• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cách nào để nhân rộng những mô hình?

Nguồn tin: SGGP, 14/9/2004
Ngày cập nhật: 15/9/2004

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phong Điền:

Nhắc đến địa danh Phong Điền- Cần Thơ, nhiều người nghĩ ngay đến chợ nổi và những vườn cây ăn trái bạt ngàn, mơn mởn suốt bốn mùa. Nhưng, trong một thời gian dài, do bị ảnh hưởng của sâu bệnh, giá cả bấp bênh, kinh tế vườn ở Phong Điền cứ teo tóp dần, khiến nhiều nông dân điêu đứng... Nhiều người lo ngại những đặc sản miệt vườn nơi đây sẽ đi vào quên lãng... Nhưng... 1-2 năm trở lại đây, nhiều mảnh vườn ở Phong Điền đang hồi sinh... Một lớp nông dân mới năng động, đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng với hiệu quả khả quan đang xuất hiện ngày càng nhiều, đem lại nhiều tín hiệu vui cho miệt vườn này...

NHỮNG NÔNG DÂN KHÔNG CHỊU "ĐẦU HÀNG"

Đã có lúc nhiều người dân ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh đoan chắc rằng ông Trương Ngọc Bé sẽ không gượng dậy nổi. Chuyện thế này: Năm 1994, toàn bộ 6 công quýt đường của ông Bé đồng loạt chết do bị ngập lũ. Nguồn sống chính của gia đình bị hủy hoại, ông Bé lâm bệnh cả tháng trời. "Bỏ vườn ư? Đâu được! Mình là nông dân, không bám đất lấy gì mà sống". Nghĩ thế, sau khi khỏi bệnh, ông Bé bắt tay ngay vào việc đầu tư làm đê bao và trồng lại cam sành. Đến năm 1997, khi hệ thống bờ bao đã khép kín khu vườn thì 2.000 gốc cam sành cũng đã xây bàng thang, xanh mướt. Ông Bé cho biết: Bây giờ, trồng cam sành chỉ 2 năm là cho trái. Nếu biết áp dụng kỹ thuật cho trái nghịch mùa thì có giá cao hơn. Cái lợi khác của cây cam sành là trồng được nhiều cây trên diện tích hẹp (khoảng cách giữa các cây chỉ cần 1 - 1,2 m). Khi được hỏi về thu nhập từ cam sành, ông Bé làm một phép tính đơn giản: "Mỗi cây cam chỉ cần cho 10 kg trái/năm, với giá 4.000 - 4.500/kg, mỗi năm tôi thu được khoảng 80 - 100 triệu đồng". Để tránh cho cây cam bị mất nước và để trái không bị nám, ông Bé còn trồng chuối cao xen lẫn trong vườn cam để "lấy ngắn nuôi dài". Giờ đây, tiền bán chuối mỗi tháng hơn 1 triệu đồng trở thành vốn đầu tư phân bón cho cây cam. Ở xã Mỹ Ái hiện đã có thêm nhiều mô hình xen canh "lấy ngắn nuôi dài" như ông Bé.

... Cũng gần giống như ông Bé, anh Nguyễn Thanh Xuân ở ấp Thới An B, xã Giai Xuân cũng từng lận đận, lao đao với cây quýt, cây nhãn... do cảnh thất mùa, thất giá. Nhưng đó là chuyện của gần 3 năm về trước. Giờ đây, nhiều người trong xã biết đến anh Xuân như một người nuôi cá "mát tay"và cũng nhà cung cấp thức ăn cho dân nuôi cá. Thấy trồng nhãn trồng quýt cực quá mà cứ nghèo và lại nhớ câu "muốn giàu nuôi cá...", tháng 6 năm 2001 anh Xuân thả nuôi thử 75 kg giống cá trê vàng lai. Vụ đầu thắng đậm, anh quyết định đào thêm 2 ao mới, nâng diện tích mặt nước lên 1.500 m2. Theo anh Xuân, chi phí đầu tư cho một kí-lô- gam cá khoảng 4.500 - 5.000 đồng. Nếu giá xuất bán tại ao dao động khoảng 9.500 - 11.000 đồng/kg như thời gian qua là "sống được". Năm nay, anh Xuân đã thu hoạch xong lứa cá thứ nhất, lời 130 triệu đồng. Tháng 9 tới đây, lứa cá thứ 2 sẽ xuất ao, anh ước tính cũng đạt chừng đó lợi nhuận. Thắng đậm qua mấy vụ cá, anh đã có tiền anh đầu tư mua 1 chiếc xe tải và 2 xe ba gác chuyên chở thức ăn cung cấp cho các hộ nuôi cá trong xã và một số địa phương lân cận, mỗi ngày cũng kiếm lời vài trăm ngàn đồng.

Cũng từng gắn bó với cây nhãn, quýt đường trong gần 30 năm, nhưng hiện tại, nói như lời bà con nông dân trong ấp Trường Khương, xã Trường Long, ông Nguyễn Tấn Thành cũng đã "chuyển dịch". Sau 3 năm trồng, giờ đây, vườn mít nghệ 360 cây của ông Thành đang cho trái vụ thứ nhất. Thu nhập lứa đầu mới vài chục triệu đồng nhưng ông Thành lạc quan lắm vì theo ông, từ vụ thứ hai trở đi, nếu giá cả như hiện nay, ông có thể thu nhập cả trăm triệu đồng/vụ mà chẳng tốn bao nhiêu công sức. Trong khi chờ thành quả từ cây mít, ông nuôi thỏ. Cách nuôi thỏ của ông xem ra cũng khá nhàn: mùa nắng thả lang tận dụng cỏ trong vườn mít làm thức ăn, mùa mưa ông mới cho thỏ vào lồng. Một con thỏ con, nuôi 4 tháng bắt đầu đẻ; mỗi lần 6 - 8 con. Thỏ con khoảng 1 tháng thì xuất chuồng, giá bán 25.000 - 30.000 đồng/con. Nếu để thỏ trưởng thành (4 tháng) bán thịt, mỗi con giá 60.000 - 80.000 đồng. Hiện nay, 60 con thỏ cái của ông Thành đang trong độ sinh sản nhưng con giống không đủ bán...

Nuôi cá sấu - một nghề mới của nhiều nông dân ở huyện Phong Điền.

Có thể nói, những mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong phạm vi kinh tế hộ gần đây đang phát triển khá mạnh ở Phong Điền. Song, vấn đề đang đặt ra hiện nay là làm thế nào để các mô hình này được nhân rộng và phát triển bền vững?

NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH BẰNG CÁCH NÀO?

Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Phong Điền, toàn huyện hiện có khoảng 6.000 ha vườn cây ăn trái đa chủng loại (chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên) và gần 1.800 hộ nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi (SX-KDG) với nhiều mô hình sản xuất khác nhau. Đồng chí Huỳnh Tiến Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy lâm thời huyện Phong Điền, cho biết: "Huyện ủy vừa tiến hành khảo sát các mô hình SX-KDG ở tất cả các xã nhằm tìm ra những mô hình mới, nhân tố mới đạt hiệu quả cao để nhân rộng trong toàn huyện và trên cơ sở đó định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong những năm tới. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn các mô hình làm ăn có hiệu quả đều xuất phát từ kinh nghiệm tự phát trong nhân dân, quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ. Trước mắt, những mô hình này đang có hiệu quả nhưng về lâu dài, nếu không có sự hỗ trợ định hướng của Nhà nước sẽ có thể gặp rủi ro trong sản xuất như nhiều mô hình trước đây đã từng gặp".

Một trong những hạn chế dễ nhận thấy từ cách làm ăn nhỏ lẻ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nhiều nông dân gặp khó khăn trong khâu vay vốn vì các ngân hàng chỉ phát vay thông qua các Tổ đoàn kết - Hợp tác sản xuất (TĐK- HTSX) hoặc các hợp tác xã (HTX). Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phong Điền, cho biết: "Từ đầu năm đến nay, thông qua các TĐK-HTSX, Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho 1.831 hộ vay với số tiền hơn 14 tỉ đồng. Trong tháng 9 và tháng 10 này, Ngân hàng chính sách sẽ giải ngân tiếp 1,2 tỉ đồng cho các TĐK-HTSX. Tuy nhiên, mức vay 5 - 6 triệu đồng/hộ chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế của nông dân khi muốn chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên quy mô lớn". Ngoài ra, còn một số khó khăn khác là một số công trình thủy lợi nội đồng, đê bao khép kín chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên nhiều mô hình tuy có hiệu quả nhưng khó nhân rộng; nhiều nông dân thiếu thông tin trong khâu chọn giống vật nuôi, cây trồng; nguồn vốn trợ giá giống cây trồng vật nuôi của nhà nước quá ít ; thị trường tiêu thụ cũng chưa được chú trọng khi các mô hình kinh tế nông nghiệp mới đang phát triển nhanh...

Nghị quyết số 01 của Huyện ủy Phong Điền đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phương trong những năm tới là: Nông nghiệp -Thương mại, dịch vụ - Du lịch và Tiểu thủ công nghiệp. Huyện đã mời các nhà Khoa học ở Trường Đại học Cần Thơ và các cơ quan chức năng đến "hiến kế" để thống nhất định hướng chỉ đạo trên cơ sở kết hợp những kinh nghiệm thực tiễn của nông dân với những căn cứ khoa học. Đồng chí Huỳnh Tiến Dũng cho biết, hiện nay 6 xã trong huyện đang tiến hành Đại hội Nông dân SX-KDG để trao đổi học tập kinh nghiệm trong sản xuất. Sắp tới, huyện sẽ tổ chức một hội nghị chuyên về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tìm ra mô hình có tính bền vững để nhân rộng. Song song đó, huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành chuyên môn giúp nông dân liên kết bằng cách nhân rộng các mô hình TĐK- HTSX, HTX hoặc trang trại... để tạo yếu tố hợp tác phát triển bền vững.

Trước mắt, Phong Điền xác định mô hình phát triển bền vững của nông thôn là: vườn -ao - chuồng - biogas, trong đó chú trọng phát triển các vườn cam mật. Huyện ủy, UBND huyện sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, tìm cách giúp đỡ nông dân về kỹ thuật, vốn, đầu ra của sản phẩm, sớm nhân rộng những mô hình có hiệu quả. Trong đó, các vấn đề được ưu tiên xem xét đầu tư sẽ là: cung ứng giống sạch bệnh, hoàn chỉnh hệ thống và tăng cường mạng lưới cán bộ nông nghiệp ở cơ sở.

QUỐC TRƯỞNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang