• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên

Nguồn tin: QĐND, 25/06/2008
Ngày cập nhật: 28/6/2008

Nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Tây Nguyên, chiếm tới hơn 53,97% tỷ trọng toàn ngành kinh tế, với gần 80% số dân. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, nông nghiệp Tây Nguyên hiện còn những yếu tố thiếu bền vững.

I- Đưa nông nghiệp thành ngành kinh tế chủ đạo

Tây Nguyên-vùng đất đỏ ba-zan màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn. Và thực tế, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên luôn đóng vai trò chủ đạo của toàn ngành kinh tế.

Thủy lợi nhỏ góp phần phát triển sản xuất lúa ở huyện Krông Pách, Đắc Lắc.

Chỉ tính riêng năm 2007, mặc dù thời tiết diễn biến bất thường nhưng cả 3 vụ đều vượt kế hoạch với tổng diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đạt 760.000ha, sản lượng lương thực đạt 1,9 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 383kg/năm. Tổng giá trị sản phẩm-GDP của khu vực này (tính theo giá hiện hành) đạt tới 22.885.577 triệu đồng (trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng chỉ đạt 8.160.902 triệu đồng, khu vực dịch vụ đạt 11.359.264 triệu đồng); tốc độ tăng GDP là 11,05%, đóng góp tới 6,28% cho tốc độ tăng GDP của toàn ngành kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,05 triệu đồng, một số tỉnh trên địa bàn đã phát triển được nền nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn và từng bước hình thành được cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá ổn định theo hướng phát triển bền vững. Đến nay, diện tích trồng lúa trên toàn vùng luôn ổn định ở mức 205.208ha; ngô 107.564ha; sắn 106.909ha; mía 21.588ha; các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, tiêu 746.873ha.

Theo khảo sát của chúng tôi ở ba địa phương: Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai, thì nông nghiệp đang đóng vai trò chủ đạo nền kinh tế. Tại Đắc Lắc đã hình thành những cánh đồng chuyên canh lúa nước hai vụ ổn định ba huyện: Lắc, Ea Súp và Krông Ana; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 868 nghìn tấn (thóc 317 nghìn tấn, ngô 550 nghìn tấn). Đắc Lắc trở thành địa phương có diện tích và sản lượng ngô dẫn đầu Tây Nguyên. Tỉnh Gia Lai, chỉ tính riêng vụ đông xuân này, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 22.500ha, tăng gần hai lần so với vụ trước, năng suất bình quân đạt từ 6,5 - 7 tấn/ha. Tỉnh cũng đã hình thành ba vùng trọng điểm lúa nước ở các huyện Ayunpa, Phú Thiện và Ia Pa, với diện tích hơn 11.000ha. Trên những cánh đồng ở các vùng chuyên canh này bước đầu đã được cơ giới hóa trong sản xuất. Tỉnh mới thành lập Đắc Nông, vừa lo củng cố xây dựng hệ thống chính trị và cơ sở hạ tầng, vừa tập trung chỉ đạo quyết liệt phát triển nền nông nghiệp để bảo đảm đời sống cho nhân dân, đến năm 2007 tỉnh đã hình thành được vùng chuyên canh cà phê 70.000ha, sản lượng 122.000 tấn cà phê nhân; vùng trồng lúa 11.000ha, sản lượng 54.000 tấn; vùng trồng ngô 30.000ha, sản lượng 165.000 tấn… bình quân lương thực đầu người đạt 502kg, thu nhập bình quân xấp xỉ 10 triệu đồng/năm, tăng trưởng kinh tế hằng năm ở mức 15%, hộ nghèo chỉ còn 14% (toàn vùng là 18,9%)…

Đưa giống khoai lang Nhật Bản vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao ở Đắc Nông.

Tuy còn những bất cập (chúng tôi trình bày ở phần sau), song những thành tựu đã đạt được có thể khẳng định rằng, nền nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên đã góp phần giữ vững an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Nguyên nhân của thành công này, trước hết là nhờ sự đầu tư đúng hướng của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối với Tây Nguyên. Đặc biệt, có những quyết sách trong việc hỗ trợ giải quyết đất ở, nhà ở, bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay trên địa bàn Tây Nguyên có hơn 1.500 công trình thủy lợi bảo đảm nước tưới ổn định cho 57% diện tích cây trồng. Hai là, công tác khuyến nông, khuyến lâm đã giúp cho đồng bào tiếp cận với thị trường, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các dịch vụ nông nghiệp, nhất là việc đưa các giống mới vào canh tác, hình thành tập quán canh tác tiên tiến, làm cho bộ mặt nông thôn ở các buôn làng Tây Nguyên ngày một thay da, đổi thịt. Ba là công tác dự báo và sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp về cơ cấu giống, lịch thời vụ của các địa phương ở Tây Nguyên đã được thực hiện khá nghiêm túc, người sản xuất không bị động, khi có các tình huống xấu xảy ra, mà chủ động, sáng tạo, vượt qua hoàn cảnh để giành thắng lợi.

Với vai trò chủ đạo nông nghiệp Tây Nguyên đã góp phần giảm 3,95% hộ nghèo, so với năm 2006; giải quyết việc làm cho 96.000 lao động, trong đó có 26.300 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy đã góp phần giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trên nhiều lĩnh vực.

Đặng Trung Hội, Kiều Bình Định

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang