• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phóng sự : Vua thỏ

Nguồn tin: NNVN, 9/12/2003
Ngày cập nhật: 15/12/2003

Ở TP HCM, muốn thưởng thức các món thịt thỏ thì đến quán Berti ở tầng hầm khán đài B sân vận động Thống Nhất, muốn mua thỏ quay thì đến siêu thị Metro, còn muốn tự chế biến lấy để còn có thêm món tiết canh thì đến tiệm Lê Hữu cuối đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh để mua thỏ sống...

một ông già đã hơn 75 tuổi, béo tốt, khỏe mạnh, có dáng vẻ viên mãn như ông Địa. Vài năm gần đây, ông được "đề bạt" là " Vua thỏ". Không biết tài nghệ nuôi thỏ của vua đến đâu, muốn thăm trang trại thì ông bảo – nhiễm SARS chết sạch sành sanh rồi, xem chuồng không à. Thấy mấy chuồng thỏ lèo tèo ở tiệm thì cũng bán tin, bán nghi lắm. Tuy vậy, vẫn có điều chắc chắn được, đấy là trước khi có Lê Hữu thì thực khách không thể dễ dàng tìm được thỏ, rất nhiều người nuôi thỏ nhưng việc bán thỏ như con gà, con vịt ở chợ quê thì chưa thấy nơi nào. Vậy mà từ năm 1996 đến nay, lúc thịnh suy, bình quân Lê Hữu lại bán được đến 300 kg thỏ/ngày. Lê Hữu thực sự có công đưa con thỏ từ chỗ như là con vật nuôi kiểng đến con vật nuôi thịt hàng hóa.

Vua kể, việc nuôi thỏ bỗng dưng đến với ông cũng tình cờ như bao phi vụ làm ăn khác – Gia đình ông xây dựng một khu nghĩa trang ở Dầu Giây, nơi có triền đất đỏ bazan nổi tiếng. Cứ mỗi lần đi thăm mộ, ông rất bực mình vì nỗi cỏ mọc nhanh quá, thuê người phát thì mang tiếng không thực lòng thành kính, còn như tự làm thì mệt, ông nghĩ đến chuyện nuôi bò nhưng rồi lại quay qua nuôi thỏ vì thỏ ăn cỏ cũng bạo như bò nhưng bò lại nhiều người nuôi, mà ông lại muốn có sự độc đáo. Ấy là vào năm 1994, trong túi sẵn tiền nên ông bỏ ra hơn 200 triệu xây trại thỏ rất qui mô, nhà xây, lợp tôn, còn giống thì cứ đi tầm mua được con nào hay con nấy. Chẳng bao lâu, đàn thỏ con thì chết, con thì đẻ đái không ra gì đành phải làm lại từ đầu. Nhờ biết quan sát, ghi chép tỉ mỉ, khoa học, cuối cùng ông cũng đã đúc rút ra được kỹ thuật nuôi thỏ, từ việc xây dựng chuồng trại, chọn giống, thúc đẻ, chăm sóc nên đến cuối năm 1996 ông đã có đàn thỏ mẹ trên 300 con, mỗi tháng có thể xuất chuồng 200 – 300 con. Khi đã nắm bắt được kỹ thuật, ông đi vận động, truyền bá kỹ thuật cho một số người khác ở Long Thành, Biên Hòa, Bình Chánh cùng nuôi. Trang trại của ông trở thành nơi cung cấp giống với giá 150.000 đ/con, gấp đôi giá thị trường, nhưng bù lại, giống của ông lại được bảo hành, thậm chí có thể đổi con khác nếu không vừa ý. Và khi các trại thỏ đã đi vào sản xuất, ông mở cửa hàng chuyên bán thỏ sống trên đường Nơ Trang Long với nguồn hàng dồi dào, gắn bó 2 bên cùng có lợi. Việc bán thỏ đã mang lại cho ông trên dưới 1 triệu đồng/ngày tiền lời. Liên tục như vậy đến tháng 7/2003, khi toàn bộ thỏ các tỉnh phía Nam bị dịch xuất huyết do virus (ông gọi là SARS) hoành hành thì hoạt động của cả trại thỏ lẫn tiệm thỏ mới bị đình trệ.

Gắn sản xuất với buôn bán, tìm sự độc đáo trong kinh doanh đã trở thành máu thịt của ông. Trong phong trào hợp tác hóa sau năm 1975, ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp có một tập đoàn sản xuất độc đáo – Tập đoàn máy. Tập đoàn này chỉ có 70 mẫu ruộng nhưng lại có tới 50 chiếc máy cày các loại, chuyên đi cày thuê không những trong huyện mà cả huyện khác, tỉnh khác. Không ai biết rằng Lê Hữu Tài là người khởi xướng phong trào cày thuê tại đây từ năm 1961. Trước đây, năm 1956, ĐBSCL đã có máy, chế độ Ngô Đình Diệm đã từng trang bị máy cày cho vùng kinh tế mới Tân Hiệp, Kiên Giang nhưng thất bại vì 2 lý do, một là các máy cày của hãng Renaul, Someca đều là các máy công suất lớn, nặng nên làm việc tốt trên đất cứng nhưng lại mắc lầy trên nền đất yếu, hai là thời gian họat động của máy quá ít. Thấy được 2 lý do trên, ông tìm đến hãng Foxs, một hãng đang bị lép vế vì máy cày của họ chủ yếu công suất nhỏ, không thích hợp cho công việc khai hoang lúc bấy giờ. Ý tưởng của ông được đại diện hãng hoan nghênh nhiệt liệt, bán chịu cho ông một lúc 6 chiếc với điều kiện đi đâu ông cũng phải quảng bá cho hãng. Có máy ông mang theo 30 người vừa tài xế, vừa thợ máy, vừa phục vụ xuống Gãy Cờ Đen – trung tâm Đồng Tháp Mười cắm trại. Cày máy vừa nhanh, vừa rẻ, vừa tốt hơn cày trâu nên được nông dân ủng hộ hết mình, máy của ông phải cày cả ban đêm mà vẫn không kịp. Sau khi ông bỏ túi món tiền lời 700.000 đ ( tương đương với khoảng 2 tỷ hiện nay) ông bán lại máy cho người khác.

Từ năm 1962 đến 1968 ông trải qua các nghề làm quảng cáo, thu mua mủ cao su vùng chiến sự, giặt đồ cho lính Mỹ, nghề nào ông cũng chỉ làm một thời gian thu được lợi nhuận đáng kể là bán luôn cửa hàng cửa hiệu. Sau Tết Mậu Thân, ông ngồi xem truyền hình thấy nước ngoài có trượt Patin, vậy là ông nảy ra ý người Sài Gòn đầu tiên có Patin. Ông đem ý tưởng ra bàn bạc trong gia đình nhưng ai cũng dè bỉu ông ngông cuồng. Nhân lúc vợ về quê Nha Trang, ông kêu thợ đến đập nhà làm sân, đồng thời kêu các bạn bè cơ khí mày mò đến chế ra 250 đôi giày trượt trong lúc chỉ thấy dàng dạng trên truyền hình. Có sân, có giày, nhưng làm sao có người chơi, trong lúc để chơi được Patin thì sưng gối, sứt đầu mẻ trán là bình thường. Phải có sân tập. Lê Hữu Tài mướn một lúc 60 cô gái trẻ trung, xinh đẹp, chân dài đến phục vụ sân trượt nhưng trước đó 2 tháng các cô này đã được huấn luyện kỹ lưỡng nên vừa là người hướng dẫn, vừa là người phục vụ. Chính cung cách phục vụ mới lạ, hấp dẫn đã thu hút khách cực mạnh, doanh số ngày khai trương của sân Patin Gấu đen của ông chỉ 20.000đ nhưng chỉ mấy ngày sau đó đã lên xấp xỉ 100.000đ rồi 200.000đ, những ngày cao điểm nhất lên tới 230.000 đ/ngày (vàng 15.000 đ/lượng). Thấy Tài Gấu đen làm ăn được, một số người bắt chước đầu tư và vậy là Lê Hữu Tài lại bán luôn sân cho người khác.

Năm 1981, ông mở cơ sở sản xuất nệm mút với công suất chỉ 50 tấm/ngày bán với giá cầm chừng với mức lời 50.000 đ/ngày. Công việc đang tiến triển thì phải dẹp tiệm vì không ông trả lời được câu hỏi -Nguyên liệu, hóa chất ông mua ở đâu? Ngưng sản xuất nệm, ông quay qua nuôi và mua bán chim bồ câu. Cái tiếng giống rẻ, tốt nhanh chóng lan ra và ông lại thu lợi lớn.

Công việc đang tiến triển thuận lợi thì bất ngờ vợ ông mất. Lúc này 12 người con cũng đã trưởng thành, có công ăn việc làm tốt, mặt khác ông cũng đã ngoài 60, cái máu kiếm tiền cũng không còn nóng. Ông đi Dầu Giây xây nghĩa trang cho gia tộc và trở thành vua thỏ như một định mệnh.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang