• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề làm muối ở Ninh Thuận vẫn chưa hết khó khăn

Nguồn tin: ND, 5/7/2008
Ngày cập nhật: 6/7/2008

Việc làm ra hạt muối ở Ninh Thuận, cả muối công nghiệp và muối ăn, vẫn còn nhiều bất cập, cần sớm tháo gỡ để khai thác tốt nhất tiềm năng vốn có.

Nghề muối hình thành ở Ninh Thuận từ lâu đời và tiềm năng phát triển sản xuất muối ở đây còn rất lớn. Ðịnh hướng của tỉnh đến năm 2010 sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu muối của cả nước. Tuy vậy, việc làm ra hạt muối ở Ninh Thuận, cả muối công nghiệp và muối ăn, vẫn còn nhiều bất cập, cần sớm tháo gỡ để khai thác tốt nhất tiềm năng vốn có.

Khi con tôm "nhường ngôi" cho hạt muối

Tranh thủ những ngày nắng ráo, bà con diêm dân cả thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) liên tục "bám" đồng. Yếu tố chính kích thích bà con là giá muối liên tục tăng. Những ngày cuối tháng 6 này, giá muối ăn bán tại ruộng đã lên đến 1,5 triệu đồng/tấn. Trên đồng muối Khánh Tường, từng ô muối đang kết tinh, những đống muối hình chiếc nón lá sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời mùa hè cũng không sáng bằng nụ cười của bà con diêm dân.

Mới hơn 9 giờ sáng, nhưng vợ chồng anh Trần Kim Sơn đã cào xong "nón" muối to ở một ha ruộng muối của gia đình. Anh Sơn vui vẻ cho biết: Từ đầu năm đến nay, nhà anh sản xuất trọn vẹn được ba tháng, khoảng 10 ngày thu muối một lần, sản lượng bình quân đạt khoảng 22 tấn/ha/tháng. Với giá muối dao động từ 1,1 đến 1,4 triệu đồng/tấn, vợ chồng anh bán được giá hơn 900 nghìn đồng/tấn so với cùng thời gian năm 2007. Anh Sơn cho biết thêm: "Với thời giá hiện tại 1,5 triệu đồng/tấn, trừ chi phí sản xuất, tiền công bằng giá một tấn muối, nếu thời tiết thuận lợi, khoảng 10 ngày chúng tôi thu muối một đợt, sản lượng khoảng 10 tấn/ha, sẽ có lãi ròng chín tấn muối, tức là hơn 10 triệu đồng/ha/đợt".

Không riêng gia đình anh Sơn, mà cả phân nửa trong số 125 hộ toàn thôn Khánh Tường có ruộng muối đều đang rất phấn khởi vì muối được giá. Cũng không riêng gì thôn Khánh Tường, mà toàn vùng muối (sản xuất muối ăn) của huyện Ninh Hải cũng đang "sốt" lên vì giá muối tăng. Từ đầu năm đến nay, bà con diêm dân đã đưa vào sản xuất hơn 320 ha, đạt sản lượng gần 27 nghìn tấn.

Ðáng chú ý là có đến 76,5 ha đồng muối mới được đưa vào sản xuất, trong đó có 31,5 ha chuyển từ đìa tôm sang và mới mở rộng 45 ha.

Theo kỹ sư Trần Duy Dũng, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Ninh Hải giải thích, thì đìa nuôi tôm trước đó là đồng muối. Trước đây, khi con tôm sú "lên ngôi", bà con đã đào đồng muối làm đìa nuôi tôm.

Mấy năm gần đây, nhiều bà con lao đao với con tôm vì dịch bệnh, chi phí cao, giá cả không ổn định, không ít hộ đã "treo" đìa. Khi muối có giá, bà con lại san lấp đìa tôm để hình thành lại đồng muối. Nhiều hộ đang tiếp tục đầu tư vốn xây dựng đồng muối mới.

Nghề muối vẫn trông vào thời tiết

Không chỉ diêm dân, mà các doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp ở Ninh Thuận cũng rất phấn khởi vì giá muối tăng. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận sản xuất được 72.365 tấn muối công nghiệp, giảm so với cùng kỳ năm 2007 hơn 43,5 nghìn tấn. Giá muối công nghiệp hiện tại đã lên hơn 1,2 triệu đồng/tấn, tăng hơn 800 nghìn đồng/tấn so với giá bình quân năm 2007, nhưng các doanh nghiệp không còn muối bán.

Yếu tố chính làm cho giá muối tăng là do thiếu hụt sản lượng vì thời tiết năm nay không thuận lợi. Hiện nay, ở Ninh Thuận cũng như nhiều địa phương khác, để làm ra hạt muối, chỉ có phương pháp duy nhất bơm nước biển lên đồng và phơi nắng, kết tinh.

Do vậy, việc sản xuất muối gần như hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết: Năm nào nắng tốt, kéo dài thì sản lượng tăng và ngược lại. Với muối công nghiệp, thời gian từ lúc bơm nước biển lên đồng đến khi có hạt muối nhập kho, kéo dài đến 90 ngày. Có được muối liên tục là nhờ gối vụ trong suốt chu kỳ sản xuất. Kế hoạch sản xuất năm nay phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm cuối vụ sản xuất năm trước.

Ở Ninh Thuận, cuối năm 2007 trời mưa dồn dập, năm 2008, mới tháng 3 mà trời đã có mưa, là hiện tượng thời tiết bất thường ở xứ sở được ví là "sa mạc của Việt Nam" này. Diễn biến thời tiết như vậy là hoàn toàn bất lợi cho sản xuất muối.

Phó Giám đốc Công ty cổ phần muối Ninh Thuận Nguyễn Văn Trung cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn đơn vị sản xuất được hơn 50 nghìn tấn, chỉ mới đạt xấp xỉ 50% kế hoạch sản lượng cả năm và giảm so với cùng kỳ năm trước gần 20 nghìn tấn. Từ nay đến cuối năm, cao lắm cũng chỉ sản xuất được thêm 20% sản lượng kế hoạch năm nay.

"Kinh nghiệm cho thấy: Năm nào, mà ngay trong quý I đã đạt hơn 50% kế hoạch sản lượng cả năm, thì năm đó mới có khả năng hoàn thành kế hoạch. Năm nay, việc thiếu hụt sản lượng muối của đơn vị, gần như là chắc chắn"- Ông Trung cho biết thêm như vậy.

Toàn Công ty cổ phần muối Ninh Thuận có đến 980 ha sản xuất muối, nhưng chỉ mới có 15 ha ô kết tinh ở Xí nghiệp muối Tri Hải được phủ bạt che mưa, chủ động với diễn biến thất thường của thời tiết.

Do nguồn cung cấp muối giảm sút, nên giá muối trên thị trường tăng cao, thu nhập của người sản xuất muối được cải thiện. Có một điều tưởng chừng như nghịch lý: Năm nào được mùa, người làm muối lại có thu nhập thấp hơn năm mất mùa, vì không được giá. Ở Công ty cổ phần muối Ninh Thuận cũng vậy, 6 tháng đầu năm, sản lượng chưa đạt 50% kế hoạch, nhưng doanh thu đã đạt đến 80% kế hoạch năm. Với 250 công nhân, năm rồi thu nhập bình quân của mỗi người được khoảng 1,8 triệu đồng/tháng, nhưng từ đầu năm đến nay, thu nhập đã nhích lên hơn 2 triệu đồng/người/tháng.

Tiềm năng chưa được khai thác tốt

Nhằm khai thác lợi thế của một tỉnh giàu nắng, gió, nước biển có độ mặn cao, cuối tháng 11-2000, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã có quyết định phê duyệt Ðề án quy hoạch sản xuất, lưu thông muối trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2010.

Theo đó, tận dụng quỹ đất ven biển không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất hoang hóa để mở rộng, xây dựng đồng muối, đến năm 2010, có tổng diện tích 4.713 ha, trong đó diện tích hiện hữu là 3.958 ha.

Cũng theo đề án này, dự kiến đến năm 2010, tổng sản lượng muối toàn tỉnh Ninh Thuận sẽ đạt 588 nghìn tấn (540 nghìn tấn muối công nghiệp), đáp ứng khoảng 30% nhu cầu muối của cả nước. Cùng với đó, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến muối công nghiệp; nhập dây chuyền phủ bạt che mưa muối kết tinh; nâng cấp cảng muối...

Ðề án của Ninh Thuận có tính khả thi cao vì vào ngày 30-11-1999, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt dự án khả thi và giao cho Tổng công ty Muối (Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư xây dựng Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ (Dự án muối Quán Thẻ) tại huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ngày 20-11-2000, Tổng công ty Muối phối hợp UBND tỉnh Ninh Thuận chính thức khởi công dự án muối Quán Thẻ. Theo thiết kế, với quy mô 2.500 ha (2.030 ha hữu hiệu), hằng năm, đồng muối Quán Thẻ sẽ cung cấp hơn 300 nghìn tấn muối nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế; hơn 20 nghìn tấn thạch cao và 185 nghìn m3 nước ót.

Ngoài ra, sẽ xây dựng nhà máy chế biến muối tinh i-ốt công suất 50 nghìn tấn/năm. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án này gần 323 tỷ đồng, dự kiến đến đầu năm 2002 sẽ đi vào sản xuất mẻ muối đầu tiên ở tiểu khu 2. Thế nhưng, do vướng giải tỏa đền bù và tiến độ thi công ì ạch, mãi đến tận giờ, dự án Quán Thẻ vẫn chưa làm ra hạt muối nào. Giữa tháng 2-2008 vừa qua, Tổng công ty Muối đã chính thức bàn giao cho Công ty đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long làm chủ dự án muối Quán Thẻ.

Từ đó đến nay, chủ đầu tư mới lại tiếp tục nhờ các cơ quan chức năng yêu cầu các nhà thầu hoàn thiện các gói thầu xây dựng ở khu vực phía đông đường sắt bắc-nam của dự án này. Tỉnh Ninh Thuận cũng đang rất "sốt ruột", yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công đồng muối Quán Thẻ để đưa vào sản xuất trong năm 2008. Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết bất lợi như năm nay và những vướng mắc, chắc phải hẹn đến sang năm mới nhìn thấy được hình hài hạt muối từ dự án Quán Thẻ.

Cùng với sự ì ạch của dự án muối Quán Thẻ, đầu tháng 6-2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã thông báo chính thức: Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đã dừng triển khai các dự án sản xuất hóa chất ở địa bàn Ninh Thuận. Ðã "thiệt đơn", Ninh Thuận còn chịu "thiệt kép", vì sản phẩm sau muối là xút và ô-xít ma-giê đã được ngành công nghiệp địa phương "cơ cấu" vào giai đoạn 2000-2010, chiếm gần 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn này.

Bao giờ Ninh Thuận mới khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương để cùng ngành muối tạo ra khoảng hai triệu tấn muối và sản phẩm sau muối vào năm 2010? Bài toán này, không hẳn chỉ có Ninh Thuận tìm được lời giải.

Về phía địa phương, thiết nghĩ, bà con trong các vùng dự án cũng nên nghĩ đến lợi ích chung, nhanh chóng bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án lớn.

Tỉnh cũng phải tính toán lại việc sản xuất muối một cách căn cơ hơn, chứ không thể để diêm dân cứ mãi tự phát loay hoay chuyển đổi muối-tôm, tôm-muối theo thời giá biến đổi khó lường của các loại hàng hóa này trên thị trường.

Dương Hồng Lâm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang