• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ nghề nuôi rắn ở Tứ Xã

Nguồn tin: ND, 4/7/2008
Ngày cập nhật: 5/7/2008

Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) mới phát triển nghề nuôi rắn được 10 năm nay, nhưng đã phát triển khá mạnh. Mỗi năm rắn mang lại nguồn lợi cho xã hàng chục tỷ đồng.

Vừa lôi con rắn dài khoảng mét rưỡi đang phun phì phì ra khỏi chuồng, ông Chử Đức Sinh ở xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) vừa giới thiệu: " Đây là giống hổ mang thường, tên khoa học là Naja Naja. Nuôi từ lúc nó cắn trứng chui ra đến khi được khoảng 2kg như thế này phải mất gần ba năm. Tôi nuôi rắn đã hơn chục năm, lúc đầu chỉ vài chục con sau đó tăng dần lên, hiện nay có hơn 300 con, năm ngoái trừ chi phí tôi thu lãi hơn trăm triệu đồng. Mấy năm đầu tôi phải mua rắn con về nuôi, nay đã chủ động được con giống nhờ cho rắn đẻ và ấp nở trứng thành công.

Ông Nguyễn Quang Trúc, Chủ tịch Hội chăn nuôi rắn Tứ Xã cho biết: Nghề nuôi rắn ở Tứ Xã tuy mới xuất hiện gần 10 năm nhưng đã phát triển khá mạnh. Không chỉ nuôi rắn thịt, đến nay các hộ dân còn chủ động được nguồn rắn giống phục vụ chăn nuôi tại chỗ và cung ứng cho các cơ sở nuôi rắn ở một số địa phương. Cả xã hiện có hơn 300 hộ nuôi rắn với số lượng khoảng 40 nghìn con, bình quân mỗi hộ nuôi 100 con, nhiều hộ nuôi từ 300-700 con. Năm 2007 sản lượng rắn nuôi cả xã đạt gần 60 tấn trị giá hơn 30 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi khoảng 15 tỷ đồng.

Các hộ nuôi rắn ở Tứ Xã có chung nhận xét: Nuôi rắn không khó, không quá vất vả nhưng phải đầu tư lớn và khá mạo hiểm. Muốn nuôi 300 con rắn thì chi phí xây chuồng trại cũng mất sáu, bảy chục triệu đồng. Chuồng rắn thường có kính thước: dài 50cm, rộng 30cm, sâu 30cm, mỗi chuồng chỉ nuôi một con. Thức ăn chủ yếu của rắn là cóc và chuột, trung bình ba ngày rắn ăn một lần, chi phí mỗi bữa cho 300 con mất hơn 400 nghìn đồng, khi rắn lớn hơn mỗi bữa phải tiền triệu. Rắn phát triển mạnh từ đầu mùa xuân đến cuối thu, sang đông là chúng nghỉ không ăn. Vào thời điểm này chúng gầy và chậm lớn vì thế người nuôi thường bán rắn thịt nhiều nhất vào đầu đông.

Anh Nguyễn Văn Kỷ ở khu 22, một người mới nuôi rắn nhưng khá thành công, cho biết: Rắn là loài ở rất sạch nên chuồng trại phải xây dựng rất công phu bảo đảm mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nếu không chúng rất dễ mắc bệnh viêm phổi, viêm gan, sưng mật. Những người mới vào nghề đều phải trả " học phí" rắn chết, ít thì vài chục con, nhiều tới cả trăm. Năm ngoái, ông Chử Đức Bắc ở khu 19, nuôi 500 con thì gần 100 con chết vì bệnh, thiệt hại hơn trăm triệu đồng. Một số người do sơ sểnh đã bị rắn cắn gây thương tích, nhưng may là không ai bị tử vong.

Hiện nay việc tiêu thụ rắn thịt khá thuận lợi do nhu cầu thị trường rất lớn, rắn không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang Trung Quốc. Rắn thịt được chia làm ba loại: Loại một có trọng lượng từ 1,5kg/con trở lên hiện nay có giá khoảng 720.000 đồng/kg; loại hai từ 1-1,4kg/con có giá 620.000 đồng/kg; loại ba dưới 1kg/con giá 520.000đồng/kg. Nuôi rắn đã trở thành nghề đem lại thu nhập chính, làm giàu cho nhiều gia đình ở Tứ Xã.

Rắn hổ mang ấp trứng trong chuồng.

Ông Nguyễn Hồng Toàn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Rắn hổ mang thuộc loại động vật hoang dã, Nhà nước cấm mua bán, vận chuyển trái phép. Những năm trước việc nuôi rắn còn tự phát, chưa được cấp phép nên việc tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn, phức tạp. Để chấn chỉnh tình trạng này, năm 2006 chính quyền xã, huyện đã làm thủ tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh xem xét công nhận về mặt pháp lý cho các hộ nuôi rắn ở Tứ Xã. Hiện nay, việc nuôi rắn được quản lý rất chặt chẽ, từ rắn mới nở cho đến rắn trưởng thành đều được thể hiện trong sổ sách và có sự xác nhận của cơ quan chức năng. Việc mua bán, vận chuyển rắn đi tiêu thụ đều phải có giấy phép của Chi cục kiểm lâm huyện.

Ngay sau khi nghề nuôi rắn ở Tứ Xã được công nhận hợp pháp, Hội chăn nuôi rắn xã cũng được thành lập, thu hút đông đảo hội viên là các hộ nuôi rắn tham gia. Bước đầu Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức cho các hội viên trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, xây chuồng trại, cho rắn đẻ và ấp trứng, phòng chữa bệnh, vay vốn cho hội viên phát triển sản xuất...Hiện nay số hộ chăn nuôi với quy mô lớn đã được cấp đất cách xa khu dân cư để tổ chức chăn nuôi có hiệu quả, bảo đảm vệ sinh môi trường. Xã cũng đã có ý tưởng hình thành khu vực giới thiệu sản phẩm rắn như: thịt rắn, rượu rắn, da rắn, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chế biến các sản phẩm từ rắn.

Nghề nuôi rắn ở Tứ Xã đang phát triển cả về quy mô và sản lượng, nhưng thị trường mới chỉ tiêu thụ sản phẩm từ thịt và da, còn nọc rắn-một loại dược phẩm quý hiện chưa khai thác được và không biết bán cho ai. Việc chăm sóc, phòng trị bệnh cho rắn chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính vì chưa có tài liệu, sách vở nào hướng dẫn; người nuôi rắn rất khó khăn khi mở rộng sản xuất vì thiếu vốn đầu tư. Tháo gỡ được những vấn đề này sẽ giúp nghề nuôi rắn ở Tứ Xã phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở một xã thuần nông đang trăn trở tìm hướng làm giàu chính đáng.

Việt Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang