• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sắp xóa sổ một trong những đồng muối giàu vi khoáng nhất miền Bắc

Nguồn tin: TP, 19/06/2008
Ngày cập nhật: 20/6/2008

Trong khi Nhà nước phải nhập khẩu muối do thiếu muối, một trong những đồng muối giàu hàm lượng vi khoáng nhất của khu vực phía Bắc lại đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ.

Diêm dân Hải Hà không tiếc đồng muối sắp mất vì quá cơ cực Ảnh: Mỹ Hằng

Nhà máy xi măng Nghi Sơn bề thế nằm ngay đầu lối vào huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, thu hút hàng trăm lao động của huyện này và đây cũng là công trình khởi đầu cho một loạt dự án công nghiệp khác đang nuốt dần đồng muối xã Hải Hà.

Những ngày này, mỗi ngày anh Bạch Mai Cảnh, chủ nhiệm HTX Muối Bãi Ngọc, xã Hải Hà, chỉ ngủ chừng hai tiếng. Bình minh của anh bắt đầu lúc 2 giờ sáng ngoài ruộng muối, kết thúc lúc 12 giờ đêm ngoài kho muối. 100 ha đồng muối xã Hải Hà đang vào vụ thu hoạch chính.

Bữa chúng tôi đến, trời rộ nắng. Anh Cảnh đang dỡ muối từ xe trâu vào kho. “Trâu chở muối, không ăn cỏ mà ăn cám, ăn cháo. Thế mới có sức”. Anh Cảnh chỉ con trâu lực lưỡng. Chốc chốc trên đường từ đồng muối dẫn vào kho của HTX lại bắt gặp một xe trâu chất đầy những bao muối trắng xóa.

Tiếng họ trâu, tiếng xe cút kít chở cát ra đồng xôn xao cả một vùng biển. Chị Hiền, vợ anh Cảnh, da đen xạm đặc trưng vùng muối, hết chạy từ đồng lại ra nhà kho, cân, đong, thậm chí bốc dỡ cả xe muối nặng hơn tấn, nếu bữa ấy không thuê được người bốc.

Tuy nhiên, cảnh tấp nập của làng muối có lịch sử hình thành từ những năm 60 thế kỷ trước với sản lượng trung bình 20 vạn tấn/năm sắp không còn nữa. Dân xã Hải Hà nằm trong 33 vạn dân Nghi Sơn sẽ được di dời để lấy đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Đã có 11 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,2 tỷ USD.

Một số dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Bên cạnh các dự án của doanh nghiệp, Nghi Sơn vẫn đang tiến hành giải phóng trên 18.000 ha mặt bằng.

Theo quy hoạch, xã Hải Hà nằm trong diện tích dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được ký kết ngày 7/4/2008. Đây là dự án đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD, công suất khoảng 10 triệu tấn xăng dầu các loại/năm.

Cảnh nhộn nhịp vụ mùa muối ở Hải Hà sắp trở thành quá khứ

Các thửa muối trong xã đều đã cắm cọc quy hoạch, chỉ còn chờ dân lấy tiền đền bù là giải tỏa. Một số hộ nhận tiền trước đã xây nhà khang trang, mua xe, sắm nội thất.

Đi trên đồng muối sáng loáng như gương dưới nắng ở xã Hải Hà, chúng tôi nhìn thấy nhiều ruộng muối bỏ hoang. Nền xi măng đã bong tróc, loang lổ. Chủ nhân của những vuông muối ấy hoặc có vốn đã mở cửa hàng kinh doanh, hoặc rời quê đi nơi khác kiếm sống.

Dạo khắp hang cùng ngõ hẻm trong xã Hải Hà, hiếm thấy nhà ngói. Phần lớn là nhà mái bằng, nhiều nhà hai tầng khang trang. Có nhà thậm chí mua ô tô. Nhưng, không phải từ tiền bán muối.

Diêm dân không tiếc đồng muối

Theo các chuyên gia về muối, muối khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có đồng muối xã Hải Hà, là loại muối giàu hàm lượng vi khoáng vào loại nhất nước. Nhờ vậy, loại muối này xuất khẩu được giá và được bạn hàng đánh giá cao. H

ai mươi phần trăm diện tích sản xuất muối tại Hải Hà được đưa vào sản xuất muối sạch. Từ muối này, Cty CP Muối&Thương mại Thanh Hóa thu mua với giá gấp 2 - 2,5 lần muối thường, xuất sang thị trường Mỹ, Nhật Bản. Theo Giám đốc Cty, Hàn Quốc cũng đang đặt hàng mua muối của Thanh Hóa, mua muối xã Hải Hà.

Theo các chuyên gia về muối, trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là Clorua Natri (NaCl). Muối phía Bắc ngoài NaCl còn giàu hàm lượng vi khoáng vào loại nhất nước, trong đó đặc biệt là muối Thanh Hóa.

Các vi khoáng được tìm thấy trong muối ở đây là canxi, magiê, kali, brôm… Hàng ngàn tấn muối sạch đã liên tục được xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, trong những năm gần đây.

Chính nhờ giá trị vi khoáng độc đáo của muối Thanh Hóa, Cty Goban Village của Nhật Bản đã ký độc quyền bao tiêu sản phẩm muối sạch tự nhiên của Tổng Công ty Muối Việt Nam tại thị trường Nhật Bản….

Ngoài ra, hàm lượng một số tạp chất không tan trong muối như thạch tín (asen) trong muối Thanh Hóa cũng thấp hơn nhiều nơi khác.

Năm nay, giá muối lên cao, lại khan muối do mưa nhiều. Thế là, cứ có muối là có tiền. Muối làm ra đến đâu hết đến đó. Nhiều nhà trước bỏ nghề muối, nay quay lại, thu nhập trung bình từ 200.000 – 300.000 đ/ngày, gấp ba lần so với trước.

Tuy nhiên, không vì vậy mà diêm dân Hải Hà tha thiết với nghề. Thấy chúng tôi thắc mắc sao ô muối không tu sửa, để thủng lỗ chỗ, ảnh hưởng đến sản lượng muối, chị Nguyễn Thị Tình chép miệng: “Muốn sửa thì phải bỏ tiền đầu tư.

Nhưng lo sửa xong, người ta lấy đất làm nhà máy. Giờ chưa biết chắc lúc nào lấy. Đóng cọc quy hoạch rồi, chả ai dám đầu tư, tu sửa. Cứ để mặc thế, làm được bao nhiêu thì làm”.

Bà Nguyễn Thị Lệ, nhà bốn đời làm muối, bộc bạch. “Mất nghề muối chả tiếc. Chưa nghĩ ra sau này làm cái gì. Không phải làm muối thì đỡ cực. Muối được giá nhưng thức ăn cũng đắt đỏ hơn trước. Ngày kiếm được 200.000đ thì hết 100.000đ mua thức ăn tẩm bổ để có sức làm việc.

Còn lại chả đáng là bao. Cả năm chỉ làm trong 100 ngày nắng. Những ngày còn lại ngồi chơi, phải vay lãi của các đại lý thu mua muối để sống. Đến vụ muối thì bán muối non trừ nợ…”.

Mấy người con của bà Lệ nằm trong số 90% dân xã Hải Hà đang lang bạt trong Nam. Chủ yếu họ hành nghề bán xổ số, kẹo kéo, phu hồ. Theo dân xã Hải Hà, trừ một số nhà khang trang xây từ tiền đền bù đất, số còn lại đều được gây dựng từ tiền bán vé số!

Khó khăn của nghề muối xã Hải Hà cũng là khó khăn chung của các xã có nghề muối ở Thanh Hóa như Hải Lộc, Hòa Lộc (Hậu Lộc); Quảng Thạch, Quảng Chính (Quảng Xương), Hải Châu, Hải Thượng, Hải Bình (Tĩnh Gia).

Theo đánh giá của phòng chế biến nông lâm sản và nghề muối (Sở NN&PTNT Thanh Hóa), cơ sở hạ tầng đồng muối, mặt ruộng, ô nại tại những địa phương này đã xuống cấp. Cát phơi ròng rã hàng chục năm trời không được bổ sung, thay thế. Diêm dân chủ yếu sản xuất muối thô theo kiểu phân tán, công nghệ lạc hậu…

“Muối Hải Hà được đánh giá cao, nhưng diêm dân không chú trọng để phát triển đâu. Xe cút kít chở cát vẫn là những cái xe có từ thời trung cổ. Đồ nghề làm muối toàn tự tạo. Mà cải tạo cũng để làm gì, dăm năm nữa mất đồng muối rồi” – Anh Cảnh trỏ ra đám xe cút kít ghép bằng gỗ và vài thanh tre cùng đống sêu chế từ thùng nhựa, thở dài.

Đi tìm điển hình làm ăn kinh tế tại Hải Hà, chúng tôi được bà con diêm dân chỉ cho gặp vợ chồng anh Xuân Trường, “cái nhà có 2 ô tô”. Đang mùa Euro, cửa hàng cầm đồ nhà anh Trường lúc nào cũng đông khách. “Tôi bỏ không ruộng muối, kho muối 4 năm nay rồi. Chuyển qua cầm đồ, thỉnh thoảng lái xe thuê. Làm nghề muối cơ cực bao giờ mới khá lên được” – Anh Trường bộc bạch.

Mỹ Hằng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang