• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân trồng ớt nuốt cay!

Nguồn tin: Quảng Nam, 30/06/2008
Ngày cập nhật: 2/7/2008

Tính đến hôm qua (29-6), đã là ngày thứ 14, vẫn chưa có thông tin nào về sự “bốc hơi” của ông Kim Hyoung Gon - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tương Lai (doanh nghiệp của Hàn Quốc). 13 cán bộ của công ty này và khoảng 700 gia đình nông dân Quảng Nam có nguy cơ bị “xù” một khoản nợ đến tiền tỷ!

Thả mồi bắt cá lớn

Chúng tôi khá vất vả để tìm công ty của giám đốc Kim. Theo Giấy chứng nhận đầu tư (cấp ngày 29-12-2006) của UBND tỉnh thì trụ sở doanh nghiệp ở Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (Thăng Bình) nhưng thực tế 2 năm qua, cái gọi là trụ sở Công ty TNHH một thành viên Tương Lai do Kim Hyoung Gon làm giám đốc chỉ là một ngôi nhà cấp 4 nằm “bí mật” ở xã Điện Trung, huyện Điện Bàn.

Ông Kim là người Hàn Quốc, sinh năm 1972. Ông đến Quảng Nam đầu tư cho nông dân trồng ớt sau đó mua lại ớt (trái) xuất khẩu. Ngoài việc thuê một ngôi nhà cấp 4 làm trụ sở, ông còn thuê 13 người dân để làm những việc ông yêu cầu. Bản thân ông chủ yếu ở Đà Nẵng, khi hội họp hoặc có việc cần, ông mới vào công ty.

Năm đầu tiên (2007), ông Kim đầu tư được 120ha ớt và đã mua lại toàn bộ số ớt trái thu hoạch. Năm 2008 này ông chỉ đầu tư 8ha, và mới mua được 1.000 tấn ớt/ 1.600 tấn sản lượng. Sau đó ông “biến mất” cùng với 1,4 tỷ đồng tiền nợ, trong đó có 1,1 tỷ đồng tiền mua ớt của khoảng 700 hộ dân; 300 triệu đồng tiền công quản lý của 15 chủ nhiệm HTX, tiền mua thuốc của mấy chục đại lý bảo vệ thực vật, tiền vận chuyển của mấy chục xe tải, tàu biển; và mấy chục triệu đồng tiền lương của 13 nhân viên công ty.

Ông Sang, một cán bộ của công ty phẫn nộ: “Đây là trò lừa bịp! Năm đầu tiên hắn (giám đốc Kim) giả bộ làm ăn đàng hoàng cho nông dân mê nhào vô. Đến khi thấy cá nặng lưới, hắn cất vó bỏ chạy!”.

Kiếm cớ để… đánh bài chuồn?

Ông Nguyễn Văn Chín - cán bộ kỹ thuật công ty cho biết: Trong suốt tháng 5 vừa qua, thấy ông Kim không chịu trả tiền mua ớt của nông dân, anh em đã nghi mời ông vào và đề nghị ông trả tiền. Lúc đó ông Kim nại lý do, ớt đưa qua Hàn Quốc bán chậm nên kẹt tiền, đề nghị anh em động viên nông dân chờ. Đến ngày 7-6, ông vào công ty bảo 2 kế toán và 1 thủ kho ôm toàn bộ giấy tờ sổ sách liên quan đến việc thu mua ớt ra Đà Nẵng. Tại đây ông bố trí 3 người ở 3 phòng khác nhau và điều tra từng người về chứng từ sổ sách. Lâu nay, ông Kim dùng ông Nguyễn Huỳnh Sơn làm phiên dịch nhưng bây giờ ông dùng một người ngoài công ty để làm việc này. Mục đích cách ly 3 nhân viên là để tìm ra báo cáo lệch giữa họ. Thế nhưng khi thấy cả 3 người đều báo cáo quá khớp ông lại đâm ra nghi ngờ họ thông đồng với nhau (?). Vì thế, đến ngày 11-6, ông đưa một số người mà ông giới thiệu là kiểm toán vào đem hết toàn bộ giấy tờ, sổ sách hoạt động của công ty, kể cả con dấu, đưa ra Đà Nẵng. Khi anh em nhân viên chặn lại yêu cầu trả các khoản nợ, ông Kim hứa sẽ trả vào hôm sau (12-6). Thế nhưng chờ đến 15-6 vẫn không thấy ông Kim vào, anh em linh cảm có chuyện không bình thường, cử ông Sơn ra Đà Nẵng tìm. Ông Sơn liên lạc được điện thoại và nghe hẹn 18 giờ tối đến nhà thuê để ông Kim đưa tiền. Tối đó ông Sơn đến chờ nguyên một đêm không thấy ông Sơn đâu, điện thoại có tiếng reo nhưng ông Kim không bắt máy. Và kể từ đó cho đến nay ông Kim không còn xuất hiện ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Công ty bấn loạn, cử ông Sơn liên tục vào TP. Hồ Chí Minh tìm. Và ngày hôm qua (29-6), ông Sơn đã gặp được một số người bạn (Hàn Quốc) thân thiết của ông Kim, nhưng họ nói không thấy ông Kim ở đâu. Cũng trong ngày hôm qua, ông Nguyễn Huỳnh Sơn - trợ lý giám đốc, phiên dịch của công ty, liên hệ được với công ty mẹ của công ty ông Kim bên Hàn Quốc, được biết ông Kim đang ở Hàn Quốc nhưng không đến công ty.

Nhìn nhận lại sự việc này, những nhân viên của công ty rất bực tức: Ông Kim đã quá sức vô lý khi nghi ngờ tại sao lượng ớt nhập kho để xuất khẩu lại ít hơn số lượng ớt mua của nông dân. Mua tươi nó nặng, về phơi khô tất nhiên nó phải nhẹ xuống chứ? Tỷ lệ hao hụt 30% là bình thường, năm ngoái cũng thế sao ông ta không thắc mắc. Những nhân viên này quả quyết rằng, chẳng qua là ông kiếm cớ kéo dài thời gian để gom thêm hàng sau đó bê tất cả bỏ trốn?!

Theo ông Chín, suốt nửa tháng qua, không có ngày nào mà các chủ hợp đồng không kéo đến công ty chất vấn, đòi nợ. Ông Kim đầu tư trồng ớt thông qua ký hợp đồng với các chủ nhiệm HTX. Sau đó chủ nhiệm ký hợp đồng trực tiếp với nông dân. Chủ nhiệm được ông Kim trả tiền công quản lý. Nhiều người cũng tham gia trồng ớt nên vừa bị “xù” khoản tiền quản lý vừa bị mất trắng tiền bán ớt. Cũng trong nhiều ngày qua, khi hay tin giám đốc bỏ trốn, nông dân kéo đến “bắt đền” chủ nhiệm, thậm chí nông dân còn kéo đến nhà những người đi mua ớt cho công ty đòi xiết xe, đòi đánh!

Theo ông Chín, 15 chủ nhiệm có ký hợp đồng với ông Kim đều đã hoàn chỉnh hồ sơ khiếu kiện ông Kim ra tòa. 13 cán bộ nhân viên Công ty Tương Lai cũng đã làm báo cáo gửi đến tất cả các cơ quan chức năng và chuẩn bị ai về nhà nấy vì tiền thuê nhà (trụ sở công ty) đã hết.

Trồng ớt nuốt cay

Nếu như ông Kim không quay lại thì đây là vụ nông dân Quảng Nam bị lừa gạt lớn nhất từ trước đến nay. Nếu quy ra tiền thì 700 gia đình nông dân đã bị gạt mất 3 tỷ đồng, trong đó 1,1 tỷ đồng là tiền nông dân bán ớt mà không được trả tiền, và 2 tỷ đồng là tiền nông dân không bán được ớt với sản lượng trên 600 tấn kể từ khi công ty không mua (15-6). Khi công ty đang mua ớt của nông dân thì có một số tư thương nhảy vào tranh mua. Mặc dù tư thương mua giá cao hơn nhưng nông dân không dám bán vì sợ vi phạm hợp đồng. Năm ngoái có một nông dân ở Điện Quang (huyện Điện Bàn) bán ớt cho tư thương đã bị HTX xử phạt bằng cách cắt điện nửa tháng và không cho ông ta được hợp đồng trong năm tới. Oái ăm là bây giờ, khi công ty không mua nữa thì các tư thương cũng ngoảnh mặt quay đi. Đây là ớt Hàn Quốc, ngọt chứ không cay như ớt địa phương, vì vậy không thể bán đại trà đi đâu cũng được.

Anh Lê Văn Mười ở thôn 4, Điện Hồng 1 (Điện Bàn) là người bị quỵt tiền nhiều nhất trong số 700 nông dân: 27,5 triệu đồng. Chiều 29-6 anh bức xúc: “Ông Kim đã cướp không 6 tháng công sức, mồ hôi của cả nhà tôi”!.

Nghe tin giám đốc bỏ trốn, anh Mười chưa hết bàng hoàng thì các chủ nợ kéo đến, người đòi tiền dầu, kẻ đòi tiền phân, người đòi tiền thuốc bảo vệ thực vật… Ba đứa con anh co rúm lại trước những đôi mắt đảo dọc đảo ngang như muốn dọn sạch ngôi nhà bé tẹo của anh. Vợ anh hoảng quá, bán hết chuồng heo để trả bớt nợ. Anh Mười buồn xo: “ Hai đứa nhỏ học gần nhà sao cũng được, lo nhất là đứa lớn học tận Đà Nẵng không biết lấy chi cho cháu mang đi đây!”.

Ở trên cánh đồng Túy La quê anh Mười, bà con nông dân đã bắt đầu nhổ bỏ ớt. Bà Lê Thị Lành năm ngoái trúng vụ ớt được mấy triệu đồng, cũng quyết tâm thuê đất làm lớn, hy vọng bán ớt xong là tổ chức đám cưới cho cậu con trai. Đám cưới thì không thể hoãn nhưng túng bấn thế này thì làm sao mà vui được!

Theo thông tin chúng tôi nhận được, một số cơ quan chức năng của tỉnh đã đến làm việc với Công ty Tương Lai, nhưng việc tìm kiếm và triệu tập ông Kim vẫn chưa có thông tin khả quan.

Tại Hàn Quốc, ông Kim Hyoung Gon đang là Phó Giám đốc Công ty Future C&F Co. Công ty này do ông Kim Hat Myoung làm giám đốc, trụ sở tại: 367-4, Changneung-Ri, Seulsung - Myon, Ichon- City, Kyonggi-Do, Korea.

KHẢI PHONG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang