• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lúa vụ 3 ở ĐBSCL: Ẩn số về lũ

Nguồn tin: SGGP, 04/07/2008
Ngày cập nhật: 7/7/2008

Diện tích lúa vụ 3 (thu đông) chưa bằng 1/4 so với diện tích 2 vụ lúa chính là đông xuân và hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng đây là vụ gây nhiều tranh cãi. Đặc trưng của vùng ĐBSCL là hằng năm đều có lũ về, bên cạnh mặt tích cực là giúp vệ sinh đồng ruộng, tạo độ phì cho đất nhờ phù sa, lũ cũng gây thiệt hại về kết cấu hạ tầng, nhà cửa, sinh hoạt người dân và ảnh hưởng đến lúa vụ 3, đặc biệt là tại các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Khuyến cáo rồi khuyến khích

Cuối thập niên 1990 và nhất là đầu những năm 2000, lũ về sớm hơn và thuộc vào loại cao nhất trong lịch sử, làm nhiều nơi mất trắng lúa vụ 3 nên Bộ NN-PTNT khuyến cáo người dân hạn chế trồng lúa vụ 3, nhất là những tỉnh đầu nguồn. Năm 2007, trước nguy cơ dịch rầy nâu mang theo virus truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Bộ NN-PTNT cùng các tỉnh càng quyết liệt hơn trong việc hạn chế lúa vụ 3 (để trống đồng ruộng một thời gian nhằm cắt đứt nguồn thức ăn của rầy nâu), nên diện tích giảm mạnh, còn hơn 250.000 ha so với bình quân khoảng 370.000 ha/vụ.

Tuyển chọn giống lúa năng suất cao, kháng rầy, ngắn ngày ở vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: Đ.P.

Năm nay, giá lúa trong nước tăng mạnh, trong khi giá gạo giao dịch trên thế giới tăng từng tháng lên đến cả ngàn USD/ tấn. Đã vậy, dịch bệnh trên con tôm luôn đe doạ người nuôi có thể bị phá sản bất cứ lúc nào và nhiều loại cây ăn trái, nhất là cây có múi bị bệnh (đặc biệt là bệnh vàng lá - Greening). Trong bối cảnh đó, cây lúa trở thành sự lựa chọn số 1 ở vùng ĐBSCL. Vấn đề lúa vụ 3 một lần nữa lại được đặt ra, nhưng không phải hạn chế mà là khuyến khích bà con nếu có điều kiện nên mở rộng diện tích.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, theo số liệu tổng hợp của các tỉnh, lúa vụ 3 năm nay lên đến 470.000 ha, nghĩa là gần gấp đôi so với năm rồi. Hiện nay, An Giang đã gieo sạ tập trung khoảng 40.000 ha trong tổng số 80.000 ha, các tỉnh khác sẽ tập trung gieo sạ trong tháng 7 và tháng 8. Bài toán về dịch bệnh trên cây lúa giờ đây đã được giải quyết khá tốt, đó là gieo sạ tập trung để né rầy và sử dụng giống lúa kháng rầy. Năm 2007, áp dụng khá tốt việc gieo sạ tập trung (thay vì kéo dài 4-5 tháng/vụ), qua đó sắp sếp lại thời vụ, để đồng ruộng trống khoảng 20 ngày có thời gian cách ly, không cho dịch bệnh lây lan từ vụ này sang vụ sau. Bài toán về giống cũng đang áp dụng khá tốt nên năm nay bà con càng mạnh dạn trồng.

Cần cảnh giác

Những năm qua ở ĐBSCL chỉ có lũ nhỏ, trung bình và sử dụng các biện pháp thủy lợi nên hạn chế tác hại cho lúa vụ 3. Tiến sĩ Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết, Bộ NN-PTNT khuyến cáo hạn chế lúa vụ 3 ở các tỉnh đầu nguồn (An Giang, Đồng Tháp, Long An) nhưng sẽ rất khó trong bối cảnh lúa gạo cao giá như hiện nay. Thời gian qua, không ít nơi đã làm đê bao khép kín, điển hình là An Giang, có thể bảo vệ được vùng lúa tại chỗ. Nhưng không phải vùng nào cũng làm được việc này, mà trên thực tế cũng không thể làm như vậy cho tất cả. Vì vậy, đối với dịch bệnh, cơ bản có thể giải quyết được, song vấn đề lũ vẫn là một ẩn số, ít nhất là vùng lúa các tỉnh đầu nguồn.

Tuần qua đã có đợt “nước lũ” về các tỉnh đầu nguồn sớm hơn hàng năm khoảng 1/2 tháng, dù mực nước đã xuống và còn thấp (1,88m tại Tân Châu) so với mức báo động 1 (3,2m), nhưng vẫn cao hơn so năm 2007, tương đương với mực nước cùng kỳ 2001 và 2002 (2 năm có lũ cực lớn ở ĐBSCL). Dự báo nước lũ sẽ về và tiếp tục lên trong tháng 7 (có thể ở mức 3m), sau đó sẽ ồ ạt tràn về vào tháng 9 (mùa lũ chính vụ). Vì vậy, lúa vụ 3 vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười cần đặc biệt theo dõi để có biện pháp xử lý. Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, lượng mưa năm nay sẽ cao hơn trung bình hàng năm khoảng 20%-30% và số cơn bão ảnh hưởng cũng sẽ nhiều hơn.

ĐĂNG LÃM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang