• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lục bình sẽ không còn là “tai họa” !

Nguồn tin: Hậu Giang, 13/6/2008
Ngày cập nhật: 14/6/2008

Lục bình, nguồn tài nguyên đang bị lãng phí.

Dự án “Sản xuất nông thủy sản và năng lượng tái tạo từ lục bình và chất thải” (gọi tắt là dự án bèo lục bình) do 3 khoa của Trường Đại học Cần Thơ liên kết thực hiện, Nhà nước Luxembourg tài trợ, hiện đang được khởi động tại Hậu Giang. Với dự án này, lục bình sẽ là nguồn tài nguyên giúp nông dân thoát nghèo, cải thiện môi trường hiệu quả...

* Biến lục bình thành tài nguyên !

Khảo sát những tuyến kênh rạch đang bị lục bình “bóp nghẹt” tại các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy... (Hậu Giang), đa số người dân đều mong muốn tình trạng trên nhanh chóng được giải quyết nhằm trả lại dòng kênh thông thoáng cho tàu thuyền thuận tiện qua lại, người dân ổn định sinh hoạt, sản xuất. Nhưng đến nay nhìn chung tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có biện pháp giúp dân xử lý triệt để nào ngoài động thái vận động người dân trục vớt. Bức xúc trước nhu cầu di chuyển, vận chuyển hàng hóa, không ít người dân đã dùng biện pháp “chữa cháy”: sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc khai hoang để tiêu diệt lục bình, dù chính quyền ngăn cấm việc này. Nói lại vấn đề này để thấy rằng nguồn lục bình ở Hậu Giang rất dồi dào. Việc tận dụng lục bình để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn quá ít, đến nỗi lục bình được xem là tai họa, trở thành vật cản làm tắc nghẽn giao thông trên các tuyến sông.

Theo Văn phòng Quản lý dự án bèo lục bình tại Trường Đại học Cần Thơ, lục bình (Eichhornia Crassipes) là loại thực vật sinh sôi nảy nở nhanh trên mặt nước, có thể đeo bám trong bùn, cản trở nghiêm trọng tàu thuyền. Kênh rạch có thể bị tắc nghẽn bởi các thảm lục bình dày đặc đan xen nhau. Lục bình cũng được xem là mối lo nghiêm trọng cho sự đa dạng sinh học khi chúng chiếm ưu thế trong các khu rừng ẩm ướt ở ĐBSCL. Ngoài việc làm cản trở dòng chảy, lục bình còn làm nghẹt các điểm lấy nước tưới tiêu của người dân và là “ngôi nhà nhỏ” cho muỗi sinh sôi và phát triển. Lục bình sinh sản nhiều, các thực vật dưới nước rất khó sống sót gây sự mất cân bằng hệ thống sinh thái nhỏ trong nước, dẫn tới việc một số loài động vật tồn tại nhờ vào sự đa dạng của thực vật sẽ cạn kiệt...

Tiến sĩ khoa học Đỗ Ngọc Quỳnh - cố vấn kỹ thuật quốc gia cơ quan hợp tác và phát triển quốc tế Luxembourg tại Trường Đại học Cần Thơ cho hay: Bên cạnh những mối nguy hại thì lục bình cũng đang trở thành nguồn lợi kinh tế. Thời gian qua, lục bình phơi khô được dùng để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang lại việc làm, tăng thu nhập cho rất nhiều hộ nông dân nghèo. Lục bình cũng có lợi ích kinh tế trong việc bảo vệ bờ sông khỏi sự xói mòn. Một số người dân có xu hướng giữ một dải lục bình trước nhà nhằm thu hút cá đến ẩn náu và sinh sản... “Những biện pháp chúng tôi triển khai từ dự án bèo lục bình đang từng bước biến lục bình thành một tài nguyên phong phú, nhằm giúp nâng cao thu nhập cho nông dân tại Hậu Giang” - ông Quỳnh nói.

* Hàng ngàn nông dân sẽ được tham gia dự án

Tiến sĩ Quỳnh thông tin: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mở một hội chợ tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Những người nông dân nghèo ít đất, thậm chí không có đất và những nông dân có thu nhập thấp hơn 300.000 đ/tháng sẽ được mời tham gia và được đào tạo ở nông trại nghiên cứu của Đại học Cần Thơ và họ có thể sử dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp để cải thiện thu nhập”.

TS Đỗ Ngọc Quỳnh cho biết: Hiện 3 khoa của Trường Đại học Cần Thơ gồm: nông nghiệp, thủy sản, công nghệ đang thực hiện các hoạt động của dự án tại Trường Đại học Cần Thơ và tại trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Đây cũng là cơ hội tốt để Đại học Cần Thơ và sinh viên của trường phát triển thêm thí nghiệm cho ngành năng lượng sinh học và thủy sản từ việc sử dụng sản phẩm phụ lục bình và tạo mối quan hệ mật thiết với cộng đồng nông dân địa phương.

Theo đó, dự án này dự kiến tập huấn cho 2.340 nông dân, trong đó 450 người được tập huấn về công nghệ chế biến lục bình và biogas; 1.800 người được tập huấn về thủy sản và nông nghiệp. 90% học viên sẽ được chọn dựa trên việc sẵn sàng áp dụng công nghệ; khoảng 10% học viên là nông dân sẽ được đào tạo thành cán bộ khuyến nông xã. Các cán bộ này sẽ giúp nông dân áp dụng công nghệ trên nông hộ của họ. “Đây sẽ là lợi thế lớn để Hậu Giang xây dựng các chiến lược nông nghiệp mới dựa trên kết quả của giai đoạn thử nghiệm và mở rộng đầu tư theo tiềm năng của mỗi ngành sản xuất được kiểm tra qua dự án” - ông Quỳnh cho biết thêm. Ngoài việc góp phần tăng thu nhập cho nông hộ nhờ vào việc cải thiện năng suất nông nghiệp và tạo công ăn việc làm, dự án bèo lục bình cũng mong muốn thu được những kết quả khả quan từ lục bình như: nước ép lục bình được ủ để sản xuất gas đun nấu; xác lá và thân phơi khô dùng làm chất nền trồng nấm; rễ dùng để sản xuất phân; xác lá và thân lục bình dùng để làm thức ăn ủ chua cho gia súc... Đồng thời góp phần tích cực trong việc cải thiện môi trường như: dọn sạch lục bình từ các kênh rạch, làm gia tăng hàm lượng oxy trong kênh giúp cá sống tốt; việc đi lại của người dân sẽ dễ dàng hơn; người nông dân được thụ hưởng các sản phẩm nông nghiệp, các phụ phẩm và nguồn năng lượng tái tạo từ lục bình...

XUÂN THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang