• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

'Vua giun quế' xứ Bắc

Nguồn tin: TP, 14/07/2008
Ngày cập nhật: 16/7/2008

Nhìn vào cơ ngơi gần 400m2 chuồng trại kiên cố kết hợp nuôi giun quế với gà đồi lớn nhất miền Bắc có trị giá hàng tỷ đồng, chẳng ai nghĩ vị đại gia sở hữu lại là một trung tá, bệnh binh mất 61% sức khỏe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Mô hình nuôi gà kết hợp với giun quế của gia đình ông Lý

Ông là Nguyễn Văn Lý, Chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất thực phẩm sạch Thành Thịnh. Người ta thường gọi ông với cái tên trìu mến “vua giun quế”.

Vượt lên chính mình

Chúng tôi đến thôn Quang Hiển, xã Quang Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang) đúng lúc ông Lý đang chuẩn bị đi dự hội thảo khuyến nông ở Hải Dương.

Anh cán bộ khuyến nông xã cho biết: “Hôm nay ông Lý vẫn còn thong thả đấy, ngày thường, lúc nào ông cũng tất bật vì những luống giun và các đoàn khách ở khắp mọi nơi tìm đến, nhiều khi xe con đỗ kín từ cổng vào”.

Nhìn dáng người nhỏ thó thoăn thoắt hòa thức ăn cho giun ăn ít ai nghĩ ông Lý đã ở cái tuổi ngũ tuần. Người ta khâm phục vị đại gia giun quế bởi đức tính cần mẫn, sẵn sàng vén quần xuống vườn chăm giun. Vừa tranh thủ khai thác giun bán cho khách, ông Lý kể lại cơ duyên đến với nghề “hốt bạc” của mình cho chúng tôi nghe.

Ông Nguyễn Văn Lý, sinh năm 1953 ở thôn Quang Hiển, xã Quang Thịnh (Lạng Giang). Năm 1970, ông nhập ngũ và được giữ lại công tác tại Cục quản lý xe máy - Tổng cục hậu cần.

Sau nhiều khóa đào tạo, ông Lý thuộc lớp đầu đàn về lái xe trong thời chiến nên được giữ lại làm giáo viên dạy lái xe cho các chiến sỹ phục vụ chiến trường miền Nam. Hòa bình lập lại, sau 13 năm cống hiến, ông Lý về nghỉ mất sức 61% vào năm 1982.

Quà của ông Lý mang về cho vợ con là những tấm giấy khen, bằng khen, huân chương Kháng chiến hạng hai. “Thời bấy giờ khó khăn lắm, gia đình lại đông con mà lương của tôi chỉ có 100 đồng con, thu nhập chỉ dựa vào nông nghiệp. Muốn phát triển kinh tế nhưng sức khỏe yếu, ốm quay ốm quắt” - Ông Lý tâm sự.

Nhưng khó khăn càng chồng chất hơn từ năm 1994 đến 1997, khi hai con trai lớn của ông đều vào đại học. Thấy con ngoan ngoãn học giỏi, ông quyết tâm lao vào làm kinh tế để nuôi các con ăn học.

Vợ chồng ông xoay xở người thân, vay ngân hàng đầu tư mua được 4 con trâu, 10 con lợn cùng với đồi vải và thả cá nhưng chật vật vẫn chẳng đủ cho các con ăn học.

“Sức khỏe yếu sẵn, có nhiều lúc chỉ muốn buông xuôi, nhưng thấy con cái ngoan ngoãn học hành chăm chỉ là động lực thúc đẩy tôi quyết tâm hơn. Xem ti vi, đọc báo tôi thấy có nhiều tấm gương cựu chiến binh, thương binh nặng vẫn vươn lên làm giàu thì tại sao mình lại không làm được. Từ khi tham gia lao động phát triển kinh tế lại thấy sức khỏe tăng lên nhiều, không còn thấy đau ốm như xưa nữa” - Ông Lý tâm sự.

Có lẽ niềm hạnh phúc và thành công lớn nhất của ông Lý là thành công của ba đứa con. Con trai lớn là Nguyễn Văn Tưởng 2 bằng cử nhân (Quân sự và Chính trị) hiện là Đại úy đóng quân tại Sư đoàn 3, Quân khu 1; con trai thứ hai là Nguyễn Văn Chữ, tốt nghiệp đại học Kinh tế quốc dân với sự hỗ trợ của ông đã mở công ty sản xuất thức ăn gia súc Nam Thành; con gái Nguyễn Thị Thư đang là sinh viên năm cuối đại học Thương mại.

Giàu nhờ… giun

Đã trải qua nhiều cách làm giàu, nhưng ông vẫn thấy không ổn định. Trong một chuyến đi thăm quan ở thôn Võng La (Đông Anh, Hà Nội) ông Lý rất ấn tượng với mô hình nuôi giun quế.

“Mặc dù người dân Võng La đất chật nhưng vẫn phát triển được mô hình nuôi giun hiệu quả, tại sao quê mình lại không thể nuôi giun, trong khi diện tích và thức ăn đang dư thừa?”.

Đầu năm 2007, được sự giới thiệu và giúp đỡ của Trung tâm tư vấn Chất lượng sản phẩm và Cty thức ăn gia súc Đại Nam ( trụ sở tại Hà Nội), ông đã mua 20kg giun quế giống về thử nghiệm trên diện tích 6m2.

Hàng ngày, ông cùng vợ là bà Ngô Thị Mai tần tảo đi khắp các cánh đồng trong xã nhặt phân về cho giun ăn. Cuối năm 2007, ông Lý đã thu được 5 tạ giun thương phẩm và phát triển diện tích nuôi giun lên 90m2.

Ông Lý cho biết: “Lúc đầu, do không có kinh nghiệm nên cũng phải trả giá đấy. Vì ủ phân chưa đủ độ mục, cứ thế cho ăn làm giun chết hàng loạt”.

Qua những chuyến đi thực tế về Võng La và tìm tòi học hỏi trên các sách báo, ông Lý đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực còn mới mẻ này.

Ông giải thích về kỹ thuật nuôi giun: Đầu tiên là phải xây chuồng trại kín đáo để che mưa che nắng. Luôn giữ nhiệt độ trung bình trong các luống giun ở 20độ C. Khi thời tiết xuống dưới 6 độ hoặc tăng lên trên 30 độ cần phải treo bóng điện sưởi ấm và tưới nước, che chắn cho giun.

Trung bình, cứ 3 hôm cho giun ăn một lần. Nếu tuân thủ đúng các kỹ thuật thì chỉ sau một tháng với mật độ thả 2,5kg giống/1m2 cho thu nhập khoảng 7 đến 8 cân giun thương phẩm.

Với giá thị trường từ 150- 200.000 đồng/kg giun quế được coi là mô hình sản xuất “làm chơi ăn thật” đơn giản, vừa dễ làm, vốn đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế lại cao.

Vừa tận dụng được phân của các loại vật nuôi như lợn, gà, trâu, bò vừa quay vòng làm thức ăn cho gà, vịt. Kết hợp với nuôi giun, ông Lý đầu tư xây chuồng trại nuôi gà đồi. Tận dụng phân giun trộn với cám gà vừa tiết kiệm được 50% chi phí mua cám tăng trọng vừa rút ngắn thời gian xuất chuồng.

Giun và phân giun có chứa nhiều chất đạm và chất kháng khuẩn, gà đồi cho ăn loại thực phẩm này luôn sạch giun sán, ít bệnh tật. Mô hình nuôi gà kết hợp với giun quế như của ông Lý được coi là hình thức sản xuất nông sản sạch của các địa phương hiện nay.

Hiện, ông Lý đã mở rộng quy mô lên 200m2 đất nuôi giun, gần 200m2 thả gà đồi, được đánh giá là mô hình lớn nhất miền Bắc. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, gia đình ông đã thu được hơn 100 triệu đồng từ nuôi giun. Từ mô hình kinh tế mới, ông Lý đã trang trải được nợ nần và có “bát ăn bát để”.

Ông Lý đang dự kiến mở rộng mô hình nuôi giun kết hợp với thả gà đồi lên diện tích gần 6.000 m2, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Thấy được lợi ích lớn từ mô hình chăn nuôi giun nhà ông Lý, nhiều hộ ở địa bàn trong tỉnh và cả miền Bắc đã tìm đến ông. Đến nay, khách hàng của ông Lý ở khắp các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An tìm đến đặt giun giống và học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi giun của ông Lý.

Trong xã Quang Thịnh cũng có nhiều hộ được ông hướng dẫn đã phát triển được nghề nuôi giun như gia đình ông Trịnh Đình Hoằng, Đặng Đình Lý...

Đầu năm 2008, Trung tâm khuyến nông đã về xã Quang Thịnh để mở Hội thảo bàn về phương pháp nuôi giun quế và chủ trương nhân rộng mô hình này ra những địa phương khác.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Tám, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chất lượng sản phẩm đánh giá cao về mô hình nuôi giun quế và hiện đang có những nghiên cứu rất cụ thể về mô hình chăn nuôi mới này.

Đặc biệt là trong nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Gia đã chứng minh giun quế là nguyên liệu tốt để chế tạo ra các loại thuốc như Lumbretine, Bravine, Ostocare, Amimore... có tác dụng điều trị các bệnh tai biến mạch máu não ở người già, loãng xương, còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ... Ông Lý còn cho biết, giun quế ngâm rượu được xếp vào “hàng độc” được nhiều người săn lùng.

Với cương vị là chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất thực phẩm sạch Thành Thịnh, ông Lý không chỉ được biết đến là “vua giun quế xứ Bắc” mà còn là người nông dân năng động biết tìm đầu ra và hướng đi đúng đắn cho sản phẩm nông sản của địa phương.

Thanh Xuân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang