• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng

Nguồn tin: TT, 10/06/2008
Ngày cập nhật: 11/6/2008

Nông dân xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thu hoạch lúa hè thu 2008 - Ảnh : Hoàng Thạch Vân

Phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Đây cũng là chủ đề được các chuyên gia hàng đầu đem ra mổ xẻ tại hội thảo do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn cùng báo Tia Sáng tổ chức ngày 9-6 tại TP.HCM.

Không hẹn mà gặp, tất cả những bài tham luận và phát biểu của các chuyên gia và cả những người từng là lãnh đạo một số địa phương tại hội thảo đều cho rằng đời sống của người nông dân hiện chưa tương xứng với mồ hôi và nước mắt mà họ đã đổ ra.

Mất đất trồng lúa

Hiện tượng này, theo các chuyên gia, xuất phát từ thực tế tăng trưởng nông nghiệp giảm mạnh, chỉ số cạnh tranh của ngành này trong giai đoạn 2000-2006 chỉ còn 0,9% so với con số 7,3% trong giai đoạn 1989-2000.

GS Tương Lai dẫn kết quả điều tra vào năm 2006 cho biết trong tám xã được khảo sát ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và ĐBSCL thì lao động dưới 40 tuổi không còn, hầu hết lao động đều bỏ lên các đô thị để kiếm việc làm. Riêng tại Thái Bình, 45% lao động đã chuyển khỏi nông nghiệp, 200.000 người phải đi làm ăn xa. "Lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ có những người thất thế và phụ nữ phải ở lại. Đó là những lao động không còn cách nào khác nên phải bám lấy nông nghiệp..." - GS Tương Lai nhìn nhận.

Nông dân phải rời xa nông nghiệp, nông thôn không chỉ vì nghèo đói mà còn do vấn nạn mất đất nông nghiệp. Theo số liệu được công bố tại hội thảo, VN hiện có 4,1 triệu ha trồng lúa, trong đó có 3,4 triệu ha được đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, nhưng mỗi năm có hơn 70.000ha đất trồng lúa đã đầu tư thủy lợi bị mất đi với lý do chuyển mục đích sử dụng. Với việc chuyển đổi mục đích sử dụng này, chưa kể số tiền đầu tư thủy lợi bị mất xấp xỉ 7.000 tỉ đồng mỗi năm, hàng loạt nông dân vốn sống nhờ vào nông nghiệp cũng bị mất việc làm. Chẳng hạn tại Bắc Ninh, sau khi ruộng đất bị thu hồi để làm khu công nghiệp, chỉ có 5-6% nông dân tìm được việc làm, 94% còn lại chẳng biết xoay xở như thế nào.

Nhiều chính sách ảnh hưởng đến nông dân

" Một trong những vấn đề cấp bách là dạy nghề cho người dân nông thôn. Cần trang bị cho họ những kỹ năng sản xuất và làm việc trước những thay đổi như mất đất sản xuất, công nghiệp hóa nông thôn... Lao động trong nông nghiệp hiện nay vừa thừa vừa thiếu. Do sức hút của công nghiệp hóa, nhiều người dân bỏ ruộng đi làm thuê nhưng người ở lại thì thiếu kỹ năng sản xuất." TS Đặng Kim Sơn (viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn)

Đặt vấn đề về thực trạng lao động nông thôn đổ về thành thị, một số ý kiến cho rằng bên cạnh những vấn đề xã hội phát sinh, chính lực lượng này đã góp phần rất lớn vào việc "nuôi sống" đô thị. Nhưng bản thân những người lao động này lại sống cuộc đời của một "phó thường dân".

Ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang - bức xúc cho rằng đây là hệ quả của sự bất cập trong các chính sách đối với nông nghiệp, buộc nông dân phải rời xa mảnh vườn hay thửa ruộng. "Cho đến nay, hầu hết chính sách về nông nghiệp đều xa rời thực tế hoặc chỉ mang tính thăm dò hay thử nghiệm" - ông Nhị nói.

Ông Nhị đưa ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy sự bất cập này, đó là các dự án đầy "tham vọng" như đưa cà phê, cao su... ra trồng tại khu vực phía Bắc, vốn có thổ nhưỡng không thích hợp với những loại cây trồng này.

Trong khi đó, hàng loạt vấn đề mà nông dân phải đối mặt hằng ngày trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã không được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn, trong một đợt kiểm tra mới đây ở Đồng Tháp, các cơ quan chức năng phát hiện có đến 70% sản lượng phân bón bán ra của các đại lý là phân bón giả, được sản xuất bằng cách lấy... đất sét rồi nhuộm màu. Thế nhưng, các địa chỉ bị phát hiện bán phân giả chỉ bị phạt 2 triệu đồng!

Ông Nhị cũng nêu ra vấn đề cá ba sa, cá tra hiện nay như một điển hình về sự bất cập trong qui hoạch, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bản thân là người đang nuôi bốn mẫu cá, ông Nhị cho biết "vấn đề không phải ở thị trường xuất khẩu xuống giá, không phải thức ăn chăn nuôi tăng, cũng không phải do doanh nghiệp ép giá, vấn đề chính ở đây là qui hoạch". Việc thiếu qui hoạch dẫn đến phát triển tự phát và đột phát, khiến mất cân đối cung cầu, tất yếu dẫn đến hiện trạng tồn đọng như hiện nay.

Tăng hơn nữa tỉ lệ đầu tư

Theo các chuyên gia tại hội thảo, nông nghiệp đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chưa tương xứng với vai trò đảm bảo an ninh lương thực của lĩnh vực này.

Chính vì vậy, một số đại biểu cho rằng cần phải đầu tư mạnh cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong đó ưu tiên các lĩnh vực quan trọng như phát triển hạ tầng, khoa học công nghệ, có chính sách thu hút doanh nghiệp về nông thôn... Đặc biệt, hệ thống giao thông phải được tập trung đầu tư để hàng hóa có thể lưu thông thuận lợi hơn đến mọi vùng. Trong lĩnh vực sản xuất và chế biến, cần tập trung vào các loại nông sản xuất khẩu mà VN có lợi thế cạnh tranh, hình thành các vùng chuyên canh với hệ thống chế biến và tiếp thị.

Trong tương lai, theo các đại biểu, việc tích tụ ruộng đất để tạo ra những vùng sản xuất rộng lớn và chuyên biệt hơn là một yêu cầu cấp thiết để phát triển nông nghiệp. Một số đại biểu cho rằng việc tạo điều kiện cho những nông dân sản xuất giỏi có thể mở rộng qui mô sản xuất theo hướng gia trại, trang trại, có điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học vào sản xuất là vấn đề cần phải tính tới. TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng đất đai cần phải tập trung lại để tận dụng lợi thế về qui mô sẽ thuận lợi cho sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

Liên quan đến vấn đề tích tụ đất đai cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhiều đại biểu cho rằng chuyện hỗ trợ dạy nghề cho lực lượng lao động mất đất nông nghiệp cần được hết sức quan tâm. Theo ông Nguyễn Minh Nhị, hệ thống đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề, tại nhiều địa phương hiện nay là "không thể chấp nhận được", cần phải được cải thiện. Nhiều đại biểu nhấn mạnh không thể không đầu tư phát triển hơn nữa hệ thống dạy nghề tại các địa bàn nông thôn nhằm giúp một bộ phận lao động rời khỏi sản xuất nông nghiệp có cơ hội tham gia thị trường lao động công nghiệp và dịch vụ một cách thuận lợi.

HẢI ĐĂNG - TRẦN MẠNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang