• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng sắn: Lợi trước mắt, hại lâu dài

Nguồn tin: QĐND, 03/06/2008
Ngày cập nhật: 5/6/2008

* Trồng sắn: Lợi trước mắt, hại lâu dài

Mấy năm gần đây, diện tích cây sắn được trồng ở các địa phương đang tăng nhanh. Có những khu vực diện tích trồng sắn đang tăng theo cấp số nhân, bởi cây sắn dễ trồng, cho năng suất cao và liên tục được giá. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, giá thu mua sắn của các nhà máy chế biến bột sắn tăng gấp 3 lần. Mặc dù nhiều chuyên gia trên lĩnh vực nông nghiệp đã đưa ra lời cảnh báo về tác hại của việc trồng sắn có thể dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa đất đai, nhưng vì lợi nhuận, nên người dân vẫn cứ nhắm mắt làm liều, không quan tâm đến hậu quả của việc trồng sắn.

Một đồi sắn (ảnh minh họa)

Trước đây, Trung Quốc và Thái Lan là hai nước có diện tích trồng sắn lớn nhất châu Á và cung cấp phần lớn bột sắn cho thế giới. Sau nhiều năm canh tác loại cây này, đất đai bạc màu, chai cứng không thể trồng các loại cây khác. Chính phủ hai nước này đã có nhiều biện pháp khuyến cáo và cấm người dân không được trồng sắn để giữ nguồn tài nguyên đất. Từ khi Chính phủ Trung Quốc và Thái Lan không còn trồng sắn thì giá bột sắn trên thị trường thế giới tăng vọt gấp 2, rồi 3 lần. Các nhà đầu tư đã nhắm đến Việt Nam để mở rộng và tăng tốc phát triển cây sắn. Tại Nghệ An, một số huyện như Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp... cây sắn đã phát triển với tốc độ cực nhanh, có nhiều nơi người dân đã tự ý phá bỏ nhiều loại cây trồng như mía, chè để trồng sắn. Còn ở các tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Trị cây sắn cũng phát triển rất nhanh, mà theo các nhà quản lý thì nó lan nhanh đến mức khó kiểm soát. Hầu hết người dân trồng sắn ở các địa phương trên cả nước đều ở vùng sâu, vùng xa, họ chưa nhận thức được tác hại của nó, nhất là loại sắn cao sản đang trồng hiện nay. Chỉ sau 3-4 năm trồng sắn liên tiếp thì cây sắn cũng cằn cỗi dần và khó phát triển. Các loại cây khác cũng không thể sống được trên khu vực đất đã trồng lâu năm. Theo các nhà khoa học, rễ cây sắn lấy các chất hữu cơ trong đất và thải ra một loại a-xít có hại cho cây trồng, đồng thời làm chai cứng nền đất và hủy diệt các vi sinh vật có lợi cho cây trồng.

Tôi có một người anh họ vào xây dựng vùng kinh tế mới ở Nông trường Cà phê Việt-Đức, Đắc Lắc. Lúc mới vào anh có trồng một số dãy sắn để làm hàng rào. Cứ nghĩ là trồng sắn chắc không ảnh hưởng đến cây cà phê. Thế nhưng, đến năm thứ hai, thứ ba, cây cà phê vàng lá và chết dần, nhất là những dãy gần hàng rào. Anh đã phun nhiều loại thuốc chống sâu bệnh, chống nghẹt rễ mà cà phê vẫn chết. Sau đó, cán bộ kỹ thuật của nông trường đến kiểm tra và đưa ra kết luận: Cà phê bị nhiễm độc bởi cây sắn. Phải mất đến gần chục năm gia đình anh mới cải tạo lại được vườn cà phê.

Sắn là loại cây rất dễ trồng và cho năng suất, thu nhập cao. Một số địa phương đã xếp cây sắn vào những cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân, nhưng chưa lường hết được hậu quả tác hại của việc trồng sắn. Trồng sắn nhiều là tác nhân gây nên sa mạc hóa tài nguyên đất, xói mòn, lũ lụt cục bộ ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến tinh bột sắn cũng tác động rất lớn đến môi trường sinh thái, nhất là làm ô nhiễm nguồn nước và không khí.

Muốn giảm được diện tích trồng sắn, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thấy rõ tác hại của “hậu” cây sắn. Đồng thời, các cấp, các ngành cần có quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu sắn, không mở thêm các nhà máy chế biến tinh bột sắn, cân đối đủ nguồn sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Các địa phương cần đưa ra mục tiêu: “Không tăng diện tích, không khuyến khích trồng sắn, không xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn...” để nguồn tài nguyên đất không bị sa mạc hóa do cây sắn gây ra.

ÔNG QUỐC CHÍNH (Thành phố Vinh, Nghệ An)

* Công nghiệp hóa và người nông dân

Nói đến nghèo, người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thiếu thốn đến mức “nồi còn hơi mà cơm đã hết”. Đất đai thì nhiều mà người nghèo phải nhờ đê làng dựng lều để ở. Quần áo vá chằng vá đụp, nhiễm bệnh nằm chờ chết vì thiếu thuốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người nông dân được nhiều quyền lợi, đủ sức lo cho mục tiêu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", góp phần quan trọng bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi.

Hơn ba mươi năm sau hòa bình, vẫn còn nhiều nông dân nghèo, đó là điều trăn trở lớn. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước, Quân đội nỗ lực rất lớn để "xóa đói, giảm nghèo". Nhiều tỉnh, huyện, xã đã 100% ngói hóa nhà ở. Nhưng xem ra diện nghèo, cận nghèo còn nhiều, qua mỗi cơn bão, lũ, rét hại, dịch bệnh, ốm đau… thì diện nghèo lại tăng lên. Người nông dân bây giờ sợ bốn cái: Học phí (nhất là học đại học), có bệnh, hiếu hỷ và không có việc làm (nhất là những học sinh không đỗ đại học hoặc nơi không còn ruộng cấy)…

Ta thực hiện công nghiệp hóa là đúng. Nhưng người nông dân và cựu chiến binh chưa hình dung đầy đủ công nghiệp hóa diễn ra ở nông thôn sẽ thế nào? Nhất là vùng rừng núi. Hiện tại, họ ra đồng vẫn không khác mấy người nông dân ngày xưa: vác cày ra ruộng, chân lấm tay bùn.

Phải nói, công nghiệp hóa góp phần đáng kể tăng trưởng kinh tế là rõ, song mới chỉ có số ít nông dân và cựu quân nhân được vào làm lao động giản đơn trong khu công nghiệp, với đồng lương ít ỏi. Phúc lợi xã hội mà khu công nghiệp mang lại cho nông thôn còn rất nhỏ bé so với lợi nhuận mà đất đai, lao động mà họ được khai thác mang lại.

Làm gì để nông dân nghèo, cựu quân nhân nghèo, thoát nghèo bền vững, không tái nghèo? Tôi trộm nghĩ, đất "bờ xôi ruộng mật" như các cánh đồng dọc hai bên Quốc lộ 5, các quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng, không nên để làm khu công nghiệp. Nên đưa các nhà máy về vùng trung du, miền núi, ruộng chua phèn, ven biển. Người lao động trẻ ở đó phần lớn không ly hương, ly gia mà sinh sống tại quê hương, lợi nhà, lợi nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa là hướng đi đúng, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng, không để bản sắc văn hóa dân tộc phôi phai, nảy sinh nhiều phức tạp. Giúp nông dân nghèo, cựu chiến binh nghèo bằng từ thiện cũng tốt, nhưng tốt hơn là bằng chính sách. Vì vậy Đảng, Nhà nước và các địa phương nên ưu ái cho nông dân và cựu chiến binh nghèo về y tế như miễn hoặc giảm phí y tế; về giáo dục nên bao cấp cho bậc tiểu học, trung học cơ sở, giảm lệ phí bậc đại học, nhất là với học sinh, sinh viên nghèo, quân nhân xuất ngũ có thành tích, con thương binh… Đề nghị Bộ Quốc phòng và Hội cựu chiến binh cùng nhau tổ chức dạy nghề nhiều hơn, nhất là nghề cơ khí, mộc, điện dân dụng… cho quân nhân xuất ngũ và hợp tác vay vốn dài hạn ưu đãi.

TRẦN VE (17 đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương)

* Đất nông nghiệp bị thu hẹp

Ai cũng đã biết đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản vô giá của quốc gia. Nhà nước giao cho nông dân sản xuất ra lương thực, thực phẩm để giải quyết cuộc sống cho mình, cho xã hội, xóa đói-giảm nghèo cũng đi lên từ đất. Đất nước đổi mới, kinh tế thị trường phát triển, người nông dân được giao ruộng đất đã mang hết sức lực, trí tuệ của mình để áp dụng khoa học-kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, góp phần cùng đất nước xuất khẩu gạo mỗi năm lên tới 3-4 triệu tấn. Đời sống ấm no, có phần dự trữ trong mỗi gia đình và góp phần làm cho an toàn lương thực cả nước.

Song hiện nay đang nổi lên một vấn đề đáng phải quan tâm là, đất sản xuất nông nghiệp đang giảm dần, thu hẹp lại ở mỗi địa phương. Việc quản lý thì lỏng lẻo, người nông dân coi đất nông nghiệp như là của mình, muốn làm sao nên vậy. Một số người bỏ sản xuất nông nghiệp đi lao động ở các thành phố, bán số ruộng đất đang sử dụng cho người khác. Số người làm ăn kém chuyển đến Lâm Đồng, Đắc Lắc, Hà Giang, Sơn La cũng bán đất cho một số người, chỉ cần một giấy viết tay, trong khi chính quyền địa phương không hề biết. Một số lấy cớ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mua đất của người khác cộng với đất của mình, quản lý vài ba héc-ta để đào ao thả cá, trồng cây thực phẩm, xây dựng lò gạch... không theo một quy hoạch nào. Ngay cả ở những khoảnh đất sản xuất 3 vụ (2 lúa, 1 màu) các công ty kinh doanh vẫn được phép mở cơ sở sản xuất, xây dựng nhà xưởng, sử dụng hàng chục, hàng trăm héc-ta đất canh tác. Nhưng nhiều dự án chỉ san mặt bằng rồi bỏ đó 5-6 năm, không xây dựng gì. Đất nông nghiệp bị bỏ hoang, không canh tác. Đất đai thu hồi sử dụng trong công trình giao thông không nói làm gì, còn đất các công trình hạ tầng cơ sở như trụ sở làm việc xã, huyện, trạm xá, bệnh viện, trường học, trạm điện... có đất đồi cũng không sử dụng, hầu hết đều dùng đất trồng lúa, hoa màu. Tệ hại hơn nữa là các nơi thiếu tiền xây dựng công trình công cộng đã thu hồi đất mà nông dân đang sản xuất với giá rẻ, mang đấu thầu lấy giá cao để có tiền. Một số người nhiều tiền mua đất đó chờ thời cơ, bán kiếm lời (một kiểu kinh doanh bất động sản).

Tình trạng quản lý đất sản xuất nông nghiệp như trên thật đáng lo ngại. Nếu cứ diễn biến theo chiều hướng này không biết hậu quả ra sao. Đất trồng lương thực cứ giảm dần, trong khi dân số phát triển ngày mỗi tăng, bình quân lương thực đầu người giảm, báo động cho sự an toàn lương thực.

Trước tình hình trên, mong muốn Chính phủ có chủ trương, biện pháp cấp bách, quản lý chặt chẽ đất sản xuất nông nghiệp. Cơ quan quản lý ruộng đất các cấp giúp Chính phủ và chính quyền các địa phương đề ra những quy định cụ thể, rõ ràng cho người sử dụng đất, đồng thời đặt ra các chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm, kể cả cá nhân và tập thể. Như vậy mới có hy vọng làm cho đất sản xuất nông nghiệp đi vào thế ổn định, phát triển sản xuất bền vững.

Thanh Bình (Xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang