• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Nhà vườn khóc, cười cùng rau!

Nguồn tin: SGGP, 18/07/2008
Ngày cập nhật: 20/7/2008

Đang bước vào vụ thu hoạch rau thứ 2 trong năm nhưng nhiều nhà vườn Lâm Đồng đang sống dở, chết dở vì bắp sú (hay sú, theo cách gọi nhà vườn) rớt giá trầm trọng. Tiền bán rau không đủ tiền giống, chưa nói đến tiền chăm sóc, trong khi giá của các mặt hàng vật tư nông nghiệp liên tục tăng giá.

Khóc, cười theo sú...

Bắp sú bán không được để già bị hỏng.

Các phường 7, 8, 11 là những nơi trồng nhiều rau nhất của TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Thời gian này nhà vườn đang bước vào vụ thu hoạch nhưng các loại rau khác như: cà rốt, cải thảo, sú… cũng để già và thối rữa tại vườn vì giá thấp và không có người mua. Anh Nguyễn Văn Hùng (phường 8) cho biết: “Từ đầu năm tới nay giá rau thường xuyên không ổn định, nhất là sú. Khoảng đầu tháng 2 giá sú giảm xuống còn 500 - 700 đồng/kg, nhưng đến đầu tháng 4 đột nhiên tăng lên 3.000 - 7.000 đồng/kg. Thấy giá tăng cao nên nông dân tập trung vào trồng sú, nhưng đến giữa tháng 5 sú rớt giá trầm trọng, trung bình 1 kg chỉ còn 200 - 300 đồng”.

Ông Đào Văn Tuyên (phường 11) than thở: “Bây giờ không biết phải làm sao nữa, tiền vay ngân hàng lãi suất thì cao mà bây giờ sú bán không được, làm thế này 2 mùa liên tiếp là trắng tay luôn”. Với những người trồng rau ở Đà Lạt thì giá rau không ổn định là chuyện xảy ra thường xuyên, nhưng trước đây dù rau rớt giá họ cũng không đến nỗi phải điêu đứng như bây giờ.

Nguyên do từ đầu năm đến nay giá vật tư nông nghiệp tăng 1 - 4 lần, bình quân một bao phân màu tăng từ 300.000 đồng lên 1 - 1,2 triệu đồng, tiền thuốc trừ sâu cũng tăng lên 300% so với cùng kỳ năm ngoái và tiền xăng dầu, tiền công… kể từ đầu năm đến nay liên tục tăng giá. Ông Tuyên tính: “Bình quân tiền đầu tư cho 1 sào đất với 3.000 gốc sú là 9-10 triệu đồng, nhưng bây giờ với 3.000 gốc sú chỉ bán được 500.000 đồng, tính sơ đã lỗ hơn 8 triệu đồng trên 1 sào đất”.

Mặc dù rau rớt giá nhưng không phải nhà nào cũng bán rau được, một số may mắn có rau nằm kế đường lớn xe ra vào thuận lợi, sú vừa to vừa non thì mới bán được còn không thì phải dùng máy cày băm nhỏ tại vườn để lấy phân và đất chuẩn bị cho vụ mới. Dù giá rau vẫn chưa có gì khởi sắc nhưng những người nông dân này vẫn phải tiếp tục trồng rau bởi ngoài trồng rau ra, trên những mảnh vườn này không biết làm gì khác.

Anh Nguyễn Đức Ngọc (71 khu C, phường 7) buồn rầu vì vừa mới bán 14.000 gốc sú mà chỉ được 4 triệu đồng, anh nói: “Tôi cũng định phá bỏ nhưng tiếc của quá nên bán để gỡ gạc chút vốn đầu tư trồng cây khác, trồng sú thì cứ trôi nổi hoài theo sú vậy”. Anh Ngọc kể, năm ngoái một gốc sú bán ra được khoảng 5.000 đồng, có lúc lên tới 7.000 đồng và vốn đầu tư khoảng 1.500 đồng/gốc nên tính ra lời được 3.000 – 5.000 đồng/gốc. Thấy được giá, năm nay anh liền trồng 14.000 gốc và đã bị lỗ khoảng 24 triệu đồng.

Còn nhà chị Nguyễn Thu Trang (phường 8) thì thê thảm hơn. Chị nghe nói năm nay nhu cầu xuất khẩu sú nhiều nên đã vay vốn để trồng 40.000 gốc sú nhưng đến thời kỳ thu hoạch (3 tháng) chẳng thấy thương lái nhòm ngó, hỏi mua và đành ngậm ngùi nhìn “sú cười” (sú quá lứa bị nứt đôi) trong lúc chưa biết lấy đâu tiền trả nợ ngân hàng.

Tại hai huyện khác trong tỉnh là Đơn Dương và Lạc Dương, người trồng rau cũng gặp cảnh tương tự vì hàng trăm ha rau, nhất là hàng ngàn gốc sú đang vào vụ thu hoạch mà thương lái cũng “thờ ơ”. Theo anh Nguyễn Hùng Lân (xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương) thời tiết năm nay thất thường đã làm bệnh sưng cổ rễ phát triển mạnh ở cây sú khiến hàng ngàn gốc sú héo rũ và chỉ biết chặt bỏ làm phân, nhiều nhà vườn găm hàng chờ tăng giá thì mưa xuống làm cho sú bị nứt làm đôi. Theo báo cáo của Sở NN – PTNT Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2008, bệnh sưng rễ, thối gốc đã gây hại cho khoảng 1.000ha rau.

Bài toán thị trường

Người dân cho biết, một trong những lý do làm sú rớt giá thảm hại và không có người mua là do các thị trường quen thuộc Singapore, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) chưa có nhu cầu nhập khẩu bắp sú, nhưng theo ông Phạm Văn Phụng, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản – thực phẩm Lâm Đồng, thị trường xuất khẩu rau các nước trên vẫn ổn định. Các chủ cơ sở chế biến thực phẩm rau củ trên địa bàn Đà Lạt cho rằng, nguyên nhân chính làm sú rớt giá là do người dân chạy theo thị trường khi thấy mặt hàng nào tăng giá thì đua nhau trồng mặt hàng ấy làm cho “cung” lớn hơn “cầu”, trong lúc thị trường trong nước quá nhỏ lẻ, thị trường xuất khẩu chậm nên lượng rau dư thừa là rất lớn. Ông Nguyễn Viên, Chủ tịch UBND phường 7, còn cho biết, người trồng rau chưa chú ý nhiều đến chất lượng nên rau Lâm Đồng rất khó cạnh tranh trên thị trường, nhất là xuất khẩu.

Những năm qua vấn đề tìm thị trường tiêu thụ rau ổn định vẫn luôn nóng hổi của các cấp quản lý và nông dân Lâm Đồng. Mới đây, lãnh đạo tỉnh đã có những chuyến công du sang Campuchia để tìm thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản nhưng chuyện đó còn phải có thời gian và trước mắt chuyện bấp bênh của thị trường rau Lâm Đồng sẽ còn tái diễn thêm một thời gian dài nữa.

C.HOAN – H.THƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang