diệt sâu rầy bảo vệ cây lúa. Toàn tỉnh hiện có hơn 13.000ha lúa bị nhiễm rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá 3.324ha. Hiện nay sâu bệnh đang phát triển mạnh và lây lan rất nhanh.

Theo dự báo của Cục BVTV, đến cuối tháng 7 này sẽ có có đợt rầy di trú với số lượng lớn mang nguồn bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá phát tán trên các trà lúa hè thu, thu đông trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh làm đòng và trổ. Vùng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là các tỉnh giáp biên giới tây nam như An Giang, Ðồng Tháp, Kiên Giang, Long An và một số tỉnh Ðông Nam Bộ, nếu không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu sẽ xảy ra dịch bệnh trên diên rộng, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa hè thu, thu đông và lây sang vụ đông xuân 2008 - 2009.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, chỉ đạo các địa phương phải tập trung công tác phòng trừ rầy nâu. Hướng dẫn bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, sử dụng đúng thuốc, đẩy mạnh tuyên truyền để bà con có ý thức chủ động phòng ngừa. Phần diện tích đã bị nhiễm vàng lùn – lùn xoắn lá phải quản lý rầy nâu, nếu lúa mới xuống giống nên tiến hành tiêu hủy.

Vĩnh Kim - Thanh Nguyên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang