• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mừng hay lo khi nông dân phá các loại cây để trồng lúa?

Nguồn tin: ND, 19/7/2008
Ngày cập nhật: 19/7/2008

Mấy tháng trở lại đây, tình trạng nhiều hộ nông dân ở Bạc Liêu đổ xô chặt phá các loại cây trồng, chuyển diện tích nuôi tôm, cá sang trồng lúa. Bên cạnh lợi ích trước mắt, thực tế đã xuất hiện những vấn đề và nguy cơ đáng lo ngại, đòi hỏi các cấp chính quyền và các hộ nông dân trong tỉnh cần tỉnh táo tính toán, cân nhắc.

Cây lúa "lên ngôi"

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 20.000 ha lúa hè thu; đáng lưu ý, diện tích trồng lúa của tỉnh từ cuối năm 2007 đến nay tăng lên khá nhanh.

Theo kế hoạch, năm nay, diện tích sản xuất theo mô hình lúa - tôm của tỉnh gần 19.500 ha, nhưng đến nay đã tăng lên gần 30.000 ha. Nhiều hộ nông dân ở huyện Hồng Dân và Phước Long đã phá rừng tràm để trồng lúa. Ðiển hình là hộ Ðặng Kim Em, ấp Xẻo Quau, thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) phá hơn 20 công tràm để trồng một vụ lúa và một vụ khoai. Ở xã Ninh Quới, nông dân phá hơn 100 ha rừng tràm và vườn tạp để làm từ hai đến ba vụ lúa. Còn ở huyện Phước Long, nông dân huyện này cũng đã phá hơn 30 ha rừng tràm (trong tổng diện tích 90 ha rừng tràm) để trồng lúa.

Vì sao có tình trạng này? Theo nhiều hộ nông dân, nguyên nhân chính dẫn đến việc chặt phá tràm vì cây tràm đã qua rồi cái thời "hoàng kim", giá tràm chỉ còn từ 8.000 đến 10.000 đồng/cây. Nếu trồng tràm, trung bình chỉ lãi khoảng 5 - 6 triệu đồng/ha/năm, thời gian hơn ba năm mới cho thu hoạch. Còn hiện nay, nếu trồng lúa kết hợp trồng màu, nuôi cá, thu nhập bình quân cũng 50 - 70 triệu đồng/ha/năm, vì vậy, từ năm 2006 đến nay, cây tràm lần lượt bị đốn bỏ để nhường chỗ cho cây lúa và con tôm. Nếu năm 1990, diện tích trồng tràm của huyện Hồng Dân còn hơn 3.000 ha, thì hiện tại chỉ còn khoảng 700 ha và diện tích này đang tiếp tục giảm.

Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân Võ Văn Út cho biết: "Lựa chọn những cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao là việc làm luôn được chính quyền và nguời dân quan tâm, tìm tòi.

Tuy nhiên, điều chúng tôi đặc biệt chú ý là việc thay đổi cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển diện tích trồng tràm và các loại cây khác sang trồng lúa cần xem xét kỹ nhằm phát huy được hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững, chứ không phải sản xuất theo kiểu phong trào để rồi rơi vào cảnh "được mùa, mất giá" như một số cây trồng, vật nuôi, điển hình là cá tra, cá ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua...".

Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Thực tế những năm qua, tại các xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi) và thị trấn Ngan Dừa, xã Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh (huyện Hồng Dân)..., chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp phát động phong trào cải tạo vườn tạp bằng việc phá các cây đang trồng để trồng cam, quýt và các loại cây ăn trái khác. Nhiều hộ dân cũng được vay vốn để phát triển vườn cây, ao cá từ vài triệu đồng cho đến cao nhất 30 triệu đồng. Ðùng một cái, phong trào nuôi tôm rộ lên, thế là nhiều diện tích đã cải tạo trồng cây, nuôi cá phải cải tạo lại nuôi tôm.

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân cho biết: Con tôm chỉ nuôi được một thời gian là thất bại. Sang năm 2006, nông dân ở đây lại bỏ tôm để quay sang trồng cây ăn trái. Còn bây giờ thì họ bắt đầu đốn cây để trồng lúa. Ðến nay, nhiều hộ nợ ngân hàng vẫn chưa trả hết chỉ vì chuyển "hết trồng rồi lại chặt"...

Cho đến nay, có lẽ nhiều người ở Bạc Liêu vẫn còn nhớ vào những năm 2000-2001, hàng nghìn người dân ở các huyện Hòa Bình, Giá Rai, Ðông Hải, Vĩnh Lợi đổ xô đi phá đập đưa nước ngọt vào nuôi lúa để nuôi tôm, làm cho hàng chục nghìn ha lúa bị nhiễm mặn. Lợi nhuận của con tôm đã làm cho người nông dân không cần suy nghĩ hay tính đến hậu quả sau này. Rồi vài năm trở lại đây, khi nuôi tôm thua lỗ và số tiền nợ các ngân hàng vì đầu tư cho nuôi tôm lên đến con số hàng nghìn tỷ đồng đã làm cho nhiều người ngao ngán con tôm.

Trong khi đó, giá lúa liên tục tăng, chi phí đầu tư trồng lúa so với nuôi tôm lại thấp và ít rủi ro càng thôi thúc nhiều người quyết tâm từ bỏ con tôm. Cụ thể như một số xã Tân Thạnh, Tân Phong, Phong Thạnh Tây (huyện Giá Rai), xã Vĩnh Mỹ A (huyện Hòa Bình), xã Hưng Thành (huyện Vĩnh Lợi)... từng là nơi chuyên canh con tôm, vậy mà vụ mùa năm 2008 này, nhiều hộ nông dân đã cải tạo vuông tôm để chuyển sang làm một vụ lúa - một vụ tôm, thậm chí, có hộ còn dứt khoát "ôm lúa bỏ tôm".

Ðiệp khúc hết trồng rồi lại chặt không chỉ làm hao tốn công sức, tiền của mà còn để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội, môi trường...

Thiết nghĩ, bài học về phá ruộng lúa để nuôi tôm, nay lại bỏ tôm để trồng lúa, cần được các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp và mỗi hộ nông dân ở Bạc Liêu nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm trước khi quyết định việc chuyển đổi sản xuất, cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

DUY TRỌNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang