• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long phá vườn, lấp ao trồng lúa: Bệnh cũ tái phát

Nguồn tin: KTNT, 5/6/2008
Ngày cập nhật: 7/6/2008

Cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra ở nhiều nước trên thế giới đã đẩy giá lúa gạo tăng cao. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, người trồng lúa vui như mở cờ trong bụng vì lãi cao. Và bà con một thời bỏ lúa trồng mía, tràm, cây ăn trái nay hối hả phá mía, tràm quay lại trồng lúa. Điều này chứng tỏ, “căn bệnh” trồng - chặt, chặt - trồng của ngành nông nghiệp vẫn chưa có “thuốc” chữa.

Vườn cây thành đồng lúa

Hai huyện Tam Bình và Trà Ôn vốn tự hào là vùng chuyên canh cam sành lớn nhất tỉnh Vĩnh Long. Đã một thời bà con “mê” cam, bỏ lúa, nhưng nay, đi dọc đường 905, qua địa phận xã Mỹ Thạnh Trung (huyện Tam Bình), chúng tôi thấy nhiều vườn cam bị chặt gốc trơ trọi. Nguyên nhân là do bệnh vàng lá gân xanh bùng phát khiến vườn cam không cho thu hoạch, nhiều người khốn đốn vì thua lỗ. Tại xã Trà Côn (huyện Trà Ôn), đã có 37ha/400ha cam sành chuẩn bị biến thành đồng lúa. Ông Nguyễn Văn Dễ (ấp Phạm Văn Mến, xã Trà Côn) cho hay, hiện ấp có đến hàng chục người chặt vườn cam xuống đất ruộng. Ông Trần Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Trà Côn than thở: “Cứ với tốc độ này thì đến giữa năm 2008 có thể có đến 50ha cam bị đốn bỏ”. Theo thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn đã có khoảng 120ha cam biến thành đồng lúa.

Tại Kiên Giang, ở hai xã Tây Yên và Tây Yên A (huyện An Biên) cũng đang rộ lên phong trào phá vườn dừa để trồng lúa. Ông Trần Văn Khịa, ở ấp Rẫy Mới, vừa chặt xong 1,7ha dừa để trồng lúa cho biết: “Tôi có 2,2ha dừa với gần 300 gốc đã trên 40 năm tuổi. Những năm trước, nếu giá dừa 15.000-20.000 đồng/chục (12 trái) thì so với lúa lợi nhuận không chênh lệch bao nhiêu. Nhưng, hai năm gần đây, một công dừa (1.000m2) chỉ cho lợi nhuận trên 300.000 đồng/năm, trong khi giá lúa liên tục tăng, hiện đạt trên 2 triệu đồn/công /năm nên tôi quyết định phá dừa để trồng lúa”.

Do giá lúa đầu năm 2008 tăng cao đã tạo tâm lý cho nông dân Bạc Liêu quay lại trồng lúa. Tại huyện Hồng Dân, nơi có diện tích khóm (dứa), tràm nhiều nhất tỉnh, tình trạng chặt bỏ khóm, tràm diễn ra hàng ngày. Theo thống kê của Chi cục Thống kê huyện, hiện diện tích khóm của Hồng Dân chỉ còn 100ha, giảm trên 300ha so với con số 420ha trước đó. Số diện tích “bốc hơi”, theo ông Lương Phương Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, nông dân đã chuyển sang trồng lúa hết rồi.

Lấp vuông tôm, đốn mía trồng lúa

Tại Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, chính quyền địa phương đang bối rối khi người dân ào ạt phá vùng mía nguyên liệu để trồng lúa. Ông Phan Văn Biết, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Mỹ (Hậu Giang) phân tích: “Trồng 1 vụ mía mất gần cả năm nhưng bà con chỉ lời khoảng 10 - 15 triệu đồng/ha, trong khi trồng lúa thì được đến 3 vụ. Hiệu quả của cây lúa cao hơn mía nên bà con đồng loạt bỏ mía”. Theo ông Biết, gần đây đã có trên 30ha mía ở các xã Lương Tâm, Vĩnh Viễn thành đồng lúa. Diện tích lúa sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) từng được mệnh danh là cù lao mía thì nay nhiều hộ cũng phá ruộng mía để trồng lúa và hoa màu.

Trong khi đó, ở "vương quốc tôm" Cà Mau, không khí sản xuất vụ lúa hè - thu đang sôi động. Theo ông Võ Văn Mỹ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau, kế hoạch sản xuất vụ hè thu này là 35.200ha nhưng đến nay nông dân đã làm đất trên 38.000ha (cao nhất trong vài năm trở lại đây). Ngành nông nghiệp đang tiến hành khoanh các tiểu vùng để xả nước xổ phèn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất lúa đạt hiệu quả. Ngoài ra, nhiều diện tích đất nuôi tôm thất bại ở vùng có điều kiện lấy nước ngọt, nông dân cũng tự chuyển sang trồng lúa. Tại Bạc Liêu, vụ hè thu này cũng có gần 10.000ha nuôi tôm được nông dân làm theo mô hình tôm - lúa, trong đó nhiều nhất là huyện Phước Long với gần 7.800ha và khoảng 2.000ha ở huyện Hồng Dân. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân chỉ phát triển, mở rộng cấy lúa trên diện tích nuôi tôm có đủ điều kiện quản lý được nguồn nước.

Vòng luẩn quẩn?

Từ sự việc này có thể thấy, sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, vòng luẩn quẩn “trồng - chặt, chặt - trồng” vẫn tái diễn. Vì lợi nhuận trước mắt nên nông dân thấy cái gì có giá cao thì trồng, trong khi ngành chức năng đành “bó tay” trước cách làm có vẻ “ngẫu hứng”. Tại huyện Phước Long (Bạc Liêu), năm nay người dân đăng ký trồng 7.791ha lúa trên đất nuôi tôm. Ông Trần Văn Ân, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phước Long cho biết: “Giống lúa chúng tôi không phải lo vì đã chuẩn bị, nhưng sợ nhất là nguồn nước vì hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh; vừa điều tiết nước cho nuôi thuỷ sản, vừa phục vụ trồng lúa trong khi chỉ có một hệ thống thủy lợi là điều hết sức khó khăn”. Còn ông Nguyễn Văn Nẫm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho rằng, việc chuyển đổi đất vườn sang đất ruộng của nông dân Trà Ôn và Tam Bình là hoàn toàn tự phát.

TS.Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chia sẻ: “Việc nông dân ồ ạt phá cam, mía, khóm để trồng lúa thể hiện sự bất ổn của ngành nông nghiệp. Có những cái không chỉ khuyến cáo mà phải vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện. Chính quyền địa phương cần có những đề án, định hướng cụ thể, nếu không người dân cứ tự phát hoài, thấy cây này mất giá thì trồng cây khác hoặc làm theo phong trào khiến hiệu quả kinh tế không cao trong khi chúng ta lại không có được vùng chuyên canh”.

Khánh Phương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang