• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây tiêu Phú Quốc hết đất sống trước tình trạng giá rớt, nợ đến hạn, sốt đất

Nguồn tin: TBKTVN 6/9/2004
Ngày cập nhật: 7/9/2004

Cùng với nước mắm, hồ tiêu là đặc sản đặc trưng của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, từ tháng 6/2004 đến nay cây tiêu Phú Quốc điêu đứng bởi phong trào nông dân sang bán vườn tiêu cho những kẻ đầu cơ đến từ Tp.HCM, Hà Nội... mua đất làm du lịch.

Mặc dù UBND tỉnh Kiên Giang và chính quyền huyện đảo Phú Quốc chỉ đạo quyết liệt nhằm ngăn chặn, song cuộc chiến mua, bán đất trồng tiêu vẫn tiếp tục. Giữ lấy cây tiêu đang là vấn đề “nóng” ở huyện đảo giàu có này.

Vì sao nông dân phải bán đất?

Huyện đảo Phú Quốc có khoảng 8.000 ha tiêu. Theo ông Nguyễn Hồng Cường - trưởng phòng Nông lâm nghiệp huyện, đến ngày 11/8/2004 có khoảng 500 hộ nông dân đã sang bán 371,9 ha đất trồng tiêu. Tình trạng sang bán vườn tiêu các xã trồng tiêu đều có. Nhưng nóng nhất là xã Cửa Cạn, kế đến Cửa Dương, Dương Tơ.

“Tình hình nông dân bán vườn tiêu đang trở thành phong trào hết sức nguy hiểm. Nếu không ngăn chặn kịp thời diện tích tiêu trên đảo Phú Quốc sẽ bị xóa sổ. Cứ đà này nay mai nhiều nông dân trắng tay không còn tấc đất cắm dùi”- ông Cường nói. Một trong 3 nguyên nhân đẩy nông dân Phú Quốc ồ ạt bán vườn tiêu là do giá tiêu rớt thê thảm. Trước đây, giá l kg tiêu 25.000-30.000 đ. Ba năm trở lại đây, giá tiêu “tuột dốc không phanh” chỉ còn 16.000-17.000 đ/kg. Thậm chí có lúc thương lái chỉ mua l5.000 đ/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất đã là 20.000-25.000 đ/kg. Người trồng tiêu liên tục thua lỗ. Ngược lại, giá vật tư phục vụ cho cây tiêu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu liên tục leo thang. Trước đây, bán 1 kg tiêu nông dân mua được 10 - l5 kg gạo, hoặc 3 kg cá. Năm nay bán 1 kg tiêu chỉ mua được 3-5 kg gạo hoặc 1 kg cá. Tiêu rớt giá, giá vật tư tăng cao, nông dân bỏ mặc cây tiêu không đầu tư, không chăm sóc, do đó năng suất, chất lượng tiêu sút kém. 4-5 năm trước, trung bình l bụi tiêu cho khoảng 3 kg hạt, nay chỉ còn 1,5 kg. Năm 2002, sản lượng tiêu Phú Quốc đạt 1.600 tấn; năm 2003 còn 1.400 tấn; năm 2004 dự đoán còn khoảng trên 1.100 tấn.

Ông Tiết Văn Thành giám đốc NHNo&PTNT (NHNo) Kiên Giang cho biết: từ năm 2002 đến nay, riêng cây tiêu Phú Quốc, NHNo đã cho nông dân trong huyện vay 105 tỷ đồng, đến nay còn dư nợ 32 tỷ đồng. Một trong những xã “nóng” nhất về nợ nần (cả vay NH và vay bên ngoài) và tình trạng sang bán đất vườn tiêu là xã Cửa Cạn. Theo ông Hoàng Đình Đảng, Chủ tịch Hội nông dân xã thì Cửa Cạn có khoảng 250 hộ trồng khoảng 165 ha tiêu. Vụ sản xuất 2003 toàn xã có 203 hộ vay Chi nhánh NHNo Phú Quốc hơn 8 tỷ đồng để chăm sóc vườn tiêu (bình quân 30-40 triệu đồng/hộ). Đến tháng 7/2004, l05 hộ (trong đó có quá nửa phải bán đất) đã trả NH 3 tỷ đồng. Còn lại 98 hộ nợ quá hạn gần 5 tỷ đồng. Nguồn vốn trả nợ, đại bộ phận nông dân cũng chỉ trông mong vào bán đất. Ngoài nợ NH nhiều hộ còn vay ngoài với mức lãi suất “khủng khiếp” 25-30%/tháng.

Cơn sốt du lịch dồn đẩy người nông dân

Trong bối cảnh nợ nần thúc bách đến ngày phải trả, cò đất đến gõ cửa từng nhà. Nóng bỏng hơn là cơn sốt du lịch lan khắp các vườn tiêu, đẩy giá đất tăng lên vùn vụt. Người bán đất trả nợ; người bán đất vì hám tiền thấy cái lợi trước mắt mà quên mất cơ sở làm ăn lâu dài. Giá đất tăng lên vô chừng. Đất mặt tiền nằm gần đường lớn 60- 70 triệu đồng/công; xa hơn chút 20-30 triệu đồng/công; sâu trong rẫy 11 - 15 triệu đồng/công. Dưới nắng hè, nhiều vườn tiêu tàn lụi, thay vào đó là những cột xi măng rào dây kẽm gai. Theo ông Chủ tịch Hội nông dân xã Cửa Cạn, có trên 70 hộ bán vườn tiêu, hộ bán ít 5- 7 công; hộ bán nhiều cả chục công; thậm chí có hộ bán 2-3 chục công. Anh nông dân Tư Thành (Nguyễn Văn Thành) quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh vào Phú Quốc lập nghiệp. Sau 7 năm trời lao động cật lực, chắt chiu, năm 1999 mua được 8 công đất trồng tiêu ở ấp 2 Cửa Cạn.

Vườn tiêu vừa cho thu hoạch được 2 năm. Tháng 6 vừa rồi đến kỳ trả nợ 6 triệu vay NHNo huyện; trên 10 triệu đồng vay ngoài với mức lãi suất 25%/tháng, chạy vay khắp nơi không được, cuối cùng anh đành phải bán toàn bộ diện tích tiêu cho một người từ Tp.HCM ra mua (đón đầu làm du lịch sinh thái) với giá 80 triệu đồng. Bán xong người mua đất thuê lại chính Tư Thành trông nom, với mức lương 500.000 đ/tháng. Từ chủ đất, Tư Thành trắng tay trở thành người làm thuê ngay trên đất của mình .

Tìm mọi cách cứu lấy cây tiêu

Hồ tiêu cùng với nước mắm là 2 đặc sản đặc trưng nổi tiếng của huyện đảo Phú Quốc. Ngoài kinh tế, hồ tiêu còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái. Ông Văn Hoà Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nói: “Dù có nhiều khó khăn nhưng tỉnh Kiên Giang quyết tâm bằng mọi giá giữ lại cây tiêu trên đảo Phú Quốc!” Vấn đề đặt ra hiện nay là giữ và vực dậy cây tiêu bằng cách nào? Tìm giải pháp phát triển hài hoà giữa nghề trồng tiêu và phát triển du lịch? Đầu tháng 8 vừa rồi, tỉnh Kiên Giang đã cử đoàn công tác gồm thường trực UBND tỉnh, Sở NN&PTNT ra Phú Quốc kiểm tra, xử lý tình trạng bán vườn tiêu một cách ồ ạt. Trước khó khăn của người trồng tiêu NHNo Kiên Giang đã chọn việc cần làm ngay: gia hạn trả nợ cho 3l5 hộ gặp khó khăn thật sự với số tiền 12 tỷ đồng; chỉ đạo Chi nhánh NHNo Phú Quốc kịp thời phân loại hộ vay có thể tiếp tục điều chỉnh gia hạn nợ và cho vay chuyển đổi mô hình sản xuất trên cơ sở phải có đề án và đề án phải có tính khả thi cao. Giám đốc Tiết Văn Thành cũng lưu ý: hiện còn khoảng 205 hộ trồng tiêu nợ quá hạn trên 4 tỷ đồng. Trong số này có nhiều hộ lợi dụng khó khăn chung để chây ỳ, thậm chí có hộ bán đất rồi vẫn không chịu trả nợ NH. Các ngành chức năng của huyện cần có những biện pháp hữu hiệu giúp NH thu nợ để cho người khác vay. Ông Lê Văn Xuyên GĐ Sở NN&PTNT Kiên Giang nêu ra một số biện pháp cứu cây tiêu: trước khó khăn của bà con trồng tiêu, Sở tham mưu cho thường trực UB có thể trợ giá cho nông dân trong thời điểm hiện tại giá liên tục giảm.

Ngành nông nghiệp tỉnh đang xúc tiến một số việc cụ thể: tăng cường cán bộ xuống cơ sở động viên nông dân giữ cho được diện tích tiêu hiện có; tăng cường chuyển giao kỹ thuật, hạ giá thành hạt tiêu; làm việc với Hiệp hội hồ tiêu sớm xây dựng thương hiệu “Tiêu Phú Quốc”; Sở sẽ xây dựng tại đảo l trung tâm giống tiêu (đã được Bộ NN&PTNT đồng ý); nghiên cứu chọn giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng Phú Quốc gắn với du lịch để phá thế độc canh cây tiêu, tăng thu nhập cho nông dân; xây dựng dự án thí điểm trồng ngô, nuôi bò lai Sind không thả rong. Cùng với NH và NN để cứu lấy cây tiêu, huyện đảo Phú Quốc đang cần nhiều ngành cùng đồng hành với bà con nông dân.

Khánh Châu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang