• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhận phân bón giả từ... Hội Nông dân

Nguồn tin: TP, 01/07/2008
Ngày cập nhật: 2/7/2008

Hội Nông dân nhiều xã thuộc huyện Cư Jút, Đăk Nông đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho nông dân. Nhưng bón phân mà vẫn thấy cây bị vàng lá, rụng trái, đem mẫu phân đi phân tích thì đó là... phân bón giả.

Ông Oánh đang phản ánh về bao phân bón giả ông mua của hội nông dân xã

Phân có hàm lượng vi chất ngang với... đất

Vào đầu năm 2008, khi giá phân bón tăng vù vù, thì cũng là lúc tin vui Hội Nông dân xã Tâm Thắng sẽ đứng ra tín chấp cho nông dân mua phân bón trả chậm được loan đi, bà con nức lòng hưởng ứng.

Theo chương trình này, nông dân chỉ phải trả trước 60% giá trị phân, 40% còn lại sau vụ thu hoạch sẽ trả. Giá mỗi tấn phân Hội Nông dân cung cấp cũng chỉ tính có 7,6 triệu đồng trong khi giá thị trường lên đến hàng chục triệu đồng.

Ông Mai Ngọc Oánh, thôn trưởng thôn 7, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông cho biết: Ông cũng có chút nghi ngờ khi Hội Nông dân xã Tâm Thắng công bố chương trình mua phân trả chậm với giá phân thấp hơn giá thị trường.

Nhưng trước khi chương trình được triển khai, ông đã được mời dự một cuộc hội thảo hoành tráng với đầy đủ các ban bệ của huyện để nghe nhà sản xuất cam kết về chất lượng phân bón. Vả lại, đang lúc kẹt tiền vì mới xây nhà nên ông Oánh đăng ký mua luôn 3 tấn để bón cho 1 ha rẫy cà phê của mình.

Nhưng việc mua phân cũng không dễ, phải đăng ký trước 2 tháng, nộp tiền trước một tháng thì mới có phân. Đã vậy, khi phân về thì thời vụ đã bị chậm mất cả chục ngày nên ai nấy cũng vội vã mang phân ra đồng bón.

Cà phê của ông Oánh sau khi được bón phân đã không đâm lá non như thường lệ mà vẫn vàng vọt, rụng trái.

Nhiều nông dân khác trong thôn của ông Oánh cũng than thở rằng phân bón họ mua từ Hội Nông dân xã có màu giống hệt màu đất sét, qua nhiều trận mưa mới chịu tan và chả thấy tác dụng gì.

Trên bao bì loại phân bón kém chất lượng nông dân xã Tâm Thắng mua từ hội nông dân có ghi dòng địa chỉ:

Sản xuất tại nhà máy phân bón THAPICO; ĐC: QL 22B, 5/3, xã Trường Đông, Hòa Thành, Tây Ninh.

Theo ông Phan Đức Vang – chủ tịch hội nông dân huyện Cư Jút thì không riêng xã Tâm Thắng, mà các xã Nam Dong, Ea Pô, Trúc Sơn, Cư Knia và thị trấn Ea T’linh cũng mua phân của nhà máy THAPICO với số lượng khoảng 200 tấn.

Tuy nhiên, chỉ mới có nông dân xã Tâm Thắng đi phân tích mẫu phân và phát hiện phân dỏm. Hiện việc xử lý hiện nay chủ yếu dựa vào sự thương lượng của nhà máy và nông dân.

Tuy nhiên, thông tin chúng tôi thu thập được, nhà máy đã hẹn ngày 29/6 sẽ làm việc tại xã Tâm Thắng để thương lượng giải quyết vấn đề, nhưng họ đã không đến.

Đang lúc hoang mang, ông Oánh tình cờ nghe được câu chuyện của một người bà con xa làm nghề lái xe rằng anh ta thường xuyên được thuê chở phân dỏm từ một nhà máy sản xuất phân ở tỉnh Tây Ninh về địa bàn Tây Nguyên tiêu thụ.

Nhà máy này nghiền đất sét và cao lanh, sau đó vo viên rồi trộn với một ít phân thật và đóng bao.

Các công đoạn sản xuất phân giả này đều diễn ra trong đêm và phân được bốc lên xe chở đi ngay sau khi ra lò chứ không lưu lại kho bãi.

Giật mình vì phân bón do Hội Nông dân cung cấp cũng được sản xuất tại Tây Ninh, và từ lúc sản xuất đến lúc vận chuyển về đến xã Tâm Thắng cũng chỉ cách nhau đúng 1 ngày; ông Oánh đã đem mẫu phân lên TP Buôn Ma Thuột tìm nơi phân tích.

Tại Viện Nghiên cứu khoa học Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên, ông Oánh được thông báo mẫu phân của ông chỉ có 2,5% đạm, 1,8% lân, 5,3% kaly (trong khi trên bao phân ghi rõ tỷ lệ này là 16% đạm, 16% lân và 8% kaly).

Theo ông Nguyễn Văn Phương - Trưởng phòng phân tích nông hóa của Viện, hàm lượng vi chất trong mẫu phân của ông Oánh chỉ ngang với hàm lượng vi chất có trong đất loại tốt.

Sáng ngày 30/6, chúng tôi gặp một nhóm nông dân đang bức xúc đòi lại tiền đã mua phân ở hội nông dân xã Tâm Thắng. Những người này cho biết họ cũng đã tìm đến Viện Nghiên cứu khoa học Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên và kết quả phân tích cho thấy mẫu phân họ đã mua của hội nông dân có hàm lượng vi chất chỉ xấp xỉ 20% hàm lượng ghi trên bao bì.

Những người này đau khổ trình bày: chúng tôi đã trả cho hội nông dân cả chục triệu đồng để nhận về phân dỏm, bây giờ hết tiền để mua phân tiếp rồi, còn cà phê thì héo lá rụng trái, không biết phải làm sao đây...

Tiếp tay cho việc tẩu tán hàng giả

Ông Mai Ngọc Oánh cho biết: Ngày 24/5, ngay sau khi phát hiện 3 tấn phân ông mua của Hội Nông dân có vấn đề, ông Oánh đã báo cho ông Đỗ Lần - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tâm Thắng, đề nghị ông Lần đi phân tích mẫu phân và ngừng việc bán phân cho nông dân. Tuy nhiên ông Lần vẫn im lặng và việc bán phân của Hội Nông dân vẫn tiếp tục diễn ra đều đặn.

Đến khi ông Oánh tự đi phân tích mẫu phân và đem về dọa khởi kiện thì ông Lần mới hớt hải xin lỗi dân, đề nghị được khắc phục hậu quả bằng cách hoàn lại tiền để thu hồi lại toàn bộ số phân mà nông dân chưa kịp bón.

Còn đối với số phân mà nông dân đã bón, thì nông dân sẽ được hoàn lại 76% số tiền tương đương với lượng vi chất bị thiếu.

Nhiều nông dân phản ánh với chúng tôi họ không đồng ý với cách giải quyết này, nhưng sau đó họ cũng đành im lặng nhận lại tiền vì ông Lần nói rằng nếu không chịu giải quyết nhanh đến khi cơ quan điều tra vào cuộc thì e rằng còn lâu nông dân mới được nhận lại tiền.

Có đến hơn 15 tấn phân dỏm nông dân chưa kịp bón được ông Lần thu hồi lại, nhưng ngay sau đó, ông Lần đã cho đơn vị cung cấp phân mang xe đến chở phân đi tẩu tán.

Trả lời với chúng tôi về vấn đề này, ông Lần cho rằng nếu ông không để “người ta” chở phân đi thì họ không chịu trả tiền cho nông dân (!?).

Ông Lần cũng cho biết ông được đơn vị cung cấp phân bón trả tiền hoa hồng khi ký hợp đồng mua phân trả góp cho nông dân, nhưng tỷ lệ hoa hồng là bao nhiêu thì ông Lần bí mật.

Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông đang vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc.

Võ Phụng Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang