• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quay về với lúa

Nguồn tin: Hậu Giang, 02/07/2008
Ngày cập nhật: 4/7/2008

Giá lúa, gạo đứng ở mức cao như hiện nay đã làm cho nhiều nông dân ở ĐBSCL từng lên liếp lập vườn cây ăn trái, mía, nuôi tôm... đang phải “hối hả” quay lại với cây lúa.

Nông dân Vĩnh Long ban vườn cam sành để trồng lúa.

* Trái cây đặc sản thua lúa

Ở huyện Tam Bình và Trà Ôn, Vĩnh Long cây cam sành đã có một thời vàng son. Nhiều người giàu lên từ loại trái đặc sản này, nhưng bây giờ thì không hấp dẫn so với cây lúa. Ông Nguyễn Văn Hải, ấp Xẻo Tràm, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn nói: Cách đây 3 năm, vùng này có rất nhiều nông dân “mê” cây cam sành bỏ lúa và cho đến nay gần như thua trắng bởi bệnh vàng lá thối rễ. Nhiều người trồng cây được 2-3 năm tuổi, chưa thu hoạch thì phải hạ sạch. Không ít nông dân bỏ lúa mê trồng cây có múi đã ôm nợ, giao sổ đỏ ngân hàng giữ. Ông Hải bộc bạch: “Tôi đã thấm đòn với cây có múi rồi. 1 ha đất ruộng lên liếp trồng cam sành, 3 năm đầu tốt dữ lắm, nhưng khi cam cho trái thì vàng lá hết cả vườn. Cách trị duy nhất là đốn hạ, mướn kobe vào ban làm ruộng”. Ông Nguyễn Văn Bé, xã Trà Côn nói: “Trước đây dân xứ này sống nhờ vườn cam mà xây nhà tường, mua xe... Nhưng 2 năm nay dịch bệnh bùng phát mạnh thì tình hình đảo lộn, trồng nhiều lỗ nhiều, trồng ít lỗ ít. 8 công đất ruộng lên bờ trồng cam sành đã lỗ hàng chục triệu đồng. Giờ trở về với cây lúa thôi!”.

Anh Trần Văn Một, cán bộ nông nghiệp xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, cho biết: “Cây có múi, nhất là cam sành ở xã gần như đều nhiễm bệnh chiếm đến 80%, khoảng 400 ha, số còn lại cho thu nhập không cao. Toàn xã hiện có hơn 22 ha vườn cam được người dân san bằng trồng lúa Hè thu. Năm nay lúa được giá nên bà con bỏ cây có múi quay lại với cây lúa. Thống kê sơ bộ của Sở NN&PTNT Vĩnh Long, hiện tại hai huyện Tam Bình và Trà Ôn nông dân đang ban khoảng 117 ha đất vườn trồng cây có múi để trồng lúa. Ông Phan Nhựt Ái, Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long, cho biết: Xu hướng ban vườn làm ruộng sẽ không lớn. Tuy giá lúa hấp dẫn, nhưng do ảnh hưởng của vật tư nông nghiệp tăng cao nên bà con cũng còn đang cân nhắc. Diện tích vườn cây đã được nông dân san ủi để trồng lúa nằm ngoài vùng quy hoạch không hiệu quả nay bà con ban xuống làm lúa là tốt. Còn đối với những diện tích đất vườn đã nằm trong quy hoạch vùng cây ăn trái thì ngành nông nghiệp khuyến cáo không nên ban xuống để làm lúa. Trong khu vực vườn nhưng xen vào một mảnh ruộng thì sản xuất không hiệu quả. Nông dân không nên chạy theo phong trào “trồng chặt - chặt trồng”, mà cần so sánh hiệu quả lâu dài. Sở Nông nghiệp đã yêu cầu các địa phương phải theo dõi, quản lý chặt. Nếu đó là diện tích đúng quy hoạch vườn của ngành, đề nghị Phòng NN&PTNT huyện làm tham mưu cho UBND huyện có biện pháp xử lý. Trước mắt giao UBND xã quản lý, vận động người dân trồng những cây ăn quả khác hiệu quả hơn để thay thế.

* Lúa hấp lực hơn mía, rau màu

Không chỉ Vĩnh Long, mà các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng... cũng đã giảm diện tích trồng màu, mía trên chân ruộng nhường chỗ cho cây lúa Hè thu. Hiện tại, chính quyền các địa phương đang bối rối khi người dân ào ạt bỏ cây màu, phá vùng mía nguyên liệu để trồng lúa. Ông Phan Văn Biết, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: Nông dân đang toan tính kỹ lắm: Trồng một vụ mía mất gần cả năm, bán được giá như hai năm nay thì kiếm lời khoảng 10-15 triệu đồng/ha, mía rớt giá thì coi như lỗ vốn đầu tư. Trong đó, lúa đang có giá cao trồng lúa một vụ lời ít gì cũng được 2 triệu đồng/công, năm làm được 3 vụ, tính kỹ hiệu quả hơn mía. Theo ông Biết, đã có trên 50 ha mía ở các xã Lương Tâm, Vĩnh Viễn... được nông dân biến thành đồng lúa. Tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), từng được mệnh danh là “cù lao mía” thì nay nhiều hộ cũng phá ruộng mía để trồng lúa. Ông Phạm Hồng Văn, Trưởng phòng Kinh tế huyện Cù Lao Dung lý giải: “Bà con trồng mía vất vả và bấp bênh, nên chuyển sang trồng cây khác là tất yếu”.

Vùng mía nguyên liệu ở Trà Vinh cũng đang đảo lộn, nhiều hộ dân trồng mía lâu năm, bây giờ đã quay lưng với cây mía để chuyển sang lúa. Còn ở Bến Tre, cái xứ sở một thời vang tiếng với phong trào nuôi tôm công nghiệp, thì cũng đang quay lại với cây lúa. Bác Trần Văn Bảy, xã Định Trung, huyện Bình Đại, Bến Tre cho hay: Bình Đại khi con tôm sú chưa về, vùng này bà con làm lúa trúng lắm. Còn 5 năm nay, khi tôm sú lội vào đất liền, nông dân bỏ lúa mê tôm, bị con tôm hoành hành quá khổ, nên người dân bắt đầu trồng lúa trở lại. Và năm nay lúa được giá, vụ tôm 2008 thả nuôi đã thất bại nên bây giờ nhiều nông dân chọn giải pháp là: trồng lúa xuống ao tôm, trúng lắm, năng suất bình quân khoảng 400 - 500 kg/công là đã no bụng rồi. Hiện tại, nông dân xã Thạnh Phước, Đại Hòa Lộc, Thanh Trị... nông dân đang gieo mạ để chuẩn bị cấy xuống ao tôm.

NGUYỄN DUY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang