• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lên Tương Dương hỏi chuyện "vua xoài"

Nguồn tin: Nghệ An, 30/05/2008
Ngày cập nhật: 2/6/2008

Từ xưa Nghệ An nổi tiếng hai giống cây ăn quả: cam Xã Đoài, xoài Tương Dương. Riêng giống xoài quý ấy đã và đang có một số phận đặc biệt...

Lên Tương Dương lần này được gặp anh Hoàng Sỹ Thìn, người gốc Đô Lương, anh gắn với đất Tương Dương từ khi tóc còn xanh đến nay đã lốm đốm bạc. Vấn đề không phải sống lâu là biết nhiều để hỏi chuyện, mà bởi anh đang đeo đuổi đề tài "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống xoài Tương Dương". Anh hẹn tôi: "Mình làm cái anh trưởng phòng nông nghiệp nó bận như con mọn. Anh đi tìm hiểu thực tế trước đi, rồi ta bàn". Rồi anh dặn thêm: "Hay là anh lên gặp cụ Trần Văn Độ "vua xoài" không xa đâu, ở ngay thị trấn Hoà Bình này?"

Tìm đến nhà "vua xoài" không khó, vì ai cũng biết tên biết tuổi, song người chỉ đường, cứ sồn sồn: "chú đến mua xoài nhà ông ấy bây giờ thì không còn nữa đâu (có lẽ họ tưởng tôi là khách buôn). Người ta đặt cọc trước, ông bà ăn đói hết rồi. Còn vài cây thì khách mua toàn giao dịch bằng điện thoại, để làm quà ấy mà!". Người nữa phụ hoạ: "Chị ấy nói đúng đó chú ạ, ngay cả chúng em ở cơ quan huyện đây, muốn mua cũng phải gọi điện dặn trước dăm, ba bữa. Nếu ông cụ nhận lời thì chọn cho quả đẹp, đóng gói sẵn, lên chỉ việc lấy không mặc cả, giống như vào cửa hàng thuốc". Tôi bật cười. Thấy câu chuyện vui, bà bán hàng cũng góp lời khuyên:" Ông là khách tôi nói thật, nếu làm quà thì nên mua xoài miền Nam hay xoài Lào quả to, da sáng lại rẻ. Tội gì mua loại như trứng ngỗng, vỏ sần sùi như cóc gặm mà đắt gấp rưỡi, gấp hai. Vả lại, mua không khéo người ta còn lẫn xoài xứ khác chua như quéo!"

Tôi cứ ậm ờ. Tâm trí hướng về một câu hỏi vì sao cách đây gần 10 năm lên Tương Dương đã nói về dự án phát triển này mà bây giờ anh Thìn lại nói nó đang được khởi động. Nói háo hức như một phát kiến mới.

Qua tìm hiểu tôi biết cây xoài có một cái tên rất khoa học (mangifera indica), chữ "xoài" do người Nam bộ đặt cho. Đặc biệt nó đang được thế giới chú ý phát triển, bởi có một vị trí khá quan trọng trong tập đoàn cây ăn quả nói chung. Ở nước ta, cây xoài cũng được các tỉnh coi trọng. Hiện nay cả nước có 40 tỉnh trồng với tổng diện tích 49.550 ha (chiếm 9% diện tích cây ăn quả toàn quốc). Năm ngoái sản lượng ước khoảng 180.259 tấn, chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (21.191 ha). Những tỉnh trồng nhiều như: Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An. Ở miền Trung trồng lớn nhất là tỉnh Khánh Hoà (4.200 ha) sau đó là Bình Định, Quảng Trị, Quảng Bình... Nghệ An thuộc các địa phương ít nhất, cả diện tích và sản lượng...

Vừa bước chân vào ngõ "vua xoài" đã thấy mấy người tay cầm cây giống đi ra và chủ nhà xởi lởi tiếp tôi ngay. Ông vừa chuyên nước, vừa vào chuyện như người thân lâu ngày gặp lại: "Chú coi cây xoài cũng như cô gái đẹp mà có khuyết tật. Ấy là tôi nói về giá trị giống xoài này cho vui. Chẳng biết ai nghĩ về nó thế nào, chứ với tôi, nó như giống cây cứu tinh. Cả nhà này, hai ông bà già đủ ăn và nuôi các con thành đạt cũng nhờ mấy chục gốc xoài này. Chú thấy đấy, quả lúc lỉu nhưng vẫn thua các năm trước vì năm ngoái bị bão số 5 đấy. Trông nó không được mã lắm, nhưng năm ngoái tôi vẫn bán 18 nghìn một ký, hơn giá xoài miền Nam 4 nghìn đồng. Vì sao xấu mà vẫn đắt giá chú biết không? Là vì quả nó có vị ngọt thanh và hương thơm đặc biệt. Người ăn bây giờ sành lắm, có người cho rằng phía Nam nhất xoài Lái Thiêu, miền Bắc nhất xoài Tương Dương đấy, cũng vì ngọt đậm và có vị thơm quyến rũ. Nhiều người còn cho xoài ở đây hái được khi ương tám chín mươi phần trăm, nên dễ vận chuyển. Ăn thời điểm đó thịt dòn, thanh ngọt, có thể chén đến no thì thôi. Người ta còn nói quả không quá to cũng là một ưu điểm. Các bà nói rằng mỗi ký chỉ hai quả như loại xoài cát, xoài tượng thì khó bày lễ, khó chia quà lắm. Chi bằng cứ mỗi cân 4-5 quả như giống xoài Tương Dương đây lại hợp túi người nghèo!".

Vừa giới thiệu ông Độ vừa dẫn chúng tôi ra vườn xem hai cây xoài đối chứng: "Kia là cây xoài chính hiệu Tương Dương. Nó cao hơn hẳn cây cùng trồng. Cây lâu năm có thể đạt tới 15-20 mét, đường kính gốc đạt tới 1 mét. Cây phân cành nhiều lá dài hơn phải không? Chú hỏi thời điểm ra hoa thu hoạch thì tôi nói "vo" thế này, từ khoảng tháng 11 tháng 12 năm trước đã có hoa lốm đốm. Đến tháng 6 tháng 7 là thu hoạch đại trà". Ông Độ tặng tôi một cây giống về trồng thử, nhưng ông cũng cho biết: "Có lẽ không ổn đâu chú ạ. Giống xoài ở đây chỉ hạp đất ở đây thôi. Ngay cả trên đất huyện này chất lượng quả xoài ở vùng thị trấn Hoà Bình vẫn khác so các bản lân cận như Bản Chắn, Bản Mon, Bản Nhẫn. Ông Linh, người có lượng xoài nổi tiếng ở khối Hoà Nam thị trấn vào đây cũng nhận xét thế."

Buổi chiều gặp anh Thìn, anh hăm hở cho biết: "Tôi đeo đuổi đề tài bảo tồn và phát triển giống xoài Tương Dương đã lâu. Nhưng lắm lúc cũng nản. Không phải bây giờ với tư cách là trưởng phòng nông nghiệp huyện, tôi mới tổng kết được nguyên nhân vì sao trước đây huyện chỉ đạo quyết liệt mà chưa thành. Thất bại có nhiều nguyên nhân, trong đó do trước đây cứ thường hô hào chung chung và khâu giống cũng không đúng. Một thời đã chuyển giống ươm từ nơi khác về. Hồi đó nhiều người quan niệm sai lầm rằng đất đây, khí hậu đây phù hợp thì giống ở nơi nào về trồng mà chẳng được. Muốn chứng minh thực tế sai lầm ấy thì anh thấy phải đợi mất 5 năm chứ ít đâu. Bây giờ chúng tôi đã có quan điểm khác, hoặc lấy giống bản địa hoặc phải lai tạo thì cũng gốc ở đây là chủ. Tóm lại, chúng tôi làm đề án bài bản. Có khảo sát đánh giá một cách khoa học hơn. Công việc bao gồm một chương trình liên hoàn khép kín từ khâu chọn giống, nhân giống trồng đến các khâu thâm canh, xử lý hoa quả, bảo quản tiêu thụ. Riêng khâu cuối tiêu thụ sản phẩm lại để tâm đến quảng bá và xây dựng thương hiệu. Còn địa điểm thực hiện cũng rộng hơn, bao gồm một vệt từ thị trấn Hoà Bình; đến các xã lân cận như: Thạch Giám, Tam Thái, Xá Lượng, Tam Quang và Lưu Kiền. Với tổng kinh phí 250 triệu đồng, chúng tôi đã tính toán kỹ cả rồi, nhất định làm được anh ạ".

Một dự án có thể thành công, có thể thất bại. Nhưng ý thức bảo tồn và phát triển giống xoài quý Tương Dương thì đúng đắn rồi. Tin rằng, bằng mồ hôi mặn chát và lòng đam mê, nhất định một vùng núi rừng bao la, gần trung tâm thuỷ điện Bản Vẽ sẽ một ngày ngọt xoài Tương Dương.

Hoàng Chỉnh

Nguồn: Báo Nghệ An 1/6/08

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang