• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong công nghiệp ở cao nguyên: Sữa ong chúa xuất khẩu từ Bảo Lộc

Nguồn tin: TBKTVN 6/9/2004
Ngày cập nhật: 7/9/2004

Cao nguyên Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng là một trong những cái nôi của nghề nuôi ong lấy mật. Từ trước 1975, nhiều nông hộ đã theo gót các chuyên gia nước ngoài du nhập giống ong Ý (Melipera), tức loài ong công nghiệp về nuôi. Công ty Phong Sơn đến nay vẫn gắn bó với nghề và nổi tiếng với sản phẩm quý sữa ong chúa xuất khẩu.

Công ty Phong Sơn có trụ sở chính và trang trại ven rìa trung tâm thị xã Bảo Lộc. Còn xưởng chế biến sản phẩm và văn phòng giao dịch đặt tại Tp.HCM. Công ty hiện có chừng 80 cụm nuôi ong đặt khắp nơi từ Gia Lai, Phú Yên ở miền Trung, Tây Nguyên đến ĐBSCL. Mỗi cụm ong có từ 250-300 đàn ong, mỗi đàn có từ 45.000-60.000 con ong.

Cụm ong từ Tây Nguyên đến ĐBSCL

Người nuôi ong phải tổ chức quy củ: cứ 2 cụm hình thành 1 trại với 6-8 công nhân, có một trưởng trại phụ trách. 5-6 trai gần nhau trong vùng lại được một giám sát quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban giám đốc công ty.

Từ tháng 6 trở đi hầu hết các loài cây đã kết thúc mùa hoa, nhiều nơi đi vào dưỡng đàn bằng mật đường. Riêng tại Bảo Lộc, thời điểm này lại bắt đầu mùa hoa chè. Ong vẫn còn có nguồn mật và phấn dưỡng đàn, cho một ít sản phẩm cầm chừng để đến tháng 11 mạnh khỏe no đầy với mùa hoa cà phê trắng nuốt. Từ tháng 2 đến tháng 4, ong lại được chuyển đàn xuống vùng đất đỏ miền Đông kế cận nơi đây tràn trề mật lá cao su. Sau đó đến tháng 6, ong được chuyển đi hưởng mùa mật nhãn khắp ĐBSCL.

Riêng vùng Bảo Lộc nhờ khí hậu mát mẻ êm dịu nên nhiều loài “cỏ dại hoa hèn”, mọi người vẫn xem thường nhưng lại cung cấp thêm nguồn phấn, mật nuôi đàn ong thêm khỏe. Đó là các loại cỏ bò, cỏ chân chim, hoa mắc cỡ nở nơi vắng vẻ suốt 4 mùa. Thành viên của Công ty TNHH Phong Sơn chính là những anh em ruột trong gia đình. Mỗi đàn ong đều có một con ong chúa nên mỗi thành viên của Công ty đều tự hạch toán nội bộ nhưng lại liên kết nhau ở khâu chế biến XK sản phẩm. Ít tuổi nhất trong đàn như người em út, kỹ sư kinh tế Nguyễn Công Lãm cũng có được 3.000 đàn (thùng) tức 10 cụm nuôi ong.

Mật ong gắn bó với con người từ ngàn xưa, ai cũng hiểu giá trị của nó. Thế nhưng có lẽ do tập quán hoặc thành kiến “ong ăn nước đường”, không có chất bổ dưỡng như mật ong rừng, vì thế có khi một lít mật nuôi giá bán chỉ ngang một ký đường tinh tuyện (8.000 đ) mà vẫn ít người dùng.

Duy trì, phát triển sản phẩm quý hiếm

Ba năm trước, khi thị trường Mỹ và các nước EU chê nguồn mật ong sản xuất tại Trung quốc, mua nhiều sản phẩm Việt Nam, mật ong được mùa XK. Giá sỉ tại trại tăng 50%, có khi lên đến 25.000-30.000 đ/kg. Nhiều nhà sản xuất thiếu suy nghĩ đã pha nước đường vào mật, làm ra sản phẩm kém chất lượng. Các nhà sản xuất mật ong trong nước lại chưa tạo được một thương hiệu riêng nên thị trường XK có lúc bị chững lại. Phải làm gì để cứu các đàn ong và sản phẩm của ong?

Qua kiến thức sách vở và thực tiễn, Nguyễn Công Lãm được biết ngoài mật và phấn, sản phẩm quý nhật của con ong chính là sữa ong chúa. Đây là loại thức ăn mà các ong thợ chỉ dành để nuôi ấu trùng, ong đực và ong thợ trong ba ngày đầu đời, còn dành riêng để nuôi ong chúa đến trọn đời. Thuở ban đầu, trứng ong chúa và ong thợ cùng một loại như nhau. Nhờ nuôi bằng sữa ong chúa nên bộ phận sinh sản của ong chúa sớm được hoàn thiện, kéo dài tuổi thọ đến năm, sáu năm, trong khi đời ong thợ chỉ ngắn ngủi 30-35 ngày.

Sữa ong chúa là loại thức ăn đặc biệt màu sữa quánh, có đủ các loại vitamin và chứa đến 18% chất protit. Sữa ong chúa là thực phẩm cao cấp dành cho người ốm, nó được chiết xuất ra nhiều loại dược phẩm, mỹ phẩm (DHA). Ong thợ vào một tuần tuổi thì hàm trên đã hình thành nên tiết ra được loại sữa chúa nhiều chất dinh dưỡng để cho ấu tùng ong ăn, đến 18 ngày tuổi thì nó vít nắp lỗ mật chín. Khi đàn ong sinh sản đông đúc thì quy luật tự nhiên chúng sẽ chuẩn bị để chia đàn. Ong thợ xây nhiều “mũ” chúa. Những trứng khỏe mạnh được chọn đưa vào các “nụ” này để ong thợ rót ra sữa chúa nuôi nó thành ong chúa.

Dựa vào đặc điểm tự nhiên đó, người nuôi ong có thể chọn các “nụ” sạch, đưa nhiều ấu trùng vào để ong thợ đến nhả sữa chúa. Như vậy có thể nghiên cứu sản xuất ra nhiều sản phẩm quý giá là sữa chúa. Sáng kiến của Lãm được anh Thống tán đồng và họ tập trung nghiên cứu để nuôi ong lấy sữa chúa là chính. Muốn vậy phải đặt làm nhiều cầu ong trong thùng. Cầu ong luôn phải sạch sẽ, vô trùng, nếu không cả đàn sẽ bốc hơi bay đi.

Giá 100 gam sữa chúa XK hiện tại từ 80.000-90.000 đồng. Công ty Phong Sơn sản xuất mỗi tháng khoảng 3 T sữa ong chúa. Sữa ong chúa hàng ngày được công nhân thu hoạch đưa vào bịch ny lông, Công ty đưa xe đến nhận đưa về bảo quản cấp đông và chở về Tp.HCM XK. Công nhân nuôi ong của công ty, ngoài mức lương cao còn được trang bị tivi, phương tiện giải trí đầy đủ để luôn luôn bám trại, yên tâm sản xuất.

Huỳnh Hạnh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang