• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề nuôi yến ở Gò Công

Nguồn tin: Cần Thơ, 07/06/2008
Ngày cập nhật: 9/6/2008

Chim yến làm tổ trên trần nhà của anh Nguyễn Văn Quân ở thị xã Gò Công.

Cách nay hơn một tháng, tôi có dịp về Sông Đốc (Cà Mau) tham quan nhà nuôi yến của anh Thái Tử Văn tại khách sạn Đông Á. Lúc ấy, tôi cứ tưởng đó là mô hình nuôi yến độc đáo nhất của các tỉnh miền ven biển. Không ngờ khi tới thăm các “ông chủ” yến ở Tiền Giang, tôi mới nhận ra rằng nghề khai thác yến sào ở đây cũng không kém phần hấp dẫn và đang mở ra nhiều triển vọng đối với những ai có mộng làm giàu từ chim yến.

KHOẢNG TRỜI CHIM YẾN

Xưa nay ai cũng nghĩ rằng chim yến chỉ sinh sống và làm tổ ngoài đảo khơi, nhưng gần đây đã có nhiều gia đình nuôi yến ngay tại nhà mình như ở Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang... Ông Phan Trung Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo thị xã Gò Công (Tiền Giang), cho biết: nghề nuôi yến ở Gò Công đang mở ra một hướng đi đầy phấn khởi. Chỉ riêng ở thị xã cũng đã có 5 cơ sở nuôi yến mang lại hiệu quả đáng khích lệ.

Vùng ven biển Gò Công là nơi thoáng đãng, khí hậu trong lành, nhiều phù du và côn trùng. Có lẽ đó là những yếu tố giúp cho chim yến tìm đến quần cư. Chim yến Gò Công nhỏ như chim sẻ, khỏe, sức bay bền. Chúng thường sống có đôi, mỗi năm thường đẻ ba lần, mỗi lần 2 trứng. Loài chim này không thể đậu trên cành mà mỗi khi đáp xuống chúng chỉ treo mình trên vách đá hoặc tường nhà bằng đôi chân ngắn, bé bỏng.

Anh Thái Tử Văn ở thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) cho biết: Sau cơn bão số 5 có một đàn chim yến không biết từ đâu bay về cư trú tại nhà kho của một công ty tại Sông Đốc rồi chúng bắt đầu làm tổ, đẻ trứng và sinh sôi nẩy nở ngày càng đông. Thấy thế anh mới tìm tòi, học hỏi về đặc tính sinh trưởng của chim yến để thiết kế một ngôi nhà dành riêng cho chúng ngay tại lầu tư của khách sạn. Sau đó anh bắt đầu nuôi thử nghiệm và kết quả thật bất ngờ.

Tại Gò Công cũng thế. Có một ngôi nhà năm tầng mà đã có bốn tầng dành cho chim yến, ước tính có tới hàng vạn con. Đó là nhà của ông Mười Thiết (Trần Văn Thiết) tại ấp Khương Ninh, xã Long Bình, Gò Công Tây. Ông Mười nói: Cách nay hơn 20 năm, bỗng nhiên có một đàn yến bay về đáp vào các tầng lầu rồi làm tổ, đẻ trứng nhưng lúc đó ông không hề để ý. Đến khi biết được giá trị của yến sào, ông mới bắt đầu quan tâm cho tu bổ, thiết kế lại nhà cửa theo đúng qui cách và phù hợp với tập tính sinh thái của chúng. Đến nay, đàn yến đã phát triển nhiều vô số kể. Một lần, vào khoảng 6 giờ chiều, đứng trước nhà ông, thấy chim yến không biết từ đâu bay về tới tấp, đông nghẹt cả một góc trời làm tôi say mê như bị hốt hồn.

NUÔI YẾN - NGHỀ HẤP DẪN

Hiện nay, tại Gò Công có 2 mô hình nuôi chim yến. Một là nuôi tự nhiên như đàn yến của ông Mười Thiết, nhưng mô hình này rất hiếm. Hai là dùng phương pháp dẫn dụ. Trước hết phải nhờ tư vấn, thiết kế sao cho ngôi nhà đúng qui cách, rồi dùng máy phát ra âm thanh gọi bầy để dụ yến về.

Anh Thanh ở thị xã Gò Công, một người chuyên sang đĩa dẫn dụ yến, cho biết: Khi những con yến trưởng thành nhận được tín hiệu phát ra từ đĩa, chúng sẽ tự động tách bầy. Lúc đầu chúng chỉ thám thính, sau đó mới quay lại tìm chỗ “cư trú” và sống với nhau thành đàn. “Bằng kinh nghiệm riêng, sau một thời gian chăm sóc yến, có người đã biết “gọi yến vào nhà”. Ngay cả tiếng kêu sáng hoặc chiều của yến, họ cũng đoán được chúng đang cần gì, đang gọi đàn hay gọi tình” - anh Thái Tử Văn nói.

Tôi may mắn được tận mắt chứng kiến chim yến làm tổ trên trần nhà của anh Nguyễn Văn Quân, một người say mê chim yến và cũng là người trực tiếp thiết kế nhà nuôi cho nhiều người tại Gò Công. Trong căn phòng tối om om, anh Quân vừa rọi đèn pin vào những tổ yến vừa phấn khởi cho biết mỗi năm anh lấy trên 3 kg yến sào, mặc dù diện tích nuôi chỉ vài chục mét vuông. Anh nói: Bí quyết để thành công trước hết là kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà, kế đến là môi trường phải thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới, trừ lúc làm vệ sinh hoặc chăm sóc các tổ chim non. Những khung cây, ván dành cho chim làm tổ phải mềm và tuyệt đối không có mùi vị khác thường. Yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò gọi là yến sào (tổ yến). Sau khi chế biến, nó sẽ trở thành một loại thực phẩm quý hiếm mà xưa kia đã từng được xếp vào hàng “bát trân”. Nghề lấy tổ yến ngoài biển đảo rất vất vả vì phải leo lên giàn giáo thật nguy hiểm, còn tổ yến trong nhà rất dễ khai thác, chỉ cần biết bóc tách sao cho tổ còn nguyên vẹn là được.

Ông Mười Thiết phấn khởi cho biết các công ty ở Khánh Hòa đã đánh giá chất lượng yến sào ở Gò Công rất tốt, không thua gì ở các nơi khác. Ông còn tiết lộ nghề nuôi yến hiện nay lợi nhuận rất cao nhưng muốn thành công, người nuôi phải say mê và nắm vững kỹ thuật, nhất là môi trường xung quanh phải ổn định, xa tiếng ồn. Đặc biệt, thời gian khai thác phải hợp lý, tránh lấy tổ lúc chim mới đẻ trứng hoặc con vừa mới nở.

Nhiều người cho biết, yến ngoài thiên nhiên phải đi kiếm ăn xa, tiêu hao nhiều năng lượng nên mỗi năm chỉ đẻ 1 - 2 mùa, tổ lại mỏng vì ít nước dãi. Còn yến nuôi trong nhà đi kiếm ăn gần, cho tổ dầy, mỗi năm có thể làm tổ từ 3 - 4 đợt. Theo các chuyên gia nuôi yến, một ngàn con yến có thể làm 400 tổ/mùa, mỗi tổ được 10 gr yến sào.

Nghề khai thác yến sào ở Gò Công đang mở ra nhiều tiềm năng và triển vọng rất lớn. Nhưng trước hết người nuôi phải được tư vấn về dự báo khu vực làm tổ và có đầy đủ những trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là biết chọn những vùng có chim yến quần tụ hoặc làm tổ ngẫu nhiên. Được biết, Trung tâm Eka Vietnam (dạy nuôi yến trong nhà, độc quyền cung cấp các tài liệu, thiết bị chuyên ngành nuôi yến trong nhà mang thương hiệu Eka thuộc Tập đoàn Eka Indonesia) đã lập dự án xây dựng một làng yến với nhiều ngôi nhà tại xã Long Bình (Gò Công Tây).

Bài, ảnh: THÀNH HIỆP

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang