• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Củ Chi: Nhiều nông dân "sống khỏe"

Nguồn tin: SGGP, 7/9/2004
Ngày cập nhật: 9/9/2004

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi Trần Trường Sơn hóm hỉnh so sánh với chúng tôi: “Ở Củ Chi, lương kỹ sư nông nghiệp huyện bây giờ thua xa cánh nông dân. Chuyện những nông dân mang về thu nhập gần cả chục triệu đồng/tháng (trên 300.000 đồng/ngày) hiện nay nhiều lắm…”. Để minh chứng cho những điều vừa nói, trong khi tôi còn bán tin, bán nghi, anh Sơn đã đưa tôi đi một vòng đất Củ Chi để xem những mô hình chuyển đổi cây trồng mang tính đột phá ở đây…

Xuất ngoại học cách làm Mãi đến khi tiếp xúc và tận mắt tham quan vườn lan cắt cành của lão nông tri điền Lê Văn Dum ở xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, tôi mới thật sự nể phục biệt tài trồng lan của ông. Hơn 10.000 gốc lan đủ các chủng loại được ông lai tạo, sưu tập từ khắp các nơi trong và ngoài nước mang về đã làm cho khu vườn của ông thêm phong phú, đa dạng, tạo thành một quần thể hoa lan với đầy đủ sắc màu mà mỗi tuần ông bán ra dao động từ 5 – 7 triệu đồng.

Với kinh nghiệm gần 20 năm sống với nghề trồng cây cảnh – hoa lan, ông nhìn nhận: “Nghề này không khó, chỉ tốn nhiều vốn liếng lúc ban đầu.

Những vùng mới đô thị hóa đất đai bị thu hẹp rất thích hợp cho loại cây trồng này. Thu nhập có thể lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng mà không cần phải có nhiều đất đai, vườn tược lớn như những suy nghĩ của người nông dân trước đây…”.

Bằng chứng là vườn lan cắt cành của ông hiện tại trị giá gần 1 tỷ đồng nhưng chỉ tốn chừng vài công đất. Giữa trưa hè oi ả, nhưng ông vẫn say sưa chăm sóc, tỉ mỉ tỉa từng nhánh, từng cành, từng gốc lan.

Ông cho biết là hiện đang ứng dụng mô hình trồng những loại lan quí và lắp đặt hệ thống phun tưới theo mô hình trồng lan của nông dân Thái Lan – nơi ông đã 2 lần đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm hồi đầu năm nay. Sắp tới ông sẽ tiếp tục đi Ý để học hỏi thêm những kinh nghiệm trồng lan vốn nổi tiếng của quốc gia này…

Sản xuất những thứ thị trường cần

Dáng người cao gầy, da đen rám vì phải dãi nắng dầm mưa, lão nông Nguyễn Văn Then ở ấp Giòng Sao, xã Tân Phú Trung có biệt danh là ông Bảy Ớt, bởi tài nghệ trồng ớt của ông. Hơn 10 năm thăng trầm với bao may rủi từ cây ớt – một loại cây rất khó “chịu” với người nông dân vì bản tính “nắng không ưa, mưa không chịu, ngại gió, kỵ mù sương”.

Sau khi chinh phục được loại cây khó chịu này, ông Bảy Ớt đã đúc kết được rằng: “Sản phẩm nông nghiệp cái gì thì cũng phải chịu cảnh “đắt đồng ế chợ” chứ còn trái ớt thì thị trường mênh mông bao la.

Hơn 10 năm qua, giá ớt có “bèo” lắm thì cũng nằm ở mức 5.000 đồng/kg, còn giá cao thì có lúc lên đến 30.000 đồng/kg. Theo ông, hiện nay, nhiều công ty chế biến mì ăn liền trong và ngoài nước đến đây tham quan mô hình và nghiên cứu kinh nghiệm của ông để tiến tới hợp tác trồng ớt dùng làm nguyên liệu sản xuất sa tế.

Đó là chuyện tương lai, còn hiện tại, với năng suất trồng 1ha ớt khoảng 25 – 30 tấn/năm, nếu trúng giá mỗi năm ông Bảy cũng thu về hàng trăm triệu đồng. “Chú cứ tính đi, nếu như tui không sống nhờ cây ớt thì làm sao nuôi nấng cho đàn con học hành đàng hoàng và hiện đã có 2 đứa tốt nghiệp đại học ra trường đang làm việc ở thành phố…”.

Quệt vội những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán, ông nói như đinh đóng cột: “Nông dân tụi tui bấy lâu nay cứ chạy theo cây này, con kia… cũng chính vì vậy mà cứ khổ hoài. Giờ biết rồi, mình phải biết trồng cây gì thị trường cần. Và để thực hiện được điều này, cần phải học hỏi, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm thực tế...”.

Trong khi người dân ở ấp Đình, xã Tân Phú Trung đang ăn nên làm ra với cây rau an toàn thì anh Vũ Thông lại đeo đuổi trồng cây cà tím – một loại cây mà cánh nông dân xem là rất khó “gặm” bởi yếu tố ứng dụng khoa học kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm phải thật “siêu”.

Anh Thông kể: “Tôi đã tốn không biết bao nhiêu tiền sách và tốn bao nhiêu thời gian để bám theo những kỹ sư nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện học cách canh tác loại cà tím “khó ưa” này. Để rồi hôm nay tôi cũng chinh phục được nó và bắt nó đẻ ra tiền”. Với năng suất 7 tấn/công (1.000m2), với giá bán dao động từ 2.000 – 2.500đồng/kg, mức thu nhập của anh Thông cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Sau khi cho chúng tôi xem một vài mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả, anh Sơn đúc kết: “Nông dân giàu từ cây trồng vật nuôi ở huyện giờ nhiều lắm, nhưng có những người biết xoay xở, biết ứng dụng khoa học, biết nghiên cứu thị trường để tự chuyển đổi mới là điều đáng trân trọng.

Có những người như họ thì Nhà nước cũng đỡ được phần nào trong việc phổ biến tìm cây con thích hợp cho từng điều kiện thổ nhưỡng ở mỗi khu vực…”. Chuyện thu nhập hơn 300.000 đồng/ngày với cánh nông dân ngoại thành giờ tôi mới dám tin.

QUANG ĐẠT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang