• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành: Chỉ còn người già ra ruộng...

Nguồn tin: SGGP, 14/9/2004
Ngày cập nhật: 15/9/2004

Ngoại thành TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 120.000 - 150.000 người đang trong tuổi lao động nông nghiệp. Do áp lực của quá trình đô thị hóa, hiện nay đang có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp nên đồng ruộng đang khan hiếm lao động trầm trọng, nhất là lực lượng lao động trẻ.

Lúa chín đồng phải lo săn lùng lao động

Đặt chiếc liềm trên đống lúa vừa mới gặt, bà Huỳnh Thị Hai (50 tuổi, ấp 5, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh) gạt những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán, than thở: “Chỉ có 2 công (2.000m2) lúa mà hai vợ chồng tôi gặt, đập 2 - 3 bữa nay chưa xong. Thường năm nhóm thợ gặt bên Tân Kim (Cần Giuộc, Long An) qua đây rất đông nhưng năm nay kiếm muốn đỏ con mắt vẫn không có người”.

Hưng Long là một xã thuần nông. Mấy năm gần đây do tuổi cao, sức yếu, đến mùa thu hoạch lúa hai vợ chồng bà Hai ít khi xuống ruộng mà thường thuê công gặt, đập. Mấy ngày nay lúa chín vàng đồng, chạy đôn chạy đáo khắp nơi vẫn không tìm nổi công lao động gặt, đập buộc lòng vợ chồng bà phải tự lo. Người ít, lúa nhiều, hai vợ chồng bà phải vừa gặt vừa đập nhiều ngày vẫn chưa xong.

Không chỉ có gia đình bà Huỳnh Thị Hai ở xã Hưng Long mà nhiều gia đình khác ở các xã lân cận như Qui Đức, Tân Quí Tây, An Phú Tây (Bình Chánh) cũng đang cuống cuồng vì không thuê được nhân công gặt, đập lúa. Ông Nguyễn Văn Giữ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Qui Đức, cho biết, theo thống kê toàn xã có 2.477 người trong độ tuổi lao động nông nghiệp, nhưng thực tế năm nay chỉ có khoảng 300 - 400 người trực tiếp lao động trên đồng ruộng, số còn lại đều đi làm các ngành, nghề khác.

Do thiếu công lao động thu hoạch lúa nên vụ hè-thu năm nay giá một công gặt lên đến 30.000 đồng và giá công đập lên đến 50.000 đồng nhưng vẫn không có người làm. Năm ngoái nhiều chủ máy phóng lúa ở bên Tân Kim còn đưa máy sang nơi đây phóng nên lúa được thu hoạch nhanh, nông dân còn thời gian làm thêm được vụ mùa. Năm nay hầu hết các chủ máy phóng lúa ở bên đó đều chuyển sang nghề nuôi tôm sú, nhiều cánh đồng ở Qui Đức lúa chín vàng, chủ ruộng không thuê được máy phóng đã tự thu hoạch bằng thủ công rất chậm nên trễ vụ mùa, bỏ đất hoang.

Ở một số địa phương chủ ruộng thuê được chủ máy phóng lúa nhưng phải chịu mức giá rất đắt đỏ và còn bị chủ máy bắt chẹt đủ thứ. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hân ở ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn bức xúc: “Nhà tôi chỉ có 2.500m2 đất ruộng, mỗi năm đều làm 2 vụ, thu hoạch được khoảng 100 giạ lúa, chủ yếu chà lấy gạo ăn. Vụ hè-thu năm nay tôi thuê chủ máy phóng lúa ở Tây Ninh xuống phóng, chủ máy kêu giá đến 800.000 đồng/mẫu (ha) với điều kiện ruộng gần đường, còn xa hơn lên đến 900.000 đồng hoặc 1.000.000 đồng/mẫu, cao hơn năm trước 100.000 - 200.000 đồng/mẫu. Một số chủ máy phóng lúa thì không lấy tiền mà lại đòi ăn chia lúa theo tỷ lệ 25 ăn 5 (25 giạ lấy 5 giạ) và còn phải có thêm một “chầu nhậu” cho thợ sau khi thu hoạch mới chịu. Chưa kể khoản “tiền cò” cho những người liên hệ tìm chủ máy phóng lúa. Tính mọi chi phí coi như năm nay lỗ”.

Trai thợ hồ, gái thợ may, già loay hoay với đồng ruộng

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lao động nông nghiệp ở nông thôn, theo ông Phan Văn Huynh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Chánh, do đa số thanh niên bây giờ đều đi làm ở các nhà máy, xí nghiệp. Thường con trai thì đi làm thợ hồ, còn con gái đi làm ở các xưởng may, tuy thu nhập không cao nhưng được cái có công ăn việc làm thường xuyên. Ngoài ra có một số thanh niên tuy không làm ở các nhà máy, xí nghiệp nhưng cũng không chịu làm ruộng vì có tư tưởng sợ khổ và sợ đen đúa vì nắng gió.

Do thiếu lao động nông nghiệp nên vụ mùa năm nay ở huyện Bình Chánh có hơn 10% diện tích lúa mùa bị bỏ hoang, thậm chí có một số xã vùng lúa năng suất cao như Tân Kiên, Tân Túc có 100% diện tích bị bỏ hoang do mạ già không có người cấy. Không có lao động trẻ buộc lòng những người già phải xuống ruộng. Một cán bộ Hội Nông dân ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho biết hiện nay ở nơi đây có khoảng 70% lao động cấy lúa hoặc gặt lúa đều trên “hàng băm”, thậm chí có nhiều người già lụm cụm trên 60 tuổi vẫn còn phải xuống ruộng cấy lúa hoặc gặt lúa. Do số lao động nông nghiệp nơi đây đều già nên việc chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp đạt rất thấp.

Theo ông Đặng Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, hiện ở ngoại thành TPHCM đang có một luồng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Muốn nông dân ngoại thành “ly nông bất ly hương”, TP cần tổ chức lại các khâu sản xuất theo hình thức hợp tác xã để có điều kiện cơ giới hóa nông nghiệp, giảm dần lực lượng lao động thủ công. Mặt khác, TP cũng nên mở thêm các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp bằng cơ giới trong các khâu sản xuất như làm đất, thu hoạch, chế biến nông sản... để giảm bớt các khâu lao động bằng thủ công, vừa tăng năng suất lao động vừa giảm bớt hao hụt sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TPHCM, việc thành lập các HTX nông nghiệp ở ngoại thành TPHCM đang gặp nhiều khó khăn do thiếu những cán bộ trẻ có trình độ văn hóa cao. Đó cũng không chỉ là nỗi lo của ngành nông nghiệp TPHCM mà còn là nỗi lo chung của nhiều vùng nông thôn Nam bộ.

TRẦN CÔNG TẠO

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang