• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hồ Soa làm giàu

Nguồn tin: TT, 29/05/2008
Ngày cập nhật: 30/5/2008

Bao đời qua, người dân tộc Vân Kiều ở bản Khe Dây (xã Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình) sống bằng phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ trỉa hạt. Cái đói, nghèo đeo đẳng mãi sau lưng. Cho đến ngày Đảng viên Hồ Soa lên rừng cặm cụi thực hiện cái "lý" trồng rừng của mình, rồi bà con trong bản theo anh, cuộc sống bắt đầu đổi thay...

Hồ Soa và cây gió trầm trồng sau nhà

"Chắc miềng trồng chỉ thành vườn..."

Bà cụ đi nhờ xe tôi dọc đường chỉ tay vào khoảng đồi xanh phía mặt trời lặn, mách tôi: "Nhà của Hồ Soa trong cái rừng xanh nớ!". Tôi nhìn theo tay cụ, nổi lên giữa màu xanh của rừng là một mái ngói đỏ. Hai vợ chồng Hồ Soa vừa đi chợ Cổ Hiền bán cá về. Chắc được giá lắm nên chị vợ anh vẫn còn cười tươi, tay xách chiếc giỏ đựng thức ăn đầy ắp. Hồ Soa nghe tôi hỏi đến chuyện trồng rừng, vội vàng vào nhà bếp xách cây rựa ra, bảo: "Đi theo miềng lên coi cái rừng chơi đã". Rừng của anh chẳng phải đâu xa, ở ngay sau hè nhà. Bốn quả đồi nối nhau chạy triền theo rìa bản đầy cây bạch đàn. Những thân cây đang vào mùa thay vỏ nên đã chuyển thành màu bạc trắng nổi rõ lên trong màu xanh của lớp cây bụi.

Huơ tay một vòng qua các khoảng đồi cây, Hồ Soa nói: "Trước năm 1995 cả vùng rừng ni là đồi trọc khô cháy. Cây cối bị người dân bản miềng phát đốt hết để mần cái rẫy trỉa hạt ngô, hạt bí lấy cái ăn. Mùa mưa nước chảy ầm ầm xuống sau nhà, sợ lắm!". Những năm đó cả nhà Hồ Soa, cả bản này đói lắm. Sau mùa thu hoạch cây ngô, cây lúa nương vài tháng là không còn chi ăn nữa. Người dân bản chỉ còn biết kéo nhau vô rừng đào củ mài, tìm hái cái lá, cái quả rừng về cho con cái ăn thôi.

Hồ Soa theo nhiều người vô rừng tìm trầm, không kiếm được trầm thì cùng nhau về rừng chặt cây gỗ bán lấy tiền mua gạo. Rồi đua nhau lên rừng, phát cả rừng gần, rừng xa đốt hết mần rẫy... Ngồi dưới tán cây bạch đàn, trong gió núi thổi mát rượi, tôi hỏi Hồ Soa: vì sao nghĩ tới chuyện trồng cây rừng? Anh nói: "Miềng nghĩ ra cái lý này: ở trên rừng thì phải trồng cây cho rừng, chớ cứ chặt rừng, đốt mần cái rẫy hoài thì rồi có ngày rừng hết cây, hết mọi thứ, lấy chi mà sống? Rứa là miềng về suy nghĩ nhiều lắm, tìm cách trồng cho được cây rừng trên đồi ni".

Trước tiên Hồ Soa lên UBND xã xin xã giao cho mình đất đồi để trồng thử cây rừng. Cán bộ UB hỏi muốn nhận đất ở mô. Anh nói: Miềng muốn nhận đất quanh nhà miềng trước đã. Thế là anh nhận 10 ha đồi trọc ngay sau nhà. Qua mấy buổi "lượn" vòng trên diện tích đất, anh mới thấy bao khó khăn đã trải ra và đang chờ trước mắt. Đồi trọc toàn đá sỏi, khô rang dưới nắng. Ngày đầu Hồ Soa lên đồi đào hố trồng cây một mình. Cái cuốc bập xuống mặt đồi cằn cỗi toàn sỏi đá cứ muốn nhảy lên tay người lại.

Mệt nhọc, ê ẩm cả tay chân, nhưng anh nghĩ: Miềng là người đầu tiên muốn mần cái "dự án" ni, mà mần không được thì biết nói răng với ủy ban xã? Mấy hôm sau, chị Hồ Thị Hòa - vợ anh - thương chồng nên cùng lên đồi với anh. Chị cũng mệt, nghĩ: ra răng cái rừng ni đây? Nhìn chồng cực khổ cũng chỉ vì con cái, vì mình, chị Hòa tự động viên: chịu cực chịu khổ bây chừ đã rồi mấy năm sau được sướng khi bán cái cây rừng, như lời cán bộ xã, huyện nói bữa đi họp phụ nữ!

Một tháng sau, một vùng đồi được đào xong hố chờ trồng cây xuống. Không có vốn mua cây, Hồ Soa tìm đến những chỗ sản xuất cây bạch đàn giống hỏi "mượn" cây về trồng trước đã, sau vụ thu hoạch lúa sẽ có tiền trả. Người ta nghe anh nói thấy buồn cười quá nhưng cũng cho anh "mượn" cây. Trồng cây xuống chưa biết cây sống, chết ra sao nhưng y lời, anh chở lúa đi bán lấy tiền trả nợ.

Cây sống, anh mừng đến lặng người đi. Tiếp tục thực hiện "cái lý" trồng rừng của mình, "Ngày mô vợ chồng miềng cũng theo nhau lên đồi đào hố. Cái lưng, cái tay của miềng phơi nắng đỏ như mai cua luộc. Thương cái tay vợ nữa, cũng bị đen da"- Hồ Soa nói, rồi nhìn chị Hòa ý nhị. Chị liếc lại anh, cặp mắt tưởng có đuôi. Đào hố xong, anh chở vợ tới ngân hàng vay tiền mua cây giống. Trong đầu chỉ có một ý nghĩ: chắc chắn sau ni sẽ bán được cây rừng.

Qua hơn hai năm vật lộn với đất, đến cuối năm 1996 bốn triền đồi trọc với 10ha đã được vợ chồng Hồ Soa trồng cây bạch đàn, keo lai, tràm hoa vàng lên xanh tốt, thành rừng. Đây là diện tích rừng trồng đầu tiên ở vùng Trường Xuân. "Một chắc (một mình) miềng trồng thì chỉ thành được cái vườn rừng thôi!"- Hồ Soa bảo thế.

"Cả bản trồng cây sẽ thành rừng!"

Hồ Soa lại nói: "Miềng nói với dân bản: nếu cả bản Khe Dây ai cũng trồng cây như miềng thì sẽ thành được cái rừng xanh tốt!". Để đồi trọc xung quanh bản thành rừng, năm 1999 Hồ Soa lựa chặt những cây bạch đàn lớn nhất đem bán, thu tiền vào cho dân bản thấy. Nghĩ đến những ngày bán cây ấy Hồ Soa còn thấy... ớn. Vì năm đó đột nhiên người ta chững lại việc mua cây rừng trồng, cây chặt ra đó đành xếp đống không biết bán cho ai. Anh kêu người quen tới cho họ cả xe công nông về làm củi đun. Người bản nhìn vào, nói với nhau: trồng rồi không có ai mua, biết lấy cái tiền mô ra trả nợ vay. Thế là không ai còn muốn nghe theo anh trồng cây nữa.

Năm 2001 anh chặt toàn bộ số cây đã trồng, may quá, lúc này đã có người lên thu mua cây trở lại và bán được 20 triệu đồng. Bỏ ra vài triệu đồng làm căn bếp mới khang trang, còn lại anh cất dành tiếp tục trồng rừng. Đến lúc này thì lời vận động bà con cùng trồng rừng của anh mới có giá trị. Bà con hồ hởi bảo nhau: thằng Soa có rừng bạch đàn cho tiền rồi, có người mua nữa rồi! Thế nhưng bà con vẫn băn khoăn: lỡ sau ni lại không mua thì răng? Anh nghe bạn mách là trong tỉnh Quảng Trị có xây nhà máy chế biến gỗ rừng trồng nên anh đã quả quyết với dân bản: "Bà con cứ trồng, tui xin nhận mua hết cây, nếu không tui... bán nhà tui lấy tiền mua cây cho bà con!". Hứa... trớt quớt rứa mà anh "thắng": bà con nghe theo anh rầm rầm, cả bản Khe Dây có 23 hộ đều kéo nhau lên UBND xã xin nhận tổng cộng hơn 50ha đất đồi núi trọc quanh bản để trồng cây bạch đàn.

Ông Hồ Vân cũng nhận 2ha. Ông nói: "Nhà miềng trồng cây xong rồi. Nay rừng trồng của miềng đã có nhiều cây to gần bằng cái phích đựng nước sôi rồi. Người dân bản nhà mô cũng có cây rừng, biết trồng cái rừng lên xanh rồi". Ông cho biết thêm: "Năm vừa rồi nhiều nhà trong bản đã chặt cây đem bán thu được tiền. Mấy nhà dùng tiền bán cây lợp được cái mái tôn, mái ngói khỏi dột nước.

Vài năm nữa cây lên to lại bán nữa mua tivi, sắm cái xe máy rẻ rẻ đi chợ. Nhờ công của thằng Hồ Soa cả đó". Lạ nhất trong bản là chàng thanh niên 23 tuổi chưa lấy vợ Hồ Sao. Hồ Sao đã sớm nhận ra cái "lý" trồng rừng của Hồ Soa nên "nhanh chân" nhận luôn 2,5ha đất đồi rừng ngay bên cạnh khu đất của Hồ Soa. Hồ Sao trồng hàng vạn cây bạch đàn chỉ sau Hồ Soa một năm, đã bán một lứa cây đầu, thu gần bốn triệu đồng lận lưng. Tôi nói chọc anh: không có vợ thì mần chi cho cực? Hồ Sao cười: "Tìm ra tiền trước rồi lấy vợ mới hay. Có tiền sẽ mua đồ dựng cái nhà ở, lúc đó con gái nó mới... chạy theo liền chớ!".

Nay thì hơn 50ha đất đồi núi trọc quanh bản Khe Dây đã xanh tươi cây bạch đàn, keo lai, tràm hoa vàng. Hộ nào cũng có vườn rừng, có hy vọng thu tiền từ cây rừng trồng như Hồ Soa. Bà con không kéo nhau vô rừng tìm cái ăn nữa. Ai cũng cố khai hoang làm ruộng nước một vụ, có thêm hạt lúa, hạt ngô cho con cái ăn hằng ngày. Hằng ngày theo nhau lên trồng cây cho rừng, bảo vệ rừng, cả bản rất vui.

Hồ Soa là người vui nhất, vì cả bản đã cùng trồng được rừng cây. Anh nói: "Miềng trồng một cây, mỗi người dân bản trồng một cây, nhiều ngày trồng nhiều cây là thành được cái rừng!". Với mình, Hồ Soa không dừng lại ở 10ha rừng trồng đầu tiên, năm 2004 và 2005 anh nhận thêm 14 ha đất đồi trọc nữa. Vừa qua anh trồng xong bốn ha cây bạch đàn nữa, vậy là Hồ Soa đang có 14ha cây. Anh còn tìm giống cây dó trầm về và trồng được hơn 200 cây rồi. Anh bảo: "Sống ở rừng thì phải giàu nhờ cái rừng thôi. Vài năm nữa miềng bán được cả trăm triệu đồng từ cây bạch đàn đó, làm giàu được rồi!".

LAM GIANG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang