• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng rau mầm

Nguồn tin: TT, 06/07/2008
Ngày cập nhật: 7/7/2008

Nguy cơ ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích... ngày càng nhiều, người tiêu dùng đang phải tìm cách tự vệ. Ở Hà Nội, phong trào trồng rau mầm tại nhà đang nở rộ giúp tiết kiệm trong thời buổi bão giá, vừa an toàn cho bữa ăn vừa giúp nhiều người bệnh duy trì cuộc sống.

Rau mầm làm từ hạt đậu đỏ, đậu tương và hạt cải củ - Ảnh: Thu Hương

Hiện nay Hà Nội có khoảng 10 siêu thị bán các loại rau mầm: cải củ, cải ngọt, bông cải xanh... Một phần không nhỏ sản phẩm tại các siêu thị trên có xuất xứ từ trang trại ở Lương Sơn - Hòa Bình của hai chị em bà Đặng Phương Trâm và Đặng Kim Trâm (em của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm).

Rau mầm - sản phẩm “quí tộc”

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, rau mầm là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất và hoàn thiện nhất đối với sức khỏe con người. Sự nảy mầm làm tăng hàm lượng enzyme trong rau cao hơn 43 lần so với thức ăn bình thường. Quá trình nảy mầm dưới tác dụng của ánh sáng sẽ tạo chất diệp lục. Chất này giúp cơ thể khắc phục hiện tượng thiếu protein trong bệnh thiếu máu. Sử dụng rau mầm trong bữa ăn hằng ngày, cơ thể chúng ta sẽ được cung cấp lượng vitamin C, caroten A, vitamin B... rất dồi dào, có lợi cho sức khỏe.

Rau mầm có thể trồng ngay ở bancông, hành lang hay góc trống trong nhà, vì thế rất phù hợp với điều kiện sinh sống ở đô thị. Do là loại rau bổ dưỡng và an toàn nên giá của rau mầm đang ở hàng “quí tộc”. Tại các siêu thị, giá của rau mầm 30.000-90.000đ/kg. Với đại đa số người dân, việc mua rau sạch giá cao như trên là một điều không tưởng. Tuy nhiên, trồng rau mầm rất đơn giản, vì vậy giờ đi trên đường phố Hà Nội có thể thấy nhiều nhà có những thùng xốp con con, bên trong xanh um rau mầm.

Tại nhà ông Nguyễn Văn Khởi ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cả sân thượng chừng 5m2 trước là chậu cảnh, nay được biến thành thế giới của rau mầm. Từng là cán bộ công tác tại Trường ĐH Nông nghiệp, khi về hưu ông thử nghiệm trồng rau mầm. Ban đầu ông trồng đủ loại rau mầm: rau vừng, rau muống, cải ngọt, mầm lạc, mầm đỗ tương, đỗ đỏ... Đến nay chỉ với một diện tích khiêm tốn nhưng mỗi tuần ông Khởi cũng thu hoạch khoảng 10kg rau mầm, toàn bộ đã được đặt hàng để cung cấp cho khách sạn Daewoo.

Chị Bùi Thị Phương, 50 tuổi, ở khu đô thị Mỹ Đình 2 - người trồng rau mầm khá sớm - cho biết: “Nhà tôi ở tầng cao chỉ có bancông chừng 2m2, vừa đủ chỗ đặt hai khay rau. Đầu tuần nào tôi cũng gieo hạt để cuối tuần thu hoạch, cải thiện bữa ăn cho cả gia đình. Cách trồng rất đơn giản: chỉ cần mua hạt, ngâm khoảng năm giờ rồi trải hạt lên một tấm vải, ngày vẩy nước 2-3 lần. Ban đầu đậy kín, chỉ ba ngày rau mầm cao 4-5cm thì thi thoảng mở ra lấy nắng. Thường sau năm ngày là ăn được”... Thích rau gì được rau đó - đó là cái thú và cũng là niềm vui rau mầm đem lại cho người trồng.

Rau mầm giúp người chạy thận

Nhiều năm qua, hơn 50 bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở trọ tại khu nhà tôn phường Phương Mai sống lay lắt không kế sinh nhai, nhiều người phải bán gia sản tổ tiên để lấy tiền chữa bệnh. 50% số họ là những người trong độ tuổi lao động nhưng chẳng thể làm gì để sinh sống. Họ tìm việc khắp nơi, kẻ nhặt ve chai người đi bán nước... Nhiều người ngất lịm bên vệ đường vì tai biến. Điều mà những bệnh nhân chạy thận luôn trăn trở là có một công việc phù hợp với sức khỏe để giúp họ tự nuôi sống bản thân và chữa bệnh lâu dài.

Được sự giúp đỡ của các cán bộ Trung tâm khuyến nông Hà Nội, hội “Bồ đề chạy thận” đã học cách trồng rau mầm. “Ăn loại rau này chúng tôi thấy khỏe hơn và quan trọng là có thêm thu nhập để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật - ông Trần Văn Tặng - hội trưởng hội “Bồ đề chạy thận” - nói và chia sẻ: Cách trồng đơn giản, chỉ phải tưới nước kịp thời. Lứa rau đầu tiên thành công được bán hết ngay trong buổi chiều. Chúng tôi mừng quá, ươm ngay những giá rau mầm mới và cũng bán hết... Một quầy bán rau mầm của hội chạy thận nhân tạo đã xuất hiện tại cổng công viên Lênin.

Theo ông Nguyễn Văn Khởi, gia đình nào cũng có thể trồng rau mầm vì chỉ cần 3 thùng xốp đặt góc bếp, khéo chăm mỗi tuần đã có 3-4 ngày được ăn rau mầm. Nên ưu tiên trồng rau mầm từ các loại hạt: đỗ, vừng, lạc... vì rất ngon, có vị thơm và béo, có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Sản xuất rau mầm là một phương án kinh tế phù hợp với điều kiện của những người dân ngoại thành Hà Nội hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp.

C.V.KÌNH - T.T.HƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang