• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Năm Tỉnh làm giàu

Nguồn tin: Hậu Giang, 02/06/2008
Ngày cập nhật: 3/6/2008

Nhà mới cất, đất mới mua, sắm xe, mua máy... Đó là sự đổi đời đáng nhớ của nông dân Năm Tỉnh (Võ Văn Tỉnh), ở ấp Bình An, xã Long Bình, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) sau gần 20 năm mày mò học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào miếng ruộng, mảnh vườn của mình.

Năm Tỉnh đang chăm sóc vườn cây ăn trái của mình.

Phải mất gần một giờ đội nắng vượt qua nhiều đoạn đường đất đá lởm chởm đi sâu vào kênh Giồng Sao, Nước Đục mới tới được nhà anh. Năm Tỉnh đang say sưa be bờ đắp đất. Nghe tiếng anh Mười Bờ, cán bộ nông nghiệp xã, Năm Tỉnh ngẩng lên cười nói: “Bạc triệu nằm sẵn dưới ao chờ ngày thu hoạch, nếu không chăm sóc mất trắng như chơi”.

Mấy năm gần đây, với diện tích ao nuôi khoảng vài trăm mét vuông mà Năm Tỉnh thu nhập hàng chục triệu đồng/năm nhờ nuôi cá bống tượng. Với kinh nghiệm của anh cá bống tượng rất khó nuôi, bởi chúng chỉ thích nghi trong môi trường tự nhiên nước ngọt với độ sâu khoảng 1-2 m và có nhiều bùn non để vùi. Riêng trong ao hầm, cá thường mắc phải những chứng bệnh ngoài da như bệnh đốm trắng ở vẩy, ghẻ đỏ ở mình, mỏ neo ở mang... Nguyên nhân đều do nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm, gây ra hiện tượng cá bỏ ăn, chậm lớn, chết đột ngột. Trong trường hợp này, ngoài phương pháp điều trị một số loại thuốc có bán tại các cửa hàng như: MD VITAMIN C. FISH và Prozyme... anh còn dùng thêm lá cây sầu đâu thả xuống mặt nước, rải thêm vôi bột trên thành ao. Đặt xuống đáy ao, vách ao nhiều ống tre, ống nhựa có kích cỡ lớn, có lỗ thông hơi vừa làm nơi trú ngụ cho cá, vừa hạn chế được tình trạng cá chui bùn tắm nắng gây lở loét.

Nghe Năm Tỉnh thao thao bất tuyệt “giảng bài” như một kỹ sư rành nghề thủy sản, tôi thầm thán phục trong lòng. Bởi anh chỉ là một nông dân bình thường tay chân lấm lem bùn đất, nhưng lại có “một bụng” kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Rảo bước cùng anh từ nhà ra ruộng, đâu đâu tôi cũng thấy hoa lợi từ cây trồng ngắn ngày gồm cải, cà, đu đủ, chanh, ớt... nằm khắp trên mặt đất. Năm Tỉnh nhắc lại chuyện cách đây gần 20 năm về trước lúc vợ chồng anh mới ra riêng, cha mẹ cho chỉ có căn nhà lá ọp ẹp cùng 2.500 m2 đất ruộng và 2.000 m2 đất vườn cây tạp. Thấy người ta trồng quít làm giàu không mấy hồi, anh cũng phá cây trồng quít. Nhưng vì không am hiểu nhiều về kỹ thuật chăm sóc, sau nhiều năm đổ công vun bồi, hao tài tốn của mà vườn quít nhà anh vẫn bị bệnh vàng lá gân xanh chết rụi không lấy được một xu tiền vốn. Giận mình kém tài ít học làm đâu thất đó, gây nợ làm khổ vợ con. Anh ước mình có dịp được học nắm bắt kỹ thuật nuôi trồng để mà ứng dụng... Thế rồi, các buổi tọa đàm trồng cây, nuôi cá, sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông mở ra, dù bất cứ nơi đâu anh cũng tìm đến tham dự. Lần đầu tiên anh mang ra thực nghiệm kiến thức học hỏi từ cây trồng ngắn ngày như: cải, cà, ớt, đậu xen canh trên cùng diện tích 2.000 m2 đất trồng chanh. Hiệu quả từ mô hình 2 giống 1 vốn đầu tư chăm sóc, đã đem lại cho anh lợi nhuận từ 15-20 triệu đồng/năm trong suốt thời gian dài. Cảnh nghèo khó ví như gánh nặng ngàn cân của gia đình dần dần cũng qua đi. Với kiến thức học được anh quyết định không trồng lúa thường mà chuyển toàn bộ 2.500 m2 đất ruộng trồng lúa giống, giống cao sản mới như: OM 1490, OMCS 2000, IR 64... để cung cấp lúa giống cho thị trường, được giá cao. Vợ anh nghe nói cũng bùi tai, tham công tiếc đất bảo anh cứ canh tác theo lối truyền thống sạ dày hơn 20 kg/công và làm liên tục 3 vụ/năm. Anh thì cương quyết “cãi” vợ không làm lúa vụ 3 để đất không bị vắt kiệt nguồn phù sa và tránh được sâu rầy lây truyền bệnh cho lúa vào vụ sau. Nghĩ là làm, Năm Tỉnh lén vợ đem lúa giống giấu bớt chỉ gieo sạ khoảng 12-13 kg/công (1.000 m2). Sau một tuần gieo sạ lúa tuy lên tươi tốt, nhưng quá thưa. Vợ anh ra vào mặt mày ủ rũ lo rầu sợ thất mùa. Năm Tỉnh cũng không nói không rằng trốn biệt ngoài đồng. Qua hơn 20 ngày chăm sóc, lúa bắt đầu sinh chồi đẻ nhánh che phủ kín mặt nước. Cả vụ ruộng anh không bị sâu bệnh gì. Khi thu hoạch, lúa trúng gần 1 tấn lúa khô/công, bà con kéo đến chia nhau mua giống không còn một hột. Năm Tỉnh hớn hở ra mặt vì lời to do chi phí đầu tư giảm hơn phân nửa so với phương pháp canh tác cũ.

Kinh nghiệm làm ăn thuận lợi cho Năm Tỉnh đúc kết mô hình 2 lúa+1 cá và cây màu trên cùng một diện tích vườn cây ăn trái. Gia đình anh giờ đây đã khá giả. Chính quyền địa phương xã Long Bình đã nhân rộng mô hình này, nên đa phần hộ nghèo ít đất được thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: QUANG HẢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang