• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chương trình phát triển bò sữa, tôm sú của TPHCM: Thiếu tầm nhìn xa

Nguồn tin: SGGP, 31/8/2004
Ngày cập nhật: 31/8/2004

Hiện nay sữa sản xuất trong nước chỉ đáp ứng chưa tới 20% nhu cầu hàng năm của các nhà máy chế biến sữa. Điều này chứng tỏ con bò sữa không chỉ ở TPHCM mà cả nước còn triển vọng phát triển rất lớn so với nhiều loại cây con khác. Nhưng hiện nay, chăn nuôi bò sữa đang trải qua giai đoạn đầy khó khăn...

Khi bò sữa bị “mất giá”

10 năm qua, Vinamilk - đơn vị góp công rất lớn để “gầy dựng” nên đàn bò sữa TP, vẫn mua với giá 3.550đ/kg tại nhà máy (3.200đ/kg tại nhà dân). Điều này làm cho lợi nhuận của nông dân giảm dần và hiện nay không còn lời. Do vậy, tình trạng bán bò sữa, giảm đàn, chuyển qua nuôi bò thịt… đang diễn ra khá phổ biến ở ngoại thành TPHCM. Sở NN-PTNT TPHCM gởi văn bản cho Vinamilk và Cục Nông nghiệp dự thảo văn bản gửi lên Thủ tướng đều đề nghị tăng giá mua bò sữa lên 4.200đ/kg để giải quyết bớt khó khăn cho người nuôi bò sữa.

Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn này, bản thân người chăn nuôi cũng phải điều chỉnh lại những thói quen không nên có. Theo ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Sở NN-PTNT TP, người chăn nuôi phải tỉnh táo để có quyết định đúng và áp dụng nhiều giải pháp để tăng nguồn thu, như biết giảm đàn (loại thải bò lứa thứ 6, 7 trở lên và bò cái gặp vấn đề sinh sản…) nhằm cân đối lại tỷ lệ 70% đàn sinh sản và có 50% bò cái vắt sữa. Đồng thời bằng mọi cánh giảm chi phí đầu vào, hạn chế phí trung gian như vắt và giao sữa người nuôi nên tự thực hiện, không lãng phí thức ăn tinh…

Chưa quy hoạch, người nuôi đã tràn lan

Con tôm sú có sự phát triển mạnh mẽ ở Cần Giờ. Từ diện tích nuôi thử vài hécta năm 1998, đến năm 2001 trở đi diện tích nuôi ngày càng gia tăng và hiện nay lên gần 5.000 ha. Chính sự phát triển quá nhanh này đã tạo nên một khí thế và sắc thái làm ăn mới ở Cần Giờ, nơi mà trước đó, tỷ lệ người nghèo chiếm trên 40% dân số, là địa phương nghèo nhất TP. Nếu không có con tôm sú khó có thể hình dung ra bộ mặt của Cần Giờ, nhất là các xã cánh Bắc (Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông) ngày nay sẽ ra sao. Nhờ con tôm sú mà tỷ lệ đói nghèo giảm mức kỷ lục, trong vòng 5 năm chỉ còn vài phần trăm hộ nghèo.

Nhưng giờ đây vùng nuôi tôm sú đang “ngã bệnh”. 3 năm nay, diện tích tôm chết vì dịch bệnh, số hộ nuôi bị mất trắng liên tiếp nhiều vụ tăng lên. Nhiều hộ nuôi tìm người chuyển nhượng đầm tôm để trả nợ vay ngân hàng, không ít trường hợp người nuôi từ nội thành ra hợp tác với dân tại chỗ “bỏ của chạy lấy người”. Những người trong ngành không ngạc nhiên về tình hình hiện nay ở Cần Giờ. Bác Vũ Đình Liệu, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, cách đây gần 4 năm, khi tham dự tổng kết chuyển đổi sản xuất huyện Cần Giờ đã phát biểu một câu rất chí lý, đừng để kết quả hôm nay lại là hậu quả ngày mai.

Sự thành công quá dễ dàng và lợi nhuận cao thời gian đầu chuyển đổi làm cho nhiều người nuôi tôm chủ quan, bỏ qua nhiều công đoạn, nên thành công ban đầu trở thành “cạm bẫy” đối với người nuôi, nếu không tỉnh táo rất dễ dẫn đến thất bại và trắng tay sau vài vụ nuôi. Giờ đây là thời điểm mà các yếu tố bất lợi về ô nhiễm, dịch bệnh sau quá trình tích tụ có điều kiện phát triển. Diện tích nuôi càng rộng mở thì vấn đề kiểm dịch con giống, nguồn nước càng khó quản lý. Nhà khoa học đã cảnh báo, tôm sú mẫn cảm với dịch bệnh và sự thay đổi của thời tiết, nhưng nhiều người đã bỏ qua các lời khuyến cáo, nuôi liên tục và trái vụ nên tình trạng trắng tay vì con tôm giờ đây không còn giới hạn ở tỷ lệ vài phần trăm trước đây nữa. Ngay từ đầu, dù chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp thấy trước nguy cơ nên đã đặt vấn đề quy hoạch để có thể đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thủy lợi cho vùng nuôi, nhưng do thủ tục chậm trễ nên chưa kịp quy hoạch người nuôi đã tràn lan.

Đã đến lúc nhà quản lý cần phải kiên quyết hơn trong việc sắp xếp lại diện tích vùng nuôi và cơ cấu mùa vụ hợp lý, quản lý tốt hơn con giống, không thể nuôi tôm tràn lan và liên tục và nhất là phải tổ chức hệ thống thủy lợi phục vụ cho con tôm, xen canh tôm - cá… Trong quá trình chuyển đổi không thể đòi hỏi 100% số trường hợp thành công. Những hiện tượng phá sản trong nuôi tôm, thất bại trong nuôi bò sữa… là điều khó tránh khỏi, nhưng khi số hộ thất bại tăng lên một cách khác thường dẫn đến tình trạng chuyển nhượng ao nuôi và giảm đàn bò sữa hiện nay là điều đáng báo động.

Hiệu quả của con bò sữa và tôm sú trong thời gian qua rất lớn, nhưng hiện nay đang cần những giải pháp phối hợp nhiều mặt với tầm nhìn xa hơn, loại trừ những “căn bệnh” để 2 cây, 2 con phát triển khỏe mạnh.

CÔNG PHIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang