• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghĩ nhiều hơn đến công việc và cuộc sống của nông dân

Nguồn tin: SGTT, 07/07/2008
Ngày cập nhật: 9/7/2008

Giá lương thực tăng nhanh, người nông dân ùn ùn trở lại trồng lúa. Vườn cây đặc sản, ao, đầm được cải tạo và trở lại thành đồng ruộng. Mọi chuyện đang diễn ra theo kịch bản ngược so với thời kỳ dài trước đây, khi mà cây lúa cứ đong đưa theo điệp khúc ru buồn thảm “trúng mùa, rớt giá; được giá, mất mùa”

Nhưng, với đà này, thì sớm muộn gì thì tình trạng tăng trưởng nóng trong sản xuất lúa sẽ diễn ra và rồi hạt lúa cũng sẽ chung số phận đầy nghịch lý cùng với con tôm, con cá tra: nhiều lúc nhu cầu của thị trường thế giới vẫn lớn, nhưng người sản xuất không thể bán sản phẩm với giá cao, do sự thao túng “làm luật” của mạng lưới trung gian. Cuối cùng, người trồng lúa, cũng như người nuôi cá, nuôi tôm, lại cắn răng bán đổ bán tháo, vật vã trong các cơn bão nợ nần và đối mặt với tương lai bất định.

Vấn đề là ai cũng thấy trước điều này, nhưng chẳng ai có hành động gì chính thức để ngăn chặn nó.

Ở các nước tiên tiến, nhà chức trách có các biện pháp tác động vào ý chí của người nông dân, qua đó, định hướng, điều tiết hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, để khuyến khích đầu tư vào một loại nông phẩm nào đó, chính quyền, thông qua các định chế tài chính, tiền tệ, giao kết với người nông dân về việc bảo hiểm giá nông phẩm ở đầu ra. Đề nghị bảo hiểm có thể ngưng lại một khi số lượng hợp đồng đã đạt đến một ngưỡng nào đó; và động thái này sẽ được người nông dân hiểu là tín hiệu cảnh báo về nguy cơ mất cân đối cung cầu trong lĩnh vực sản xuất được bảo hiểm, từ đó chủ động chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được ghi nhận trong luật, nhưng chưa có một lộ trình khả thi nào được vạch ra để chế định này áp dụng được cho các nghề nông

Ngoài ra, Nhà nước còn có chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng đối với các nghề nông. Đến một độ tuổi nào đó, người nông dân có thể yên tâm sống bằng đồng lương hưu trí và coi công việc đồng áng, chăn nuôi chỉ như một thú vui. Để được hưởng quyền về hưu, người làm nghề nông, trên nguyên tắc, phải thực hiện các nghĩa vụ ràng buộc bất kỳ người nào tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đúng hạn và đầy đủ trong một thời gian tối thiểu. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân có thể mất ổn định do tác động của những yếu tố khách quan; bởi vậy, việc thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm thường được đặt trong một cơ chế mềm dẻo với các khả năng triển, hoãn, miễn, giảm tương đối rộng rãi. Nhà nước còn có thể có chính sách đặc biệt, áp dụng đối với người nộp bảo hiểm gắn bó một cách trung thành với một khu vực nghề nghiệp nhất định. Chính sách này giúp hạn chế việc chạy theo phong trào, thị hiếu trồng trọt, chăn nuôi thời thượng, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô.

Ở Việt Nam người nông dân từ lâu đã quen với kiểu làm ăn tự phát, nghĩa là thấy trồng cây gì, nuôi con gì mang lại lợi nhuận nhanh chóng, thì cứ lao vào. Sự can thiệp vĩ mô, về phần mình, dường như không phải để tổ chức, điều hoà, phối hợp hoạt động kinh tế của những con người tạo thành ba phần tư dân số quốc gia đó một cách có lợi cho họ, mà chủ yếu để phục vụ cho những lợi ích khác… của ngân hàng, doanh nghiệp, nói chung, của những ông chủ lớn. Từ người trồng lúa, nuôi cá, nuôi tôm, đến làm muối, trồng cà phê… tất cả đều đã và đang thấm thía cách cư xử thiên lệch này. Chủ trương nhập khẩu muối gần đây, khi muối ăn đột nhiên trở nên khan hiếm, là một ví dụ điển hình: một mình gánh chịu tác động bất lợi của tình trạng cung vượt cầu, người làm muối lại không được quyền một mình hưởng lợi từ diễn biến ngược lại.

Còn chuyện bảo hiểm xã hội đối với người nông dân, cho đến bây giờ, vẫn chỉ là chuyện trong mơ. Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được ghi nhận trong luật và cả trong các văn bản lập quy của các cơ quan hành pháp; nhưng chưa có một lộ trình khả thi nào được vạch ra để chế định này áp dụng được cho các nghề nông. Không phải người ta không có điều kiện để làm việc đó. Đúng hơn, các nhà quản lý, mải miết với những việc lớn lao khác, đã vụng về quên mất những mảnh đời nhỏ bé, đang thầm lặng đổ mồ hôi để chăm lo bữa ăn cho toàn xã hội.

Khi nào mới thôi phải thấy cảnh người nông dân đóng vai phụ, đi bên lề và thường xuyên tủi phận vì cách ứng xử lạnh lùng của những người hoạch định chính sách?

TS Nguyễn Ngọc Điện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang