• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng rau “du kích”

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 20/07/2008
Ngày cập nhật: 21/7/2008

Giữa thành phố, đi làm tối mặt, chả ai thích trồng rau với mục đích tự cung tự cấp cả, ngoại trừ các bác về hưu làm chơi cho đỡ buồn. Nhưng rau bán thường không sạch, kể cả loại được gọi là “rau sạch”.

Nhiều người dân Hà Nội đang tranh thủ từng khoảng trống để trồng rau: Trên sân thượng, ban công, trên đất quy hoạch treo, thậm chí cả trên dải phân cách...Có bác hóm hỉnh gọi canh tác kiểu này là trồng rau “du kích”

Trồng rau trên dải phân cách

Bác Tuyển, nhà ở ngõ Tuổi Trẻ, đường Hoàng Quốc Việt, công chức Nhà nước “cầm sổ” đã hai năm, giải thích: - Giờ mua cái gì ngoài chợ cũng sợ. Ăn rau càng sợ, đủ các loại thuốc kích thích, phân bón. Tôi về hưu, rỗi cả ngày, thấy dải phân cách phía trước chưa xây dựng xong nên mấy nhà bảo nhau tranh thủ làm.

“Dải phân cách rau” xanh rờn ngõ Tuổi Trẻ.

Ngõ Tuổi Trẻ tiếng là ngõ nhưng rộng, có đường hai làn, dải phân cách to vật vã ở giữa. Đường chưa làm xong, dải phân cách cũng thơ lơ. Mọi người thấy vạt đất dài mấy trăm mét, rộng mấy mét này bị bỏ phí liền trồng rau. Đủ các loại: Rau đay, muống, mướp, khoai lang... Nhiều đoạn, có vẻ người dân cũng không thạo lắm về kiến thức nông nghiệp nên trồng rau ngay dưới mấy cây trúc anh đào, lá vốn độc. Mấy hôm nay mưa suốt nên “dải phân cách rau” nom mướt mắt.

Người dân chung một nỗi sợ ăn phải rau không sạch trên thị trường. Bác Tuyển bảo: - Được tí nào hay tí nấy. Trồng rau kiểu này không được nhiều nhưng nhiều bữa được ăn no rau mà khỏi lo cái bụng.

- Thế không thấy ai cấm đoán gì à?

- Ôi dào, cấm đoán gì. Tôi trồng rau chứ có lấn chiếm dải phân cách làm hàng quán đâu. Chả thấy ai hỏi han. Khi nào bên giao thông “làm” thì chúng tôi “trả”.

Ngõ Tuổi Trẻ sớm muộn cũng được gọi là đường, hoặc phố, vì thừa “tiêu chuẩn” rộng. Như vậy, Hà Nội có một con đường mà dải phân cách giữa đường đang được trồng rau. Có lẽ ít đô thị nào trên thế giới có. Người dân gọi là “trồng rau du kích” đơn giản bởi không phải... “trồng rau chính quy” (có quy hoạch, có ruộng tử tế, có “nông dân xịn”), không ai cho phép trồng. Nhưng cũng không ai cấm. Người dân thấy bỏ hoang thì tranh thủ. Chửa biết chừng đây lại là ý tưởng vô giá về việc xây dựng một đường rau giữa lòng Hà Nội.

Trồng rau trên đất quy hoạch treo

Khu đô thị Định Công, Q.Hoàng Mai (Hà Nội) có một bãi đất trống rộng thênh thang, khoảng vài nghìn mét vuông. Khu đất trống ấy, nhiều người vẫn thường dắt chó ra vệ sinh, nghe đâu đã được quy hoạch để xây chung cư song đang bị “treo”. Cái không may của dự án lại là cái may của người dân chung quanh. Toàn bộ diện tích đất dự án treo này đã được người dân, một cách lặng lẽ và hòa bình, chia làm các mảnh đất nhỏ trồng rau. Mỗi mảnh vài chục mét vuông. Đủ các loại rau. Người trồng muống, mướp, người trồng rau đay, bí, khoai lang, đậu tương... Khác với “dải rau” ở ngõ Tuổi Trẻ, “khu rau” này được người dân chung sức rào dậu tử tế. Người cẩn thận rào riêng “ruộng” nhà mình, khóa Minh Khai to vật giữ cánh cổng. Người ít cẩn thận hơn thì “tích tụ” với vài nhà khác làm rào. Trên một luống, bà Hà về hưu được hai năm nay, kinh nghiệm làm nông dân được một năm, vừa lúi húi nhặt cỏ vừa bảo: - Bác ra đây được năm, còn lại đều đã được trồng hai, ba năm. Có thế này mới yên tâm mình được ăn rau sạch. Bác trồng ít đậu tương, mấy hôm nay mưa suốt, đất chỗ này hơi trũng nên hỏng sạch. Vừa có sức khỏe vừa có rau ăn nên bác với mấy bà nữa cùng làm.

Bà Hà, KĐT Định Công, đang chăm sóc “luống rau nhà”.

Nhà bà Hà vào loại khá giả: Nhà kiểu biệt thự, con cái có xe con... Nhưng thời buổi này nhà khá giả có khác gì nhà khó khăn vì đều phải ăn rau không sạch. Điều kỳ lạ là ở khu trồng rau này, nhiều “ruộng” để cả vại đựng nước giải. Giữa khu đô thị mà có được thứ “vật tư” ấy kể cũng kỳ công.

Chuyển đổi mục đích sử dụng cả sân thượng, ban công

Thời buổi công nghiệp hóa, nhiều người chỉ quen nghe “chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp” chứ ít ai hay sân thượng, ban công nhiều nhà đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành chỗ trồng rau, phổ biến là rau mầm. Tất nhiên, lao động chính vẫn là các bác đã “cầm sổ” chứ người đang đi làm lấy đâu ra thời giờ. Cách thức “chuyển đổi” rất đa dạng: Có người sử dụng chậu cảnh, người dùng hộp xốp, có người rải đất ra sân thượng... Ông Hưng, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: - Tôi tận dụng mọi diện tích trong nhà: Ban công thì trồng rau trong hộp xốp, sân thượng thì rải đất ra, các chậu cảnh cũng được huy động để trồng rau gia vị. Có được vườn rau như thế này vất vả, tốn kém lắm. Nhưng bù lại vừa giết thời giờ, có sức khỏe, vừa thêm rau sạch.

Hàng xóm ông Hưng còn làm qui mô hơn nên có được vườn rau xanh mấy chục m2 trong nhà. Tính ra, để có vườn rau như vậy, gia chủ phải đầu tư cả tấn đất, xây luống trồng rau, “củng cố” hệ thống thoát nước... Ông Hưng bảo: - Phải chọn các loại rau chăm sóc đơn giản như rau muống, rau lang, rau sống các loại, chẳng hạn rau diếp, rau má, tía tô, mùi tàu…

Trung bình khoảng ba tuần ông Hưng thu hoạch một lần các loại cải, còn lại được “gối vụ” để lúc nào cũng tự túc được.

Một phong trào canh tác rau tại gia khác là canh tác rau mầm. Trồng rau mầm không khó, vật tư chỉ cần hộp xốp, giống đã có sẵn trên thị trường, thời gian thu hoạch lại nhanh. Tại TP Hồ Chí Minh, có hẳn vài đơn vị chuyên cung cấp giống rau mầm, còn tại Hà Nội, cũng nhiều nơi bán giống. Rau mầm còn ưu thế đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe.

Các cụ có câu: Cái khó ló cái khôn. Cơ quan quản lí không lo nổi chuyện rau sạch hay không sạch trên thị trường thì người dân tự lo.

Chắc không ở đâu trên thế giới lại như Hà Nội khi người dân phải trồng rau du kích và tự “nông nghiệp hóa” thế này.

Trung Nguyên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang