• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân liên kết tìm đầu ra cho nông sản

Nguồn tin: SGGP, 3/9/2004
Ngày cập nhật: 6/9/2004

Đã hình thành mối liên kết mới: nông dân liên kết lại với nhau, liên kết với chính quyền địa phương, liên kết với các tiểu thương… để cùng tìm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản…

Chính quyền và nông dân chung lưng tìm đầu ra

Lão nông tri điền Lê Văn Nghĩ nói: “Năm nay đã ngoài cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, cả đời người, đến lúc gần đất xa trời “qua” mới tìm ra được một thị trường tiêu thụ đồ sộ, nhưng cũng chẳng phải ở đâu xa, ngay trên mảnh vườn của “qua” đây”. Những năm trước, năm nào hơn một mẫu đất trồng các loại cây ăn trái như: chôm chôm, mít tố nữ, sầu riêng, mãng cầu… của bác Nghĩ, hễ cứ đến mùa thu hoạch thì bán rẻ như cho, nhiều lúc gia đình không thèm ngó ngàng gì tới mặc cho rơi rụng thúi trắng cả gốc.

Đến khi con đường liên xã Trung An - Phú Hòa Đông (Củ Chi) được nâng cấp, mở rộng thành con đường huyết mạch trong vùng thì bác mới nghĩ ra cách làm thế nào để làm bắt mắt khách xuôi ngược qua tuyến đường này. Đánh liều, bác xây mấy cây cầu tre lắt lẻo, cầu khỉ gập ghềnh; mua tre trúc về bện thêm mấy chiếc thuyền nan cắm trên con rạch trước nhà và dựng lên một quán nước thuần túy bằng mây tre lá trong mảnh vườn.

Thế là khách mỗi khi xuôi ngược qua đường này đều ghé vào quán của bác nghỉ chân rồi ủng hộ cho bác mỗi người vài ký trái cây. Và cũng từ đó, gia đình bác không còn cảnh phải kẽo kẹt đạp xe chở trái cây ra chợ từ sáng sớm, khách đến giải trí ở vườn nhà, vừa mua ăn tại chỗ, vừa tay xách, nách mang đem về làm quà… Nhờ “diệu kế” này mà 2 năm qua, bác Nghĩ đã tiêu thụ hết 100% trái cây của vườn nhà.

Không ai cảm nhận được giá trị đích thực của hệ thống đường giao thông nông thôn mang lại hiệu quả như thế nào bằng hàng ngàn hộ dân của xã Trung An, Bình Mỹ, Phú Mỹ Hưng… Ông Hà Văn Thêm, một nông dân cố cựu trên dải đất cù lao Bốn Phú, xã Trung An, huyện Củ Chi nhìn nhận: “Từ hồi nhà nước đầu tư đường giao thông nông thôn về xứ cù lao này, xóa đi hàng chục cây cầu ván đóng đinh, cầu khỉ chênh vênh… thì mọi khát khao đổi đời của người dân ở đây được thực hiện.

Từ việc bấp bênh trong việc tìm nơi tiêu thụ trái cây thì giờ cứ đến mùa là không đủ để bán. Khách thập phương đến vui chơi thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của miền quê sông nước đã giúp cho người dân trên dải đất cù lao Bốn Phú và An Hòa, xã Trung An trút đi những gánh nặng tìm thị trường tiêu thụ”. Năm 2003, UBND xã Trung An phối hợp với hàng trăm nhà vườn thành lập “Làng du lịch sinh thái” tại đây, dù chưa sát với tên gọi nhưng điều này cũng là một bước ngoặt quan trọng của sự cố gắng chung sức giữa chính quyền địa phương và nhân dân cùng sát cánh vực dậy tiềm năng kinh tế của xã.

Chị Lê Thị Ngờ, ấp An Hòa không giấu giếm: “Năm ngoái vào thời gian này khu vườn nhà tôi đã đón trên 2.000 lượt khách. Với khu vườn cây ăn trái rộng chưa đầy 1ha này, nhưng số lượng khách đến đông như vậy đã giúp gia đình tiêu thụ trái cây rất nhanh chóng. Năm nay cũng thế, số lượng khách đến vui chơi, ăn trái nhiều hơn. Và như vậy, việc tiêu thụ trái cây giờ không còn là nỗi bận tâm của người dân ở đây nữa…”. Chính vì vậy mà lợi nhuận của người dân trồng cây ăn trái ở đây từ vài chục đến trăm triệu đồng/ha/năm là điều trong tầm tay.

Nông dân liên kết với tiểu thương

Trước tình trạng vùng rau nước ở các quận vùng ven như Thủ Đức, quận 12 đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nghiêm trọng, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và UBND huyện Củ Chi phối hợp di dời dần vùng rau này về xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Những người canh tác tại đây cho biết, việc di dời vùng rau muống nước về Bình Mỹ, Củ Chi là chuyện không khó với cánh nông dân. Nhưng cái khó chung và lớn nhất là thị trường tiêu thụ liệu có ổn định được không? Giải bài toán này, UBND huyện phải ra tay, kết quả đến khi câu hỏi này được các tiểu thương tại các chợ đầu mối chịu “ký hợp đồng” đảm bảo tiêu thụ hết số lượng rau cho nông dân thì họ mới cảm thấy yên tâm chịu di dời.

Qua hơn một năm triển khai, diện tích vùng rau đã lên đến 40ha rau muống và sen lấy ngó. Trung bình lợi nhuận thu được trên mỗi hécta rau muống nước tại đây từ 60 – 80 triệu đồng/năm, tăng gấp 8 lần so trồng lúa trước đây trên cùng một diện tích. Anh Nguyễn Văn Tường, từ phường Thới An, quận 12 đến thuê đất ở ấp 8 xã Bình Mỹ trồng rau muống cho biết: “Đất ở đây rất tốt và do có địa hình trũng thấp nước ra vào thường xuyên nên trồng rau muống rất thích hợp.

Và điều quan trọng hơn hết là nguồn nước ở đây rất dồi dào, sạch sẽ và không bị ô nhiễm nên trồng rau muống nước hay sen lấy ngó cũng là một ưu thế. Điều mà chúng tôi ngán ngại nhất là do xa các chợ rau đầu mối nên việc vận chuyển rất khó khăn và do còn mới hình thành nên thương lái không đến tận nơi thu mua, nhưng đến khi được các tiểu thương đồng ý thu mua lâu dài với từng hộ trồng rau tại đây thì chúng tôi cảm thấy yên tâm sản xuất hơn…”.

Tương tự, hàng chục hộ trồng rau ăn lá ở ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn từ quận 12 cũng kéo về phủ kín hàng chục hécta rau tại đây. Họ tự liên kết lại để tạo ra một tổ hợp rau có số lượng ổn định bỏ mối cho các chợ rau quả trong khu vực. Anh Nguyễn Văn Nghệ đúc kết: “Buôn bán nhỏ lẻ, không theo mối lái không còn là cách kinh doanh an toàn cho nông dân. Gần 10 năm thuê đất trồng rau tại TPHCM chúng tôi đã nhận ra điều này, nên trước khi dời về đây sản xuất, anh em chuyên trồng rau chúng tôi đã liên kết lại và liên kết với các tiểu thương ở các chợ đầu mối. Nhờ vậy mà đầu ra của cây rau ở đây rất ổn định, anh em trồng rau chỉ còn việc chăm lo thâm canh sản xuất…”.

Xem ra, việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp theo cách này không còn là bài toán khó đối với nông dân ngoại thành thành phố.

QUANG ĐẠT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang