• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Đồng bằng Bắc bộ – bước tiến dài, nhưng…

Nguồn tin: SGGP, 13/07/2008
Ngày cập nhật: 14/7/2008

Với gần 1,3 triệu ha diện tích đất nông nghiệp, chiếm 3,8% diện tích tự nhiên toàn quốc, dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 20% số dân của cả nước, đồng bằng Bắc bộ (ĐBBB) là 1 trong 2 vùng sản xuất nông nghiệp (NN) trọng điểm của nước ta. Cuối những năm 1980, ĐBBB vẫn lạc hậu do thiếu vốn và máy móc, chưa sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong vùng. Nhưng năm 1992, nơi đây đã bắt đầu xuất khẩu gạo và các sản phẩm từ chăn nuôi...

Bắt đầu từ chuyển dịch cơ cấu

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng nhận định, trong 7 năm từ 2001 đến 2007, mặc dù liên tiếp phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, NN vùng ĐBBB vẫn có tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế của vùng đã chuyển nhanh theo hướng công nghiệp - dịch vụ, NN. Đặc biệt, tỷ trọng NN trong cơ cấu kinh tế nói chung có tốc độ chuyển dịch cao, ngay cả trong nội bộ của ngành. Công nghiệp nông thôn đã ngày càng phát huy tác dụng, đặc biệt là công nghiệp cơ khí phục vụ cho sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản ở các tỉnh và thành phố như Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nội… bám sát được nhu cầu không chỉ của vùng mà còn của một số tỉnh lân cận và thị trường Trung Quốc. Tỷ trọng và quy mô trồng lúa chất lượng cao (trong đó có xuất khẩu) đã không ngừng tăng lên. Bên cạnh trồng cây lương thực, nhiều loại cây trồng khác cũng được khôi phục và phát triển.

Tình trạng manh mún trong trồng lúa ở đồng bằng Bắc bộ vẫn khá phổ biến.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, song song với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào chăn nuôi như: thụ tinh nhân tạo, cấy ghép con giống có năng suất chất lượng cao, ứng dụng thuốc kích thích sinh trưởng, vaccine phòng chống dịch bệnh... đã giúp tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành NN không ngừng tăng.

Nhiều hộ dân đã chuyển sang chăn nuôi gia súc lấy sữa và xuất khẩu – hình thành các trang trại lớn và các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu tại Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương… Một số mô hình nuôi bò sữa ở Ba Vì (Hà Tây), Mộc Châu (Sơn La) trở thành kiểu mẫu. Việc nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt, nước mặn và nước lợ phát triển tại Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định… Do vậy, các sản phẩm thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu cho các khu công nghiệp, đô thị, các tỉnh bạn mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, thậm chí vào những thị trường khắt khe và khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Chưa tương xứng với tiềm năng

Tuy nhiên, theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), NN vùng ĐBBB giai đoạn 1995- 2005 có tốc độ tăng trưởng thấp (4,47%/năm), chưa bằng tốc độ phát triển NN toàn quốc (4,65%/ năm); tỷ lệ GDP NN của vùng so với toàn quốc chưa có sự cải thiện đáng kể, 23,52% năm 1995, đến 2007 cũng chỉ 23,7%. Đặc biệt là việc xuất khẩu hàng thủy sản. ĐBBB có nhiều điều kiện về môi trường, đánh bắt thủy sản nhưng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu chỉ chiếm 6,93%, trong khi toàn quốc chiếm đến 22,7%. Khối lượng xuất khẩu hàng nông sản cũng thấp, thường không đủ khả năng thực hiện các hợp đồng lớn. Vùng ĐBBB có tới hàng trăm chủng loại hàng nông sản xuất khẩu, tuy nhiên số lượng và giá trị hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, không ổn định và chưa có mặt hàng chủ lực của riêng mình. Vì vậy, mặc dù hết sức cần cù, thu nhập của nông dân ĐBBB vẫn ở mức thấp.

Trong một cuộc hội thảo mới đây bàn về biện pháp tìm chỗ đứng cho hàng nông sản VN trên thị trường quốc tế, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ ra rằng, để nền NN VN có chỗ đứng vững vàng trên “sân nhà” rồi vươn ra “sân khách”- thị trường thế giới, KHKT phải giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Từ quan điểm đó, Bộ trưởng cho biết hàng năm, Bộ NN-PTNT sẽ ưu tiên đầu tư cho KHKT nhằm nâng tầm sản phẩm NN, trong đó mở rộng thị trường xuất khẩu của các sản phẩm chế biến và sản phẩm sạch.

Đây là một giải pháp hết sức quan trọng để chuyển dịch thành công cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó là các sản phẩm cao cấp mà vùng này có lợi thế lại được thị trường nước ngoài cần như gạo, rau quả, hoa, thủy hải sản, sản phẩm các làng nghề… Đặc biệt chú ý đến các thị trường có lợi thế về sản phẩm, khoảng cách vận chuyển không xa và nhu cầu lớn là: Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á, Nga và các nước SNG. Như thị trường Nga vào mùa đông, rất cần các sản phẩm nhiệt đới của Việt Nam. Nguyên tắc là phải chuyển từ những sản phẩm ta có sang sản phẩm mà thị trường cần.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong thời gian tới bộ xác định những mặt hàng nông sản sau đây làm chủ lực của vùng ĐBBB: thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng), gạo thơm, lạc, heo, quả đặc sản với kim ngạch xuất khẩu 50-100 triệu USD/năm/mặt hàng; và 3 mặt hàng chủ lực trong giai đoạn tiếp theo (sau năm 2010) là thủy sản nuôi trồng, rau, quả đặc sản với kim ngạch xuất khẩu 150-300 triệu USD/năm/mặt hàng. Song song với đó, đầu tư phát triển có hiệu quả ngành công nghiệp chế biến, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn nguyên liệu nông sản vững chắc cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

TS ĐẶNG KIM SƠN, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn:

3 nguyên nhân khiến ĐBBB phát triển chưa tương xứng với tiềm năng Trước hết là quy hoạch chiến lược phát triển còn nhiều bất cập, đặc biệt là quy hoạch hạ tầng cơ sở KTXH như giao thông, thủy lợi, điện, khu công nghiệp, làng nghề… Bên cạnh đó, ĐBBB chưa có cơ chế chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ các thành phần kinh tế. Tính năng động, sáng tạo của các địa phương còn hạn chế; các bộ, ngành còn nhiều lúng túng, chưa chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính và không chịu đổi mới cơ chế kinh tế…

Ông NGUYỄN PHƯỢNG VỸ, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách (Bộ NN-PTNT): Phải tiếp tục “dồn đất, đổi thửa”, tạo thành những vùng sản xuất lớn

Hạn chế lớn nhất của dân cư nông thôn mang đậm tính chất thuần nông, hầu hết vẫn “lấy công làm lãi”, trên mảnh ruộng manh mún. Khu vực này hiện có 26.353.080 thửa ruộng chia cho 2.815.934 hộ, trung bình mỗi hộ có gần 9,4 thửa. Chất lượng nguồn lao động trong NN, kết cấu hạ tầng NN, nông thôn mặc dù so với nhiều vùng trong cả nước có cao hơn nhưng so với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn lạc hậu. Sản xuất NN mang tính thời vụ và độ rủi ro cao. Để NN VN có vị trí xứng đáng như một cường quốc về NN, khu vực ĐBBB phải hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển KTXH nông thôn, đặc biệt là hoàn thiện công tác quản lý đất đai vùng; đẩy nhanh tiến bộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Đồng thời, tiếp tục thực hiện công việc “dồn đất, đổi thửa” để tạo thành những vùng sản xuất lớn, có thể thực hiện canh tác nhiều loại sản phẩm hàng hóa NN trên cùng một diện tích đất gieo trồng.

THÀNH NAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang